Mua bảo hiểm tài sản có được tính vào chi phí được trừ

haivtca Tác giả haivtca 19/07/2024 5 phút đọc

Các khoản chi mua bảo hiểm tài sản có được tính vào chi phí được trừ không?

Doanh nghiệp có rất nhiều các loại tài sản và có những tài sản cần mua bảo hiểm vật chất. Vậy chi phí mua bảo hiểm tài sản có được tính vào chi phí được trừ không?

1. Chính sách thuế

a. Thuế GTGT.

Thông tư 219/2013/TT-BTC tại Điều 14, Khoản 1 quy định nguyên tắc khấu trừ thuế GTGT đầu vào như sau:

“1.Thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT được khấu trừ toàn bộ, kể cả thuế GTGT đầu vào không được bồi thường của hàng hoá chịu thuế GTGT bị tổn thất.”

Căn cứ theo quy định trên, thuế GTGT đầu vào khi mua bảo hiểm tài sản sẽ được khấu trừ thuế GTGT. Đây là chi phí phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, chia sẻ rủi ro của doanh nghiệp cho những đơn vị bảo hiểm

b. Thuế TNDN

Thông tư 78/2014/TT-BTC tại Điều 6, Khoản 1 quy định các khoản chi được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế như sau:

“1.Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;

b) Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.

c) Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.

Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thực hiện theo quy định của các văn bản pháp luật về thuế giá trị gia tăng.”

Theo quy định trên, khi doanh nghiệp mua bảo hiểm cho tài sản phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, có đầy đủ hóa đơn, chứng từ và thanh toán cho người bán những hóa đơn trên 20 triệu đồng thì được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.

2. Hạch toán kế toán

- Chi phí mua bảo hiểm đã phát sinh và có liên quan đến một kỳ kế toán:

Nợ TK 623, 627, 641, 642

Nợ TK 1331

Có TK 111, 112, 331

- Chi phí mua bảo hiểm đã phát sinh nhưng có liên quan đến kết quả hoạt động SXKD của nhiều kỳ kế toán:

Nợ TK 242

Nợ TK 1331

Có TK 111, 112, 331

Định kỳ tiến hành phân bổ chi phí trả trước vào chi phí SXKD:

Nợ TK 623, 627, 641, 642

Có TK 242 - Chi phí trả trước.

haivtca
Tác giả haivtca Admin
Bài viết trước Một số lưu ý khi chuyển đổi phương pháp kê khai thuế

Một số lưu ý khi chuyển đổi phương pháp kê khai thuế

Bài viết tiếp theo

Tuyển dụng Trưởng phòng dịch vụ kế toán năm 2022

Tuyển dụng Trưởng phòng dịch vụ kế toán năm 2022
Viết bình luận
Thêm bình luận

Bài viết liên quan

Thông báo