NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA THÔNG TƯ 200/2014/TT-BTC
NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA THÔNG TƯ 200/2014/TT-BTC VÀ THÔNG TƯ SỐ 202/2014/TT-BTC NGÀY 22/12/2014 CỦA BỘ TÀI CHÍNH
Ngày 22/12/2014, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 200/2014/TT-BTC và Thông tư 202/2014/TT-BTC hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp và hướng dẫn phương pháp lập và trình bày BCTC hợp nhất. Các thông tư nói trên gồm nhiều nội dụng chi tiết cần phải đọc và nghiên cứu trong thời gian dài. Để thuận tiện cho bạn đọc và học viên, BBT xin giới thiệu “những điểm mới” của 2 Thông tư trên (Theo Tạp chí Thuế Nhà nước).
Khắc phục những điểm còn chưa phù hợp với thực tiện của chế độ kế toán Doanh nghiệp theo QĐ 15/2006/QD-BTC so với Thông lệ và Chuẩn mực kế toán quốc tế. Để đáp ứng yêu cầu quản lý kinh tế trong giai đoạn mới, thúc đẩy môi trường đầu tư kinh doanh và hội nhập quốc tế, ngày 22/12/2014 Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 200/2014/TT-BTC hướng dẫn Chế độ kế toán DN thay thế QĐ15 và Thông tư 202/2014/TT-BTC.
- Nguyên tắc xây dựng Chế độ kế toán DN
- Phục vụ tối đa cho yêu cầu quản lý, bao quát được hoạt động của các lĩnh vực, có tính khả thi cao.
- Cập nhật tối đa các thông lệ quốc tế hiện hành, phù hợp với đặc điểm của Việt Nam, vì vậy CĐKT DN lần này có tính phù hợp với các thông lệ quốc tế cao.
- Xác định rõ các nguyên tắc có tính bắt buộc và những nội dung mang tính hướng dẫn.
- Tôn trọng bản chất của giao dịch kinh tế hơn là hình thức thể hiện.
- Tách biệt giữa kỹ thuật ghi sổ kế toán và yêu cầu lập trình bày BCTC.
- Đảm bảo tính rõ ràng, minh bạch, dễ hiểu và dễ làm, tiết kiệm chi phí kế toán.
- Nội dung mới trong CĐKT DN ban hành kèm theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014
2.1 Chứng từ kế toán
- Về CĐKT lần này chỉ quy định các nội dung mang tính nguyên tắc cơ bản về chế độ chứng từ kế toán. Những quy định đó mang tính chất chi tiết hóa một số quy định về chứng từ kế toán tại Luật Kế toán năm 2003 và Nghị định số 129/2004/NĐ-CP như: Hệ thống mẫu biểu chứng từ, lập và ký chứng từ kế toán, trình tự luân chuyển và kiểm tra chứng từ, dịch chứng từ kế toán ra tiếng Việt; sử dụng quản lý, in và phát hành biểu mẫu chứng từ kế toán.
- Về danh mục chứng từ và mẫu biểu chứng từ kế toán: Bộ Tài chính chỉ ban hành kèm theo Thông tư danh mục chứng từ mà không ban hành mẫu chứng từ kế toán cụ thể.
Các DN có thể mua sẵn mẫu biểu theo mẫu biểu Bộ Tài chính hướng dẫn hoặc tự thiết kế, tự in. Nếu DN tự thiết kế, tự in thì các mẫu phải đảm bảo các nội dung cần thiết chủ yếu của chứng từ quy định tại Điều 17 Luật Kế toán năm 2003.
2.2 Sổ kế toán
Tương tự như Chế độ chứng từ kế toán, Thông tư 200/20104/TT-BTC chỉ quy định các nguyên tắc vể sổ kế toán, gồm: Trách nhiệm của người giữ và ghi sổ kế toán; Mở, ghi sổ kế toán và chữ ký; Sửa chữa sổ kế toán và danh mục sổ kế toán (phụ lục số 04).
Theo tinh thần của Thông tư này, đối với việc thực hiện chế độ sổ kế toán có độ mở và linh hoạt cao.
