Xứ lý đối với hàng hóa, dịch vụ không bắt buộc phải lập hóa đơn
Trên thực tế, có nhiều trường hợp bán hàng hóa cũng không phải lập hóa đơn cũng như một số hàng hóa không bắt buộc sử dụng hóa đơn. Vậy xứ lý đối với hàng hóa, dịch vụ không bắt buộc phải lập hóa đơn như thế nào
Không phải trường hợp bán hàng hoá nào cũng phải lập hoá đơn ngay lập tức. Những trường hợp bán hàng hoá có giá trị thanh toán dưới 200.000đ mà người mua không lấy hoá đơn, hoặc những trường hợp giá trị thanh toán cao hơn 200.000đ nhưng người mua không lấy hoá đơn, Thông tư 39/2014/TT-BTC quy định đối với những trường hợp sau thì khi bán hàng hóa, dịch vụ không bắt buộc phải lập hóa đơn như sau:
- Bán hàng hóa, dịch vụ có tổng giá thanh toán dưới 200.000 đồng mỗi lần thì không phải lập hóa đơn, nhưng nếu người mua yêu cầu lập hóa đơn thì vẫn phải lập hóa đơn và giao cho người mua.
- Khi bán hàng hóa, dịch vụ không phải lập hóa đơn thì người bán phải lập Bảng kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ. Bảng kê phải có tên, mã số thuế và địa chỉ của người bán, tên hàng hóa, dịch vụ, giá trị hàng hóa, dịch vụ bán ra, ngày lập, tên và chữ ký người lập Bảng kê.
Trường hợp người bán nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thì Bảng kê bán lẻ phải có tiêu thức “thuế suất giá trị gia tăng” và “tiền thuế giá trị gia tăng”. Hàng hóa, dịch vụ bán ra ghi trên Bảng kê theo thứ tự bán hàng trong ngày.
- Cuối mỗi ngày, cơ sở kinh doanh lập một hóa đơn giá trị gia tăng hoặc hóa đơn bán hàng ghi số tiền bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trong ngày thể hiện trên dòng tổng cộng của bảng kê, ký tên và giữ liên giao cho người mua, các liên khác luân chuyển theo quy định. Tiêu thức “Tên, địa chỉ người mua” trên hóa đơn này ghi là “bán lẻ không giao hóa đơn”.