Tiền phạt vi phạm hợp đồng kinh tế có được tính vào chi phí hợp lý

haivtca Tác giả haivtca 13/02/2017 18 phút đọc

Đại lý thuế Công Minh xin chia sẻ nội dung chi tiết về Tiền phạt vi phạm hợp đồng kinh tế có được tính vào chi phí hợp lý không theo quy định của pháp luật hiện hành.

*Tiền phạt vi phạm hợp đồng kinh tế

– Trong quá trình hợp tác kinh doanh một trong các bên vi phạt bên vi phạm phải bồi thường? – Tiền phạt vi phạm hợp đồng có được tính là chi phí hợp lý khi quyết toán thuế TNDN không?

*Về: chế định về mức phạt vi phạm hợp đồng trong các loại hợp đồng Cụ thể như sau: 1. Hợp đồng Dân sự

Đối với hợp đồng dân sự thì mức phạt vi phạm hợp đồng do các bên tự do thỏa thuận (không bị khống chế mức tối đa).

*Điều 422. Thực hiện hợp đồng có thoả thuận phạt vi phạm – Bộ luật Dân sự 2005

1. Phạt vi phạm là sự thoả thuận giữa các bên trong hợp đồng, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm.

2. Mức phạt vi phạm do các bên thoả thuận.

3. Các bên có thể thoả thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải nộp tiền phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải nộp phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại; nếu không có thoả thuận trước về mức bồi thường thiệt hại thì phải bồi thường toàn bộ thiệt hại.

Trong trường hợp các bên không có thoả thuận về bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải nộp tiền phạt vi phạm.

2. Hợp đồng Thương mại

Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thoả thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm.

*Điều 301. Mức phạt vi phạm – Luật Thương mại 2005

Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thoả thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, trừ trường hợp quy định tại Điều 266 của Luật này.

Tiền phạt vi phạm hợp đồng kinh tế có được tính vào chi phí hợp lý
Tiền phạt vi phạm hợp đồng kinh tế có được tính vào chi phí hợp lý

3. Hợp đồng Xây dựng

Mức phạt trong hợp đồng xây dựng không vượt quá 12% giá trị phần hợp đồng bị vi phạm.

*Điều 146. Thưởng, phạt hợp đồng xây dựng, bồi thường thiệt hại do vi phạm và giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng – Luật Xây dựng 2014

1. Thưởng, phạt hợp đồng xây dựng phải được các bên thỏa thuận và ghi trong hợp đồng.

2. Đối với công trình xây dựng sử dụng vốn nhà nước, mức phạt hợp đồng không vượt quá 12% giá trị phần hợp đồng bị vi phạm. Ngoài mức phạt theo thỏa thuận, bên vi phạm hợp đồng còn phải bồi thường thiệt hại cho bên kia, bên thứ ba (nếu có) theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan khác.

*Về: chứng từ *Việc vi phạm hợp đồng với đối tác nay phải bồi thường thì có các chứng từ rất quan trọng dưới đây làm cơ sở hạch tóan vào chi phí: – Hợp đồng kinh tế; – Biên bản ghi nhận hoặc thanh lý , trong đó nêu rõ vi phạm và phải chịu phạt theo cam kết. – Chứng từ trả tiền qua ngân hàng hoặc phiếu chi tiền bên vi phạm và phiêu thu tiền bên được phạt vi phạm có ký nhận của hai bên. Nếu trả bằng tiền mặt thì cần có phiếu thu của DN bạn (minh chứng rằng tiền đó đã được nộp vào quỹ của DN mà không rơi vào tay cá nhân). – Nếu cấn trừ băng hình thức công nợ thì phải có biên bản có ký tá xác nhận của hai bên bằng hình thức cấn trừ thông qua công nợ TK 131 và Tk 331 giữa hai bên

*Về : Hạch toán:

–Trường hợp 01: Nếu thu và chi khoản phạt bằng tiền mặt hoặc tiền gửi: Bên vi phạm: phiếu chi tiền, chuyển khoản UNK + kẹp biên bản ghi nhận lý do phạt Nợ TK 811/ có 111,112

Bên Phạt vi phạm: phiếu thu tiền, Giấy báo có + kẹp biên bản ghi nhận lý do phạt Nợ 111,112/ có 711

–Trường hợp 02: Nếu thu và chi khoản phạt bằng cấn trừ công nợ: Bên vi phạm: phiếu hoạch toán + kẹp biên bản ghi nhận lý do phạt Nợ TK 811/ có 131xxx

Bên Phạt vi phạm: phiếu hoạch toán + kẹp biên bản ghi nhận lý do phạt Nợ 131xxx/ có 711

*Về: căn cứ pháp lý:

= > Xử lý khoản tiền phạt vi phạm hợp đồng theo luật thuế hiện hành: căn cứ theo dòng chảy thời gian của luật ban hành như sau: +Căn cứ 01: THÔNG TƯ 130 /2008/TT–BTC Hà Nội, ngày 26 tháng 12 năm 2008 Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 và hướng dẫn thi hành Nghị định số 124/2008/NĐ–CP ngày 11 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp IV. CÁC KHOẢN CHI ĐƯỢC TRỪ VÀ KHÔNG ĐƯỢC TRỪ KHI XÁC ĐỊNH THU NHẬP CHỊU THUẾ 2.29. Các khoản tiền phạt về vi phạm hành chính bao gồm: vi phạm luật giao thông, vi phạm chế độ đăng ký kinh doanh, vi phạm chế độ kế toán thống kê, vi phạm pháp luật về thuế và các khoản phạt về vi phạm hành chính khác theo quy định của pháp luật.

