Điểm mới Nghị định 132 năm 2020 về Giao dịch liên kết
Gần đây, chính phủ vừa ban hành Nghị định 132/2020/NĐ-CP về quản lý thuế đối với các doanh nghiệp có giủo dịch liên kết. Theo đó, Nghị định 132/2020/NĐ-CP ( Nghị định 132) thay thế Nghị định 20/2017/NĐ-CP và Nghị định 68/2020/NĐ-CP có một số điểm mới Nghị định 132 năm 2020 về giao dịch liên kết so với các Nghị định trước. Sau đây, Đại lý thuế Công Minh xin chia sẻ một số điểm mới.
Dưới đây, Tổng hợp 15 điểm mới Nghị định 132 năm 2020 về giao dịch liên kết chi tiết như sau:
#1. Chi phí lãi vay trong giao dịch liên kết
Nghị định 132/2020/NĐ-CP kế thừa về chi phí lãi vay khống chế ở Nghị định 68/2020/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 20/2020/NĐ-CP mà trong thực tế không có vướng mắc, chỉ sửa đổi và bổ sung những nội dung còn thiếu hoặc sửa đổi một số điều để đảm bảo rõ ràng, minh bạch;
Mức tăng này nhằm hoàn thiện khung khổ pháp lý đối với DN có giao dịch liên kết và đảm bảo tính thống nhất của hệ thống văn bản pháp luật, trong đó có Luật Quản lý thuế số 38, ngày 5/11/2020 Chính phủ đã ban hành Nghị định 132/2020/NĐ-CP quy định về quản lý thuế đối với DN có giao dịch liên kết trên cơ sở kế thừa những quy định tại Nghị định số 20/2017/NĐ-CP, Nghị định số 68/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Khoản 3 Điều 8 Nghị định 20/2017/NĐ-CP.
Đối với Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia của các công ty mẹ tối cao có doanh thu hợp nhất toàn cầu áp dụng theo ngưỡng chung trên thế giới là 750 triệu Euro (tương đương khoảng 18.000 tỷ đồng) đã được các nước thành viên BEPS thống nhất áp dụng trong chính sách quản lý nội địa và hướng tới cơ chế trao đổi thông tin tự động trong giai đoạn 2019 – 2020. Từ góc độ hội nhập thuế quốc tế, Chính phủ đã sửa đổi, bổ sung quy định về kê khai Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia phù hợp cam kết quốc tế tại các Diễn đàn BEPS mà Việt Nam là thành viên.
Cụ thể, đối với quy định về khống chế chi phí lãi vay, ngày 24/6/2020 Chính phủ đã ban hành Nghị định 68/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 8 Nghị định 20 để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp theo hướng nâng mức khống chế chi phí lãi vay từ 20% lên 30%; cho phép khống chế chi phí lãi vay sau khi đã trừ lãi tiền gửi, tiền vay và mở rộng đối tượng được miễn áp dụng quy định khống chế. Như vậy, quy định về khống chế lãi vay được trừ theo Nghị định 68 đã cơ bản khắc phục hạn chế của Nghị định 20.
>> Xem thêm cách tính chi phí lãi vay theo nghị định 132 năm 2020 tại đây!
#2. Phạm vị điều chỉnh của Nghị định 132
Ở Nghị đinh 132 quy định rõ các giao dịch bao gồm: mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, chuyển giao, chuyển nhượng hàng hóa, cung cấp dịch vụ; vay, cho vay, dịch vụ tài chính, đảm bảo tài chính và các công cụ tài chính khác; mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, chuyển giao, chuyển nhượng tài sản hữu hình, tài sản vô hình và thỏa thuận mua, bán, sử dụng chung nguồn lực như tài sản, vốn, lao động, chia sẻ chi phí giữa các bên có quan hệ liên kết mới thuộc phạm vi điều chỉnh của quan hệ liên kết.