Thứ nhất, không bắt buộc các DN phải áp dụng thống nhất một hình thức sổ kế toán cụ thể mà có thể vận dụng nhiều hình thức để việc ghi sổ được thuận tiện, rõ ràng, minh bạch.
Thứ hai, các mẫu sổ DN cũng có quyền vận dụng mẫu sổ kế toán do Bộ Tài chính hướng dẫn hoặc DN tự thiết kế, phù hợp với yêu cầu quản lý và đặc điểm hoạt động của DN mình.
2.3. Về tài khoản (TK) kế toán
2.3.1 Nguyên tắc thiết kế TK kế toán
a) Sắp xếp và tên gọi TK: Thực hiện theo nguyên tắc tôn trọng đối tượng quản lý hơn là phân biệt ngắn hạn và dài hạn; tôn trọng bản chất hơn là hình thức. b) Thiết kế lại các TK đầu tư tài chính trên cơ sở áp dụng các quy định của CMKT quốc tế số 39 vàIFRS09, 07, 02,... c) Các nội dung phản ánh của TK không bị ảnh hưởng các quy định của chính sách thuế mà tôn trọng quy định của CMKT để tối đa hoặc mục đích của kế toán là “Trung thực, hợp lý và minh bạch”. d) Tách biệt kỹ thuật hạch toán và kỹ thuật trình bày BCTC2.3.2 Nội dung đổi mới của tài khoản kế toán áp dụng cho các doanh nghiệp
a) Danh mục hệ thống tài khoản kế toánMột là, các loại tài khoản không đánh số ký hiệu mà gọi tên loại, như loại tài khoản tài sản (gồm tài khoản loại 1 và loại 2 của QĐ 15/2006/QĐ-BTC) loại tài khoản nợ phải trả, loại tài khoản vốn chủ sở hữu, loại tài khoản doanh thu,...
Hai là, bỏ toàn bộ tài khoản ngoài Bảng cân đối kế toán, các chỉ tiêu cần theo dõi ngoài BCĐKT trước đây do DN tự quyết định theo dõi trên sổ chi tiết mang tính quản trị của DN.
Ba là, các tài khoản không chia theo nhóm có tính chất ngắn hạn và dài hạn như trước đây.
Bốn là, các tài khoản có cùng nội dung, tính chất được ghép vào với nhau, như: ghép tài khoản 142 và 242 thành tài khoản 242 - Chi phí trả trước; tất cả các tài khoản dự phòng giảm giá, khó đòi được ghép vào thành 1 tài khoản là TK 229 - dự phòng tổn thất tài sản; ghép tài khoản 144 với TK244 thành tài khoản 244: “Cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cược, đổi tên và quy định lại các tài khoản đầu tư tài chính, tiến gần với các chuẩn mực kế toán quốc tế hơn, như:
Chứng khoán kinh doanh (TK 121).
Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (TK 128);
Ghép tài khoản 222 và 223 thành Tài khoản 222- Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết.
+ Loại tài khoản nợ phải trả ổn định hơn, chỉ có một sự thay đổi nhỏ đó là ghép các tài khoản có tính chất vay thành một tài khoản 341 - Vay và nợ thuế tài chính. Tài khoản này gồm nội dung của các tài khoản 311, 315, 342 và 341 cũ.
+ Loại tài khoản Vốn chủ sở hữu:
* Thay tên gọi TK 411- "Nguồn vốn kinh doanh” thành “Vốn đầu tư của chủ sở hữu”.
* Bỏ tài khoản 415 - Quỹ dự phòng tài chính vì trong cơ chế không trích lập quỹ này.
+ Loại tài khoản Doanh thu:
* Bỏ tài khoản 512 - Doanh thu nội bộ
* Ghép các tài khoản 521, 531 và 532 thành Tài khoản 521 - Các khoản giảm trừ doanh thu.
b) Nội dung mới của các tài khoản kế toán(1) Tài khoản vốn bằng tiền:
Các tài khoản vốn bằng tiên chỉ phản ánh vàng tiền tệ là vàng được sử dụng với chức năng cất trữ giá trị, không phản ánh các loại vàng có tính chất làm nguyên liệu, hàng hóa.