+Căn cứ 02: THÔNG TƯ Số: 123/2012/TT–BTC Hà Nội, ngày 27 tháng 7 năm 2012 Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 và hướng dẫn thi hành Nghị định số 124/2008/NĐ–CP ngày 11/12/2008, Nghị định số 122/2011/NĐ–CP ngày 27/12/2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp Điều 6. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế 2.29. Các khoản tiền phạt về vi phạm hành chính bao gồm: vi phạm luật giao thông, vi phạm chế độ đăng ký kinh doanh, vi phạm chế độ kế toán thống kê, vi phạm pháp luật về thuế và các khoản phạt về vi phạm hành chính khác theo quy định của pháp luật.

+Căn cứ 03: NGHỊ ĐỊNH Số: 218/2013/NĐ–CP Hà Nội, ngày 26 tháng 12 năm 2013 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp Điều 9. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế h) Phần chi phí được phép thu hồi vượt quá tỷ lệ quy định tại hợp đồng dầu khí được duyệt; trường hợp hợp đồng dầu khí không quy định về tỷ lệ thu hồi chi phí thì phần chi phí vượt trên 35% không được tính vào chi phí được trừ; các chi phí không được tính vào chi phí thu hồi gồm: – Các khoản chi quy định tại Khoản 2 Điều 9 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và Điểm 2 Khoản 5 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp; – Chi phí phát sinh trước khi hợp đồng dầu khí có hiệu lực, trừ trường hợp đã được thỏa thuận trong hợp đồng dầu khí hoặc theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ; – Các loại hoa hồng dầu khí và các khoản chi khác không tính vào chi phí thu hồi theo hợp đồng; – Chi lãi đối với khoản đầu tư cho tìm kiếm, thăm dò, phát triển mỏ và khai thác dầu khí; – Tiền phạt, tiền bồi thường thiệt hại; q) Tiền chậm nộp thuế theo quy định của Luật quản lý thuế;

+Căn cứ 04: THÔNG TƯ Số: 78/2014/TT–BTC Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 2014 Hướng dẫn thi hành Nghị định số 218/2013/NĐ–CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp Điều 6. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế 2.36.Các khoản tiền phạt về vi phạm hành chính bao gồm: vi phạm luật giao thông, vi phạm chế độ đăng ký kinh doanh, vi phạm chế độ kế toán thống kê, vi phạm pháp luật về thuế bao gồm cả tiền chậm nộp thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế và các khoản phạt về vi phạm hành chính khác theo quy định của pháp luật.

+Căn cứ 05: THÔNG TƯ Số: 96/2015/TT–BTC Hà Nội, ngày 22 tháng 06 năm 2015 Hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp tại Nghị định số 12/2015/NĐ–CP ngày 12/2/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 78/2014/TT–BTC ngày 18/6/2014, Thông tư số 119/2014/TT–BTC ngày 25/8/2014, Thông tư số 151/2014/TT–BTC ngày 10/10/2014 của Bộ Tài chính Điều 4. Sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT–BTC (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 119/2014/TT–BTC và Điều 1 Thông tư số 151/2014/TT–BTC) như sau: 2.36. Các khoản tiền phạt về vi phạm hành chính bao gồm: vi phạm luật giao thông, vi phạm chế độ đăng ký kinh doanh, vi phạm chế độ kế toán thống kê, vi phạm pháp luật về thuế bao gồm cả tiền chậm nộp thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế và các khoản phạt về vi phạm hành chính khác theo quy định của pháp luật.

= > Theo đó: Căn cứ các điều trên khoản phạt vi phạm hợp đồng không nằm trong khoản phạt vi phạm hành chính nên sẽ tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN được trừ khi tính thuế – Nếu làm theo cách này bạn am hiểu luật một chút và có bãn lĩnh một chút – Thì tính vào chi phí được trừ khi tính thuế tndn – Nếu giá trị nhỏ mà bạn nắm chắc phần thắng khi giải trình thuế thì ok

*Về: giải trình thanh kiểm tra thuế

= > Căn cứ thực tiễn thanh tra thuế tại các doanh nghiệp khi đoàn thanh tra thuế kiểm tra thì xuất toán toàn bộ các khoản này và không cho tính vào chi phí hợp lý: – Một phần do kế toán ko nắm rõ luật – Hai do không muốn cãi cố làm gì cho mệt cãi thắng được cái này cơ quan thuế lại moi cái khác ra để phạt nên kế toán chọn phương án im lặng

= > Theo tính chất an toàn bảo thủ của kế toán: giữ danh giữ tiếng và giữ an toàn bản thân tôi luôn chọn phương án tự xuất toán : Cuối năm khi quyết toán thuế TNDN xxx phải loại trừ phần chi phí này ra, ở tờ khai quyết toán TNDN nó nằm ở mục B4= xxxx của tời khai quyết toán năm trên phần mềm HTKK chi phí không được trừ khi tính thuế TNDN làm tăng doanh thu tính thuế x 20%

Mời các bạn xem tiếp các bài viết:

haivtca
Tác giả haivtca Admin
Bài viết trước Một số lưu ý đối với Chi phí tiếp khách, Quảng cáo

Một số lưu ý đối với Chi phí tiếp khách, Quảng cáo

Bài viết tiếp theo

Tuyển dụng Trưởng phòng dịch vụ kế toán năm 2022

Tuyển dụng Trưởng phòng dịch vụ kế toán năm 2022
Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo