Thủ tục lập văn phòng đại diện như thế nào
Thành lập văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo uỷ quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó. Đại lý thuế Công Minh xin giới thiệu một số điều cần biết về thủ tục lập văn phòng đại diện
Thủ tục lập văn phòng đại diện
Tổ chức và hoạt động của văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật. Như vậy Văn phòng đại diện không được trực tiếp kinh doanh, không được ký kết các hợp đồng kinh tế với dấu của Văn phòng đại diện, nhưng vẫn ký kết hợp đồng theo sự uỷ quyền của Doanh nghiệp đã mở Văn phòng đại diện đó sẽ đóng dấu doanh nghiệp.
Để mở rộng mạng lưới kinh doanh sau thi thành lập công ty TNHH, công ty cổ phần các doanh nghiệp thường có xu hướng lập văn phòng đại diện ở các tỉnh, thành phố mà họ muốn mở rộng kinh doanh. Nắm bắt tình hình đó bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn tìm hiểu về hồ sơ thành lập văn phòng đại diện của các loại hình công ty
Hồ sơ lập văn học đại diện sau khi thành lập công ty Cổ phần:
- Thông báo theo mẫu quy định về việc thành lập văn phòng đại diện.
- Những quyết định về việc thành lập văn phòng đại diện bằng văn bản của hội đồng quản trị.
- Biên bản họp của hội đồng quản trị về việc thành lập văn phòng đại diện.
- Quyết định bằng văn bản về người được bổ nhiệm đứng đầu văn phòng đại diện.
- Các bản sao những giấy tờ cá nhân hợp lệ của người đứng đầu văn phòng đại diện được bổ nhiệm.
- Bản sao chứng chỉ nghề của người đứng đầu văn phòng đại diện hoạt động trong giấy phép kinh doanh đã đăng ký.
Hồ sơ thành lập đại diện văn phòng công ty TNHH 1 thành viên:
- Thông báo về việc lập văn phòng đại diện.
- Quyết định bằng văn bản về lập văn phòng đại diện của chủ sở hữu.
- Bản sao theo mẫu về quyết định người bổ nhiệm đứng đầu văn phòng.
- Các giấy tờ hợp lệ (bản sao) của người đứng đầu văn phòng đại diện.
- Bản sao chứng chỉ ngành nghề của người đứng đầu văn phòng đại diện.
Hồ sơ thành lâp văn phòng đại diện công ty TNHH 2 thành viên trở lên:
- Thông báo về việc lập văn phòng đại diện.
- Quyết định bằng văn bản về lập văn phòng đại diện của hội đồng thành viên.
- Biên bản họp của hội đồng thành viên.
- Quyết định bổ nhiệm người đứng đầu văn phòng đại diện.
- Những giấy tờ cá nhân có liên quan tới người đứng đầu văn phòng đại diện của công ty TNHH 2 thành viên trở lên.
- Bản sao các chứng chỉ ngành nghề đối với ngành nghề có điều kiện của người đứng đầu văn phòng đại diện.
Lưu ý:
Tất cả các loại hình doanh nghiệp khi muốn làm hồ sơ thành lập doanh nghiệp nhìn chung đều có đặc điểm giống nhau là biên bản họp, quyết định bổ nhiệm và thông báo về việc thành lập văn phòng đại diện. Điểm khác nhau của các loại hình khi thành lập văn phòng đại diện là những giấy tờ quyết định này do người đứng đầu của từng loại hình doanh nghiệp ký. Khi thành lập văn phòng đại diện bạn không cần phải thay đổi giấy phép kinh doanh của công ty.
Từ khóa: Văn phòng đại diện, lập văn phòng đại diện, điều kiện lập văn phòng đại diện