Lập thang lương, bảng lương 2015

Thuế Công Minh Tác giả Thuế Công Minh 16/07/2024 18 phút đọc
Lập thang lương, bảng lương 2015, với các bạn kế toán mới bắt đầu công việc tại thời điểm này, Đại lý thuế Công Minh xin hướng dẫn các bạn chuẩn bị lập thang lương, bảng lương 2015

Cơ sở pháp lý để lập thang lương, bảng lương

+ Tại khoản 2, Điều 93 của Bộ Luật Lao Động Luật số: 10/2012/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2012 - Xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động

2. Khi xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở và công bố công khai tại nơi làm việc của người lao động trước khi thực hiện, đồng thời gửi cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện nơi đặt cơ sở sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động. + Theo quy định tại Nghị định 49/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 05 năm 2013 của Chính phủ : Quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tiền lương , nguyên tắc xây dựng thang bảng lương được xác định như sau:

1. Căn cứ vào tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, doanh nghiệp xây dựng và quyết định thang lương, bảng lương đối với lao động quản lý, lao động chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ và công nhân trực tiếp sản xuất, kinh doanh, phục vụ. 2. Bội số của thang lương là hệ số chênh lệch giữa mức lương của công việc hoặc chức danh có yêu cầu trình độ kỹ thuật cao nhất so với mức lương của công việc hoặc chức danh có yêu cầu trình độ kỹ thuật thấp nhất, số bậc của thang lương, bảng lương phụ thuộc vào độ phức tạp quản lý, cấp bậc công việc hoặc chức danh đòi hỏi. Khoảng cách chênh lệch giữa hai bậc lương liền kề phải bảo đảm khuyến khích người lao động nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ, tích lũy kinh nghiệm, phát triển tài năng nhưng ít nhất bằng 5%. 3. Mức lương thấp nhất (khởi điểm) của công việc hoặc chức danh trong thang lương, bảng lương do công ty xác định trên cơ sở mức độ phức tạp của công việc hoặc chức danh tương ứng với trình độ, kỹ năng, trách nhiệm, kinh nghiệm để thực hiện công việc hoặc chức danh, trong đó: a) Mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định; b) Mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề) phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định; c) Mức lương của công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%; công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.

+ Nghị định số 103/2014/NĐ-CP ngày 11/11/2014 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có thuê mướn lao động theo hợp đồng lao động (Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2015).

Đối tượng áp dụng gồm: Doanh nghiệp thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp (kể cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam không đăng ký lại hoặc chưa chuyển đổi theo quy định); hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động theo hợp đồng lao động; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam có thuê mướn lao động theo hợp đồng lao động (trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Nghị định này).

Điều 3. Mức lương tối thiểu vùng 1. Quy định mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với doanh nghiệp như sau: a) Mức 3.100.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I. b) Mức 2.750.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II. c) Mức 2.400.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III. d) Mức 2.150.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV.

Điều 5. Áp dụng mức lương tối thiểu vùng Mức lương tối thiểu vùng quy định tại Điều 3 Nghị định này là mức thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận và trả lương, trong đó mức lương trả cho người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường, bảo đảm đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận phải bảo đảm:

a) Không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động chưa qua đào tạo làm công việc giản đơn nhất; b) Cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động đã qua học nghề quy định tại Khoản 2 Điều này.

2. Người lao động đã qua học nghề, bao gồm: a) Người đã được cấp chứng chỉ nghề, bằng nghề, bằng trung học nghề theo quy định tại Nghị định số 90/CP ngày 24 tháng 11 năm 1993 của Chính phủ quy định cơ cấu khung của hệ thống giáo dục quốc dân, hệ thống văn bằng, chứng chỉ về giáo dục và đào tạo; b) Người đã được cấp chứng chỉ nghề, bằng nghề theo quy định tại Luật Giáo dục năm 1998, Luật Giáo dục năm 2005 và chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia theo quy định tại Luật Việc làm; c) Người đã được cấp chứng chỉ theo chương trình dạy nghề thường xuyên, chứng chỉ sơ cấp nghề, bằng tốt nghiệp trung cấp nghề, bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề hoặc đã hoàn thành chương trình học nghề theo hợp đồng học nghề quy định tại Luật Dạy nghề; d) Người đã được cấp văn bằng, chứng chỉ nghề của cơ sở đào tạo nước ngoài; e) Người đã được doanh nghiệp đào tạo nghề hoặc tự học nghề và được doanh nghiệp kiểm tra, bố trí làm công việc đòi hỏi phải qua đào tạo nghề. 3. Căn cứ vào mức lương tối thiểu vùng quy định tại Điều 3 Nghị định này và các nội dung thỏa thuận trong hợp đồng lao động với người lao động, thỏa ước lao động tập thể hoặc quy chế của doanh nghiệp, doanh nghiệp phối hợp với Ban chấp hành công đoàn cơ sở và người lao động để thỏa thuận, xác định mức điều chỉnh các mức lương trong thang lương, bảng lương, mức lương ghi trong hợp đồng lao động và mức lương trả cho người lao động cho phù hợp, bảo đảm các quy định của pháp luật lao động và tương quan hợp lý tiền lương giữa lao động chưa qua đào tạo với lao động đã qua đào tạo và lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao, giữa lao động mới tuyển dụng với lao động có thâm niên làm việc tại doanh nghiệp. 4. Khi thực hiện mức lương tối thiểu vùng quy định tại Nghị định này, doanh nghiệp không được xóa bỏ hoặc cắt giảm các chế độ tiền lương khi người lao động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, làm việc trong điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với các chức danh nghề nặng nhọc, độc hại và các chế độ khác theo quy định của pháp luật lao động. Các khoản phụ cấp, trợ cấp, tiền thưởng do doanh nghiệp quy định thì thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể hoặc trong quy chế của doanh nghiệp.