+ Ngoại tệ quy đổi ra VND: Bên nợ các tài khoản vốn bằng tiền phản ánh theo tỷ giá giao dịch thực tế.
Bên có các tài khoản vốn bằng tiền áp dụng tỷ giá ghi sổ bình quân gia quyền.
Cuối kỳ khi lập báo cáo tài chính, DN phải đánh giá lại số dư ngoại tệ và vàng tiên tệ theo nguyên tắc.
- Tỷ giá giao dịch thực tế áp dụng khi đánh giá lại số dư tiền mặt bằng ngoại tệ là tỷ giá mua ngoại tệ của ngân hàng thương mại nơi DN thường xuyên có giao dịch tại thời điểm lập báo cáo tài chính.
- Vàng tiền tệ được đánh giá lại theo giá mua trên thị trường trong nước. Kế toán ghi nhận đánh giá lại vàng tiền tệ
- Nếu lãi: Nợ TK 1113/có TK 515
- Nếu lỗ: Nợ TK 635/có TK 1113
Xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại cuối kỳ: phản ánh vào doanh thu tài chính (TK 515) hoặc chi phí tài chính (TK 635). Riêng đối với chênh lệch tỷ giá đánh giá lại cuối kỳ trước hoạt động của DN 100% vốn Nhà nước có các dự án trọng điểm được lũy kế trên TK 413. Khi DN hoạt động kinh doanh sẽ phân bổ vào doanh thu tài chính hoặc chi phí tài chính, ghi:
-Nếu lãi: Nợ TK 413/ Có TK 515
-Nếu lỗ: Nợ TK 635/Có TK 413
(2) Nhóm tài khoản đầu tư tài chính không xác định quyền kiểm soát.
Tài khoản: 121 -Chứng khoán kinh doanh. Tài khoản này phản ánh các chứng khoán DN đầu tư với mục đích mua vào bán ra để kiếm lời. Không phản ánh vào TK này các khoản đầu tư DN nắm giữ đến ngày đáo hạn. Tài khoản 121, có 3 tài khoản cấp 2:
- TK 1211 – Cổ phiếu
- TK 1212 – Trái phiếu
- TK 1218 - Chứng khoán và công cụ tài chính khác, như: Chứng chỉ quỹ, chứng chỉ tiền gửi tiết kiệm vô danh, quyền mua cổ phần, quyền chọn mua, bán, hợp đồng tương lai. Nội dung hạch toán bổ sung trường hợp hoán đổi cổ phiếu.
- Hoán đổi cổ phiếu có lãi, ghi:
Nợ TK 121 - Giá trị hợp lý cổ phiếu nhận về
Có TK 121 - Giá trị ghi số CP mang đi hoán đổi
Có TK 515 - Lãi do hoán đổi
- Hoán đổi cổ phiếu bị lỗ
Nợ TK 121 - Giá trị hợp lý cổ phiếu nhận về
Nợ TK 635 - Số lỗ
Có TK 121 - Giá trị ghi sổ CP mang đi hoán đổi
Đánh giá lại số dư các loại chứng khoán thỏa mãn định nghĩa các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ:
-Nếu lãi: Nợ TK 121/Có TK 431
-Nếu lỗ: Nợ TK 413/ Có TK 121
(3) Tài khoản 128 - Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn. Tài khoản này phản ánh các khoản đầu tư trái phiếu, cho vay, gửi tiền có kỳ hạn (không phải tiền gửi dùng để thanh toán) của DN.
Tài khoản này có 4 tài khoản cấp 2:
Tài khoản 1281 – Tiền gửi có kỳ hạn
Tài khoản 1282 - Trái phiếu
Tài khoản 1283 - Cho vay
Tài khoản 1288 - Các khoản đầu tư khác nắm giữ đến ngày đáo hạn.
