7 Điều khi thay đổi đăng ký kinh doanh cần biết
Mỗi doanh nghiệp trong quá trình hoạt động luôn đứng trước việc thay đổi đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, trong quá trình thay đổi, có một số điều mà chủ doanh nghiệp cần phải lưu ý để không giảm bớt những thủ tục và cũng như thời gian của doanh nghiệp. Đại lý thuế Công Minh xin giới thiệu 7 Điều khi thay đổi đăng ký kinh doanh cần biết:
1. Tên Doanh nghiệp
Việc thay đổi tên doanh nghiệp trên thực tế xuất phát từ nhu cầu thực tế khi muốn thương hiệu trở nên ý nghĩa và thiết thực hơn trong quá trình kinh doanh. Tuy nhiên việc thay đổi tên đối khi cũng làm phát sinh những thủ tục như sau:
- Doanh nghiệp thay đổi con dấu
- Nội dung tên công ty trên hóa đơn thay đổi
- Các giấy tờ chứng từ ngân hàng cũng cần phải điều chỉnh theo
Ngoài ra, trong quá trình đặt tên mới, doanh nghiệp cần phải thực hiện và tuân theo những quy định đặt tên doanh nghiệp do Luật doanh nghiệp quy đinh. Mời các bạn tham khảo thêm tại: Quy định về cách đặt tên khi thành lập công ty
2. Địa chỉ trụ sở chính doanh nghiệp
Việc thay đổi địa chỉ là nhu cầu giúp cho quá trình hoạt động của doanh nghiệp có thể trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn đi lại, đồng thời về kế toán doanh nghiệp, công ty cũng phần nào được được hợp lý các chi phí tại địa điểm mới. Tuy nhiên, việc thay đổi trụ sở chính cần lưu ý như sau:
Đối với thay đổi địa chỉ cùng quận: Thay đổi nội dung trên hóa đơn của doanh nghiệp
Đối với thay đổi địa chỉ khác quận:
- Thay đổi con dấu doanh nghiệp.
- Thay đổi nội dung ghi trên hóa đơn.
- Thay đổi cơ quan thuế quản lý
3. Ngành nghề kinh doanh
Do nhu cầu mở rộng hay thu hẹp lĩnh vực kinh doanh mà doanh nghiệp có thể bổ sung hay cắt giảm ngành nghề kinh tế trên giấy phép kinh doanh, do vậy doanh nghiệp cần biết được ngành nghề kinh doanh nào phù hợp với quy định pháp luật hiện hành, ngành nghề nào là ngành kinh doanh có điều kiện và không có điều kiện để tiến hành thủ tục đăng ký theo đúng trình tự pháp luật và nhu cầu thực tế của doanh nghiệp.
Đối với các ngành nghề kinh doanh, sẽ có một số ngành nghề yêu cầu về điều kiện hành nghề cũng như một số ngành nghề yêu cầu nguồn vốn điều lệ của doanh nghiệp
Mời các bạn tham khảo thêm: Quy định về ngành nghề kinh doanh khi thành lập công ty
4. Vốn điều lệ
Đây là vấn đề rất nhạy cảm trong quá trình thay đổi đăng ký kinh doanh. Việc tăng hay giảm thì doanh nghiệp cần phải nắm rõ ràng ngành nghề của bên mình như nào, mức vốn điều lệ quy định là bao nhiêu và tại sao doanh nghiệp cần thực hiện tăng hay giảm vốn. Trên thực tế, việc tăng vốn điều lệ dễ dàng hơn so với việc giảm vốn điều lệ. Cho nên doanh nghiệp cần cân nhắc thật kỹ trước khi thực hiện thay đổi
Mời các bạn tham khảo thêm: Quy định về vốn điều lệ khi thành lập công ty
5. Cơ cấu vốn góp, cơ cấu thành viên
Việc thay đổi cơ cấu góp vốn là việc thường diễn ra trong doanh nghiệp khi có sự thay đổi về tỷ lệ vốn giữa các thành viên hay việc mua bán cổ phần trong doanh nghiệp. Việc thay đổi vốn trong các doanh nghiệp phải đảm bảo số vốn tối thiểu hoặc tỷ lệ vốn để trở thành người đại diện trong doanh nghiệp.
Mời các bạn tham khảo thêm: Quy định về góp vốn và cơ cấu góp vốn khi thành lập công ty
6. Thay đổi thông tin thành viên
Việc thay đổi thông tin thành viên như một việc dùng để cập nhật lại để cho thuận tiện việc giao dịch của cá nhân nhân với các khách hàng, ngân hàng, cơ quan nhà nước
7. Loại hình doanh nghiệp
Với mỗi loại hình doanh nghiệp khác nhau sẽ có những ưu điểm và nhược điểm trong cách thức hoạt động của doanh nghiệp: doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty TNHH, công ty hợp danh. Để có thể hiểu rõ hơn từng loại hình, mời các bạn xem thêm tại Lựa chọn loại hình doanh nghiệp khi thành lập công ty
Mời các bạn tham khảo thêm một số dịch vụ khác của chúng tôi