Những công việc cần thực hiện khi thành lập doanh nghiệp mới nhất
Đến nay, Việc thành lập một doanh nghiệp để hoạt động sản xuất kinh doanh không hề khó, nhưng để có thể duy trì và hoạt động tốt cho doanh nghiệp đó trong giao đoạn đầu với mức chi phí tối thiếu thì quả là một việc khó đối với các bạn kế toán, hay chủ doanh nghiệp không chuyên về kế toán hay thuế. Sau đây, Đại lý thuê Công Minh xin được điểm qua những công việc cần thực hiện khi thành lập doanh nghiệp mới nhất.
Những công việc cần thực hiện khi thành lập doanh nghiệp mới nhất
Khi doanh nghiệp cầm trên tay Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, phải thực hiện ngay các quy định của Pháp Luật sau khi thành lập như: làm con dấu, đăng bố cáo thành lập, lập sổ sách kế toán, kê khai thuế ban đầu… Chắc hẳn bạn đang thắc mắc việc này sẽ làm như thế nào? trình tự ra sao? Vậy hãy tham khảo nội dung bài viết dưới đây của của chúng tôi.
I. TRÌNH TỰ CÔNG VIỆC DOANH NGHIỆP CẦN LÀM SAU KHI CÓ GPKD: Kiểm tra nội dung Giấy Phép Kinh Doanh (GPKD), nếu chưa chính xác, Doanh nghiêp có quyền gửi thông báo yêu cầu cơ quan Đăng ký kinh doanh (ĐKKD) hiệu đính lại cho phù hợp với hồ sơ Đăng ký mà Doanh nghiệp đã nộp.- Làm con dấu tại Công an TP;
- Đăng bố cáo thành lập DN trên báo viết hoặc báo điện tử 03 số liên tiếp;
- Treo bảng tại trụ sở công ty;
- Lập hồ sơ khai thuế ban đầu và nộp thuế môn bài cho cơ quan thuế nơi DN đặt trụ sở chính;
- Thông báo thời gian mở cửa tại trụ sở chính với Cơ quan ĐKKD;
- Đăng ký mẫu 06 - (nếu muốn thay đối phương pháp tính thuế GTGT); (Xem tra cứu phương pháp tính thuế GTGT cho doanh nghiệp mới thành lập tại đây);
- Đăng ký Mẫu tờ khai đăng ký thuế (Mẫu 08-MST) - (Ban hành kèm theo Thông tư số 156/
2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính); - Chuận bị thủ tục in hóa đơn bao gồm: Đơn xin đề nghị in hóa đơn kèm theo TT39/2014/TT-BTC, Bản cam kết sử dụng hóa đơn;
- Chọn nhà in, thực hiện hợp đồng in, Đăt in hóa đơn;
- Lập sổ đăng ký thành viên/cổ đông, chứng nhận góp vốn theo quy định tại Điều 28, Điều 60 – Luật DN 2005 và thông báo bằng văn bản cho cơ quan ĐKKD trong thời hạn 15 ngày;
- Lập sổ sách kế toán cho doanh nghiệp.
Những điều cần biết sau khi thành lập công ty (Hình mình họa)
II. TÌM HIỂU VỀ THUẾ
Giai đoạn sau khi nhận GPKD tại Sở Kế Hoạch, phần lớn cơ quan tiếp theo DN sẽ làm việc chính là Cơ quan quản lý Thuế tại nơi đặt trụ sở công ty. Có rất nhiều loại thuế mà DN phải hoàn thành trong một năm, để giúp DN nắm vững và tránh rủi ro đáng tiếc khi thực hiện nghĩa vụ thuế, Đại lý thuế Công Minh sẽ tư vấn một cách ngắn gọn về từng loại như sau:
1. Thuế môn bài:
a. Nộp tờ khai thuế môn bài
- Khai thuế môn bài một lần khi người nộp thuế mới ra hoạt động sản xuất kinh doanh chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng hoạt động sản xuất kinh doanh;
- Trường hợp người nộp thuế mới thành lập, chưa hoạt động sản xuất kinh doanh thì phải kê khai thuế môn bài chậm nhất là sau 30 ngày kể từ ngày đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế hoặc ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
- Đối với người nộp thuế đang hoạt động sản xuất kinh doanh đã khai thuế môn bài thì không phải nộp hồ sơ khai thuế môn bài cho các năm tiếp theo:
+ Nếu không thay đổi các yếu tố liên quan đến căn cứ tính thuế làm thay đổi mức thuế môn bài phải nộp;
- Trường hợp nếu thay đổi các yếu tố liên quan đến căn cứ tính thuế làm thay đổi mức thuế môn bài của năm tiếp theo, thì phải nộp hồ sơ khai thuế môn bài cho năm tiếp theo, thời hạn khai thuế môn bài chậm nhất là ngày 31/12 năm đó.