Tài liệu này được xây dựng,gồm có hai (02) + MẪU HỆ THỐNG THANG LƯƠNG, BẢNG LƯƠNG NĂM 2015 CÓ HỆ SỐ TIỀN LƯƠNG (Tập tin: thangluong2015.xls) + MẪU HỆ THỐNG THANG LƯƠNG, BẢNG LƯƠNG NĂM 2015 KHÔNG CÓ XÂY DỰNG HỆ SỐ TIỀN LƯƠNG, CHỈ TÍNH TRÊN MỨC LƯƠNG (Tập tin: thangluong2015_khong he so)

Hy vọng tài liệu này, sẽ giúp được cho các bạn căn bạn cách lập thang lương, bảng lương.

Giờ cùng nhau tham khảo MẪU HỆ THỐNG THANG LƯƠNG, BẢNG LƯƠNG NĂM 2015 CÓ HỆ SỐ TIỀN LƯƠNG (Tập tin: thangluong2015.xls)

Tập tin gồm có các sheet(s) các bạn tham khảo (Tập tin: thangluong2015.xls) 1.- Thông số (Khai báo các thông tin cần thiết cho đơn vị để các mẫu biểu đồng nhất) 2.- Cơ sở pháp lý để lập thang lương, bảng lương 2.1.- Nghị định 49/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều về tiền lương (Sheet - VBPL_ND49)

2.2.- Nghị định số 103/2014/NĐ-CP ngày 11/11/2014 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có thuê mướn lao động theo hợp đồng lao động.

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2015.

Nghị định số 182/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có thuê mướn lao động hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành. (VBPL_ND 103_2014)

2.3.-BHXH bắt buộc - Đối tượng đóng - Mức đóng - Tỷ lệ đóng Sheet_BHXH 3.- Sheet_Huong dan (Vui lòng đọc kỹ phần này để áp dụng cho DN) 4.- Sheet_Thang lương (Vào chính vấn đề của người cần) 5.- Sheet_Phu Cap Luong-3.100.000 (Phụ cấp) 6.- Sheet_tong hop chi phi (Mục đích để tổng hợp tiền lương và BHXH phải trả cho người lao động trong năm là bao nhiêu, từ đây ước biết được chi phí nhân viên trong 1 năm phải trả là bao nhiêu) 7.- Sheet_tong hop luong (Xem để biết 1 đối tượng tổng thu nhập là bao nhiêu, có đúng với lương thỏa thuận chưa???) 8.- Sheet_bang khai trinh lao dong (Bảng khai trình lao động)

9.- Sheet Hosodangky - THỦ TỤC HỒ SƠ ĐĂNG KÝ THANG LƯƠNG BẢNG LƯƠNG, có thể tham khảo tập tin đính kèm Thu tuc ho so dang ky thang luong bang luong.doc

Tài liệu này được xây dựng,gồm có hai (02) + MẪU HỆ THỐNG THANG LƯƠNG, BẢNG LƯƠNG NĂM 2015 CÓ HỆ SỐ TIỀN LƯƠNG (Tập tin: thangluong2015.xls), tại tập tin này gồm rất nhiều sheet và được nhúng các tài liệu liên quan để cho các bạn tiện tham khảo, tra cứu nhanh + MẪU HỆ THỐNG THANG LƯƠNG, BẢNG LƯƠNG NĂM 2015 KHÔNG CÓ XÂY DỰNG HỆ SỐ TIỀN LƯƠNG, CHỈ TÍNH TRÊN MỨC LƯƠNG (Tập tin: thangluong2015_khong he so) và được đính kèm các mẫu biểu: 1.- Công văn đăng ký (công văn thông báo thực hiện) thang lương bảng lương 2.- Hệ thống thang, bảng lương Công ty; 3.- Bản phụ cấp lương; 4.- Ý kiến của Ban chấp hành công đoàn; 5.- Bảng quy định tiêu chuẩn hệ thống chức danh trong Công ty. 6.- Quy chế tiền lương (tham khảo) 7.- Quy ước mã số của hệ số thang bảng lương 8.- Nghị định 49/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 05 năm 2013 của Chính phủ : Quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tiền lương 9.- Nghị định số 103/2014/NĐ-CP ngày 11/11/2014 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có thuê mướn lao động theo hợp đồng lao động (Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2015). 10.- Thủ tục hồ sơ đăng lý thang lương, bảng lương
Thuế Công Minh
Tác giả Thuế Công Minh Admin
Bài viết trước Thủ tục và hồ sơ đổi dấu tròn của công ty

Thủ tục và hồ sơ đổi dấu tròn của công ty

Bài viết tiếp theo

Tuyển dụng Trưởng phòng dịch vụ kế toán năm 2022

Tuyển dụng Trưởng phòng dịch vụ kế toán năm 2022
Viết bình luận
Thêm bình luận

Bài viết liên quan

Thông báo