Sửa đổi, bổ sung đầy đủ, toàn diện Luật Kế toán
Sau hơn 10 năm thi hành, Luật Kế toán đã bộc lộ những bất cập, tồn tại, hạn chế. Do đó, việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kế toán lần này cần đảm bảo sửa đổi, bổ sung một cách đầy đủ, toàn diện, hội nhập quốc tế và phù họp với thực tế phát triển của đất nước. Đây là yêu cầu được ủy ban Thường vụ Quốc hội đặt ra khi cho ý kiến về Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kế toán tại phiên họp thứ 36, diễn ra chiều ngày 10/3.
Đảm bảo hội nhập quốc tế
Trình bày tờ trình về Dự án Luật, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho rằng, việc bổ sung, sửa đổi một số điều của Luật Ke toán là hết sức cần thiết, nhằm tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp luật về kế toán, đặc biệt là về nguyên tắc kế toán, chế độ kế toán, chuẩn mực kế toán. Qua đó nâng cao trách nhiệm của các cơ quan trong việc tuân thủ quy định pháp luật về tài chính, kế toán nhằm tạo điều kiện cho kế toán thật sự trở thành một công cụ trong việc quản lý tài chính của DN, các đơn vị tài chính kế toán cũng như công cụ quản lý, giám sát của Nhà nước...
Báo cáo thẩm tra sơ bộ Dự thảo Luật của Ủy ban Tài chính - Ngân sách cơ bản thống nhất với tờ trình của Bộ Tài chính về sự cần thiết phải sửa đổi, bổ sung Luật Kế toán. Tuy nhiên, cơ quan thẩm tra cho rằng phạm vi sửa đổi Luật mới chỉ dừng ở mức độ sửa đổi, bổ sung 21/64 điều của Luật Kế toán hiện hành là chưa toàn diện. Chủ nhiệm ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội Phùng Quốc Hiển đề nghị, Chính phủ cần tổng kết, đánh giá sâu hơn về quá trình thực thi Luật Kế toán, đề xuất các nội dung sửa đổi căn bản, toàn diện hơn, xác định đầy đủ các nội dung chưa được quy định ở Luật hiện hành để có quy định bao quát các vấn đề phát sinh trong thực tiễn liên quan đến công tác kế toán, bảo đảm tính ổn định lâu dài của Luật. Bên cạnh đó, nhiều quy định chưa bảo đảm tính cụ thể, một số nội dung liên quan đến công tác kế toán, trong đó có những vấn đề quan trọng được quy định tại các văn bản dưới Luật. Vì vậy, cần phải rà soát, luật hóa tối đa những vấn đề đang được quy định ở văn bản dưới Luật, bảo đảm tính cụ thể, chi tiết, tạo thuận lợi cho quá trình thực hiện.
Góp ý vào Dự thảo Luật, Chủ nhiệm ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu đặt vấn đề: Nếu Luật chỉ sửa đổi một số điều thì liệu có khắc phục được tình trạng chuyển giá, tránh nộp thuế đối với các DN có vốn nước ngoài hay không? Từ đó, ông Giàu bày tỏ đồng tình với cơ quan thẩm tra đề nghị Chính phủ cần tổng kết, đánh giá sâu hơn về quá trình thực thi Luật, đề xuất các nội dung sửa đổi căn bản, toàn diện hon.
Chủ nhiệm ủy ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường Phan Xuân Dũng nhấn mạnh, đây là một Luật rất quan trọng và có ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của đất nước. Vì vậy, Ban soạn thảo cần có sự nghiên cứu, rà soát kỹ lưỡng hơn nữa trước khi đưa Dự án Luật ra trình Quốc hội. “Luật này đã tồn tại hơn 10 năm, giờ phải sửa đổi toàn diện chứ không phải chỉ sửa có vài điều. Chúng ta tự hào là nước hội nhập sâu, rộng nhưng hiện nay các nước trên thế giới đã theo chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế, chỉ còn lại 8 nước còn báo cáo tài chính quốc gia, trong đó có Việt Nam Do đó, phải sửa đổi toàn diện Luật này để những quy định về kế toán hội nhập với quốc tế” - ông Phan Xuân Dũng nói.
Phó Chủ tịch Quốc hộ Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghi những gì chúng ta chưa tiệm cận được với quốc tế thì phải đưa vào Luật để đạt chuẩn mực quốc tế. Hơn nữa, hệ thống pháp luật về kinh tế là phải cụ thể, chính xác và phải thống nhất với hệ thống pháp luật kinh tế nói chung vừa được Quốc hội thông qua.
Chú trọng kiểm toán nội bộ
Với quan điểm, một nền tài chính có trong sáng, minh bạch hay không đều nhìn vào số liệu kế toán, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đánh giá: Tình hình đã thay đổi nhiều mà Dự thảo Luật đề xuất sửa đổi quá ít, chưa có nhiều đổi mới, chưa kịp với tình hình. “Thời gian qua kể toán có nhiều tồn tại, quản lý tài chính quốc gia, ngân sách còn thất thoát nhiều trong khi chúng ta có kế toán, kiểm toán, thanh tra. Vậy Luật này phải làm sao đế góp phần đấu tranh chống lãng phí, thất thoát, tham những, gian lận và góp phần tăng cường hội nhập quốc tế” - Chủ tịch Quốc hội nói.
Khẳng định Luật Kế toán là công cụ để kiểm soát tài chính quốc gia, Chủ tịch Quốc hội cho rằng, vấn đề đầu tiên trong hệ thống kế toán là kiểm toán nội bộ, nghĩa là các cơ quan, DN phải tự mình kiểm soát được tài chính của mình. “Luật Kiểm toán Nhà nước hiện nay không quy định gì về kiểm toán nội bộ, Luật Kiểm toán độc lập cũng chưa có kiểm toán nội bộ, trong khi công cụ kiểm toán nội bộ là quan trọng nhất. Do đó, phải bổ sung nội dung này vào Luật Kế toán. Vấn đề nữa là công tác thanh tra, kiểm soát kế toán, rồi vai trò của kế toán trưởng... Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.
Trên cơ sở tiếp thu các ý kiến đóng góp, ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Ban soạn thảo cần khẩn trương tiến hành rà soát, hoàn thiện Dự án Luật theo hướng sửa đổi căn bản, toàn diện để kịp trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại kỳ họp thứ 9 và thông qua tại kỳ họp thứ 10.
Nguồn: VACPA