Hồ sơ khai thuế môn bài: Tờ khai thuế môn bài mẫu 01/MBAI ban hành cùng thông tư số 156/2013/TT-BTC của bộ tài chính. Xem chi tiết: Mẫu tờ khai thuế môn bài tại đây
Nộp thuế: Nộp 1 năm/lần. Nộp trong vòng 10 ngày hoặc ngày cuối cùng của tháng sau khi có GPKD và đã hoàn tất thủ tục khai thuế.
Những năm tiếp theo:
- Khai Thuế môn bài chậm nhất vào ngày 30/01 nếu trường hợp doanh nghiệp có sự thay đổi về vốn góp;
- Không phải khai tờ khai thuế môn bài nếu doanh nghiệp không có sự thay đổi về vốn góp kinh doanh;
Bậc thuế môn bài được quy định như sau:
Bài viết chi tiết: Hướng dẫn khai và nộp thuế môn bài cho năm 2015 2.Thuế GTGT:- Đối với doanh nghiệp mới thành lập kê khai theo Quý (được áp dụng theo TT151/2014/TT-BTC của Bộ tài chính)
3. Thuế TNDN: Quyết toán thuế cuối năm.
Quyết toán thuế cuối năm: 1 năm/lần vào cuối năm.
Hồ sơ: Tờ khai tự quyết toán Thuế TNDN
Nộp thuế: Khi quyết toán nếu số thuế TNDN nộp chưa đủ, DN phải nộp trong thời hạn 10 ngày tính từ ngày nộp quyết toán năm. Nếu doanh nghiệp không thực hiện đúng về việc khai thuế và nộp thuế, thì sẽ bị xử phạt theo quy định của Pháp Luật. Vì vậy xin quý doanh nghiệp chú ý và hoàn thành đúng nghĩa vụ của mình.
4. Thuế TNCN
Kê khai theo tháng: Trường hợp doanh nghiệp phát sinh thuế TNCN phải nộp tháng 1 với số tiền thuế trên 50 tr
Kê khai theo quý: Trường hợp doanh nghiệp có phát sinh tiền thuế phải nộp nhưng không thuộc trường hợp 1
Không phải kê khai: trong trường hợp doanh nghiệp không có phát sinh thuế TNCN phải nộp
Quyết toán năm: bắt buộc đối với tất cả các tổ chức có phát sinh chi trả tiền lương
5. Các loại thuế khác
Trên đây là 4 loại thuế cơ bản mà bắt buộc tất cả các doanh nghiệp đều phải kê khai và nộp thuế, ngoài ra còn có các loại thuế khác như: Thuế tài nguyên, thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt … áp dụng cho từng doanh nghiệp có phát sinh.
6. Báo cáo TC năm hạn nộp vào ngày 90 khi kết thúc kỳ kế toán
III. HOÀN THIỆN SỔ SÁCH KẾ TOÁN
Song song với việc bạn phải kê khai thuế hàng tháng, quý. Hàng tháng bạn phải cập nhật dữ liệu các nghiệp vụ phát sinh vào sổ sách kế toán.
Cuối năm phải hoàn thành và in hệ thống sổ sách kế (theo Quyết định số 48 hoặc QĐ 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ Tài chính)
ĐẠI LÝ THUẾ CÔNG MINH với khẩu hiệu giá trị của niềm tin luôn luôn cam kết mang đến cho doanh nghiệp thông tin chính xác nhất và sẽ giúp bạn hoàn tất các thủ tục một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.
Các bài viết liên quan: Thành lập doanh nghiệp, thay đổi giấy phép đăng ký kinh doanh, đăng ký tạm ngừng hoạt động, giải thể doanh nghiệp.