Đối với các tài khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn chỉ được lập dự phòng phải thu khó đòi trường hợp đánh giá được tổn thất trong quá trình nắm giữ, nếu chưa lập dự phòng phải thu khó đòi, ghi:
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính
Có TK 128 - Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn.
(4) Các tài khoản phải thu và tạm ứng:
- Đối với các tài khoản này, nếu có các khoản phải thu bằng ngoại tệ, cuối kỳ chỉ phải đánh giá lại những khoản phải thu sẽ thu được bằng tiền trong tương lai mà không đánh giá lại các khoản sẽ thu bằng hiện vật trong tương lai (ghi sổ theo tỷ giá đích danh).
- Nhận ủy thác nhập khẩu - xuất khẩu được phản ánh vào tài khoản 138
a) Khi bên nhận ủy thác chi hộNợ TK 1388 - Phải thu khác;
Nợ TK 3388-Phải trả khác
Có TK 111, 112
b)Khi thanh toán bù trừNợ TK 338 - Phải trả khác
Có TK 138 - Phải thu khác
(5) Tài khoản 133 - Thuế GTGT được khấu trừ
- Thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ đang phản ánh trên TK 133 được tính vào giá vốn hàng bán.
Nợ TK 632 - Giá vốn
Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ
- Thuế GTGT của vật tư, hàng hóa, tài sản cố định mua vào bị tổn thất chưa xác định được nguyên nhân chờ xử lý, ghi:
Nợ TK 138 - Phải thu khác.
Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ
- Khi có quyết định xử lý, ghi:
Nợ các TK 111, 334 (nếu đền bù)
Nợ TK 632 (nếu được hạch toán vào chi phí)
Có TK 138 - Phải thu khác (1381)
Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ
(6) Tài khoản 155 - Thành phẩm, bổ sung nội dung. Thành phẩm bất động sản (TK 1557)
- Khi tập hợp chi phí đẩu tư bất động sản, ghi:
Nợ TK 154 - Chi phí SXKD dang dở dang Nợ TK 133 (nếu có)
Có các TK 111,112, 331,334
- Khi đầu tư xây dựng bất động sản hoàn thành Nợ TK 632 - Bán ngay
Nợ TK 155 - Chưa bán ngay
Có TK 154 - Chi phí SXKD dang dở dang
- Trường hợp trích trước chi phí để tạm tính giá vốn thành phẩm ghi:
+ Khi trích:
Nợ TK 632/ Có TK 335
+ Khi có đủ cơ sở hồ sơ tài liệu chứng minh chi phí đã phát sinh thực tế, ghi:
Nợ TK 335/Có TK 154
+ Khi toàn bộ dự án đầu tư bất động sản hoàn thành, quyết toán giảm số trích trước
Nợ TK 335 - Số trích trước
Có TK 632 - Số chênh lệch trích trước với số thực tế
Có TK 154 - Số chi phí thực tế phát sinh
(7) Nhóm đầu tư góp vốn xác định quyển kiểm soát Ngoài việc ghép tài khoản 222 và tài khoản 223 thành tài
khoản 222 – Đầu tư vào công ty liên doanh.
Kế toán ghi nhận theo thông tư 200/2014/TT-BTC phân biệt số trường hợp góp bổ nguồn vốn không đánh giá lại, ghi:
Nợ TK 221, 222
Có các TK 111,112
Thanh lý một phần vốn phải xác định theo giá trị hợp lý và ghi nhận lỗ (Nợ TK 635) hoặc lãi ghi (Có TK 515).
(8) Kế toán giao dịch hợp đồng hợp tác
- TT 200/2014/TT-BTC lần này quy định một (01) điểu riêng về việc hạch toán trường hợp: Hợp đồng hợp tác kinh doanh chia lợi nhuận sau thuế.
- Hoạt động hợp tác theo hình thức tài sản đồng kiểm soát.
(9) Tài khoản 333 - Thuế và các khoản phải nộp.
Tài khoản 3338 - Thuế BVMT và các loại thuế khác, phản ánh thuế BVMT và các loại thuế khác.
- Thuế nhập khẩu đối với hàng tạm nhập tái xuất
Nợ TK 138 - Phải thu khác
Có TK 3333 - Thuế xuất - nhập khẩu
- Thuế BVMT đối với hàng hóa khi bán, ghi:
Nợ TK 111,112,131
Có TK 511 - Doanh thu chưa có thuế Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33311)
Có TK 33381 - Thuế bảo vệ môi trường
- Thuế BVMT đối với hàng hóa, vật tư, mua vào, ghi:
Nợ TK 152, 156....
Có TK 33381 - Thuế bảo vệ môi trường
(10) Tài khoản 341 - Vay và nợ thuê tài chính, mở 2 tài khoản cấp 2:
Tài khoản 3411 - Các khoản đi vay -Tài khoản 3412 - Nợ thuê tài chính
(11) Tài khoản 343 - Trái phiếu phát hành
Tài khoản này ngoài nội dung phát hành trái phiếu theo mệnh giá, phụ trội, triết khấu trái phiếu còn phản ánh trái phiếu chuyển đổi. Trái phiếu chuyển đổi là trái phiếu có thể chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông của cùng một tổ chức phát hành.
(12) Các tài khoản doanh thu
- Bộ tài khoản 512 - Doanh thu bán hàng nội bộ. Bởi vậy, các giao dịch nội bộ không phát sinh tăng lợi ích không ghi nhận doanh thu mà ghi luôn vào chi phí.
Nợ TK 621,641,642, 241...
Có TK 154,155.
- Đối với các trường hợp bán hàng có khuyến mại, chia ra 2 trường hợp:
+ Bán hàng và khuyến mại chính mặt hàng đó, thì doanh thu của hàng bán chia đều cho cả hàng khuyến mại và giá gốc của hàng khuyến mại ghi vào giá vốn.
+ Bán hàng và khuyến mại 1 mặt hàng khác thì giá vốn của hàng khuyến mại ghi vào chi phí bán hàng, ghi: Nợ TK 641/Có TK 154, 155
2.4 Báo cáo tài chính
- Bổ sung, sửa đổi nhiều chỉ tiêu của BCĐKT; Bổ sung chỉ tiêu Lãi suy giảm trên cổ phiếu của BCKQKD; Bổ sung sửa đổi một số chỉ tiêu của BCLCTT.
- Đặc biệt nhất trong hệ thống BCTC là phần thuyết minh BCTC, xây dựng trên nguyên tắc minh bạch, công khai; Yêu cầu thuyết minh chi tiết về thông tin các bên liên quan đối với nhiều chỉ tiêu để góp phần chống chuyển giá; Thuyết minh về nợ xấu và nợ phải trả chậm thanh toán....
- Quy định kế toán và BCTC cho DN không đáp ứng giả định hoạt động liên tục theo hướng tái phân loại toàn bộ tài sản dài hạn thành ngắn hạn; Đánh giá lại toàn bộ nợ phải trả theo giá trị có thể thu hồi.
- Những nội dung đổi mới trong Thông tư 202/2014/TT- BTC Hướng dẫn BCTC hợp nhất
3.1 Bổ sung các quy định cụ thể về nguyên tắc lập BCTC hợp nhất, như: Nguyên tắc kế toán loại trừ khoản đẩu tư của công ty mẹ vào công ty con trong giao dịch hợp nhất kinh doanh đạt được quyền kiểm soát qua một lần mua:
+ Bổ sung việc ghi nhận chênh lệch giữa giá trị hợp lý (FV) và giá trị ghi sổ (NBV) trong tài sản thuần của công ty con; Ghi nhận thuế hoãn lại từ hợp nhất kinh doanh.
+ Xử lý lợi thế thương mại hoặc lãi từ giao dịch mua rẻ theo CMKTQT; Đánh giá lại giá trị khoản đẩu tư của công ty mẹ vào công ty con.
+ Xử lý chênh lệch giữa FV và NBV tài sản thuần của công ty con sau ngày mua.
+ Điều chỉnh các khoản chênh lệch do cổ phần hóa
Toàn văn
Nguồn: VACPA