#3. Các bên có quan hệ liên kết
Các bên có quan hệ liên kết theo Nghị đinh 132 được bổ sung thêm một khoản như sau:
DN có phát sinh các giao dịch nhượng, nhận chuyển nhượng vốn góp ít nhất 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp trong kỳ tính thuế; vay, cho vay ít nhất 10% vốn góp của chủ sở hữu tại thời điểm phát sinh giao dịch trong kỳ tính thuế với cá nhân điều hành, kiểm soát DN hoặc với cá nhân thuộc trong một các mối quan hệ liên kết theo quy định tại điểm g khoản 2 điều 5 của Nghị định 132.
#4. Gia tăng đối tượng miễn khống chế chi phí lãi vay theo nghị định 132
Bổ sung thêm với đối tượng được miễn khống chế là:
- Các khoản vay vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vay ưu đãi của Chính phủ thực hiện theo phương thức Chính phủ đi vay nước ngoài cho các doanh nghiệp vay lại;
- Khoản vay thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia (chương trình nông thôn mới và giảm nghèo bền vững);
- Khoản vay đầu tư chương trình, dự án thực hiện chính sách phúc lợi xã hội của Nhà nước (nhà ở tái định cư, nhà ở công nhân, sinh viên, nhà ở xã hội và dự án phúc lợi công cộng khác);
#5. Kế thừa việc chuyển chi phí lãi vay không được trừ ở Nghị định 68
So với Nghị định 20 thì Nghị định 132 cho phép lãi vay vượt định mức khống chế 30% được kết chuyển sang các năm sau và thời gian kết chuyển không quá 05 năm. Đó là sản phẩm kế thừa của Nghị định 68/2020/NĐ-CP
#6. Khoảng giá trị giao dịch động lập chuẩn
Với Nghị định 20 khoảng giá trị giao dịch độc lập chuẩn là từ tứ phân vị thứ nhất đến tứ phân vị thứ ba, tương đương với bách phân vị thứ 25 đến bách phân vị thứ 75. Với nghị định 132 thì khoảng giá trị giao dịch độc lập chuẩn là tập hợp các giá trị từ bách phân vị thứ 35 đến bách phân vị thứ 75.
>> Xem thêm hướng dẫn xác định khoảng giao dịch độc lập chuẩn tại đây nhé!
#7. Đối tượng được miễn lập hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết
Nghị định 132/2020/NĐ-CP kế thừa nghị định 20/2020/NĐ-CP và bổ sung thêm một đối tượng khi thỏa mãn đồng thời 03 điểm:
- Chỉ phát sinh giao dịch với các bên liên kết là đối tượng nộp thuếTNDN tại Việt Nam
- Áp dụng cùng mức thuế suất thuế TNDN với NNT (người nộp thuế);
- và Không bên nào được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp trong kỳ tính thuế.
#8. Việc lập và nộp báo cáo lợi nhuận liên quốc gia
a. Công ty mẹ ở Việt Nam
Nếu có doanh thu hợp nhất toàn cầu trong kỳ tính thuế từ mười tám nghìn tỷ đồng trở lên thì:
- Có trách nhiệm lập Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia
- Nộp Báo cáo cho CQT chậm nhất là 12 tháng sau ngày kết thúc năm tài chính của Công ty mẹ tối cao. Nghị định 20 không (chưa) quy định khoản này.
b. Công ty mẹ tối cao tại nước ngoài
Không bắt buộc phải nộp cho CQT Việt Nam trong TH CQT Việt Nam có thể nhận được báo cáo lợi nhuận liên quốc gia thông qua cơ chế trao đổi thông tin tự động (“AEOI”)
>> Xem thêm so sánh nghị định 20 và nghị định 132 chi tiết tại đây!
Với những nội dung trên chúng tôi đã chia sẻ những điểm mới của Nghị định 132 năm 2020 về quản lý thuế đối với DN có giao dịch liên kết, nếu các bạn có vướng mắc hay cần hỗ trợ có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ. Nếu cần sửa dụng dịch vụ chuyển giá các bạn hay gọi cho Công Minh. Cảm ơn các bạn, chúc các bạn thành công!