Những điểm cần lưu ý về Hoá đơn điện thoại
Đại lý thuế Công Minh xin chia sẻ Những điểm cần lưu ý về Hoá đơn điện thoại khi doanh nghiệp có phát sinh các chi phí này cho phù hợp với Quy định hiện hành.
Hồ sơ bao gồm:
– Điều lệ tổ chức và Quy chế tài chính công ty
– Biên bản quyết định hạn mức duyệt chi của giám đốc, tổng giám đốc cho các vị trí chức danh trong công ty
– Điều 6 khoản 2 mục 2.5 Thông tư Số: 78/2014/TT–BTC Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 2014
– Điều 4. Sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT–BTC (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 119/2014/TT–BTC và Điều 1 Thông tư số 151/2014/TT–BTC) Thông tư số: 96/2015/TT–BTC Hà Nội, ngày 22 tháng 06 năm 2015
– Tại tiết đ.4 Điểm 2 Điều 2 Thông tư số 111/2013/TT–BTC ngày 15/8/2013
Theo đó:
+Về khoản chi tiền điện thoại cho cá nhân: Trường hợp khoản chi tiền điện thoại cho cá nhân nếu được ghi cụ thể điều kiện được hưởng và mức được hưởng tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thỏa ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp thì khoản chi tiền điện thoại cho cá nhân là thu nhập được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNCN. Trường hợp đơn vị chi tiền điện thoại cho người lao động cao hơn mức khoán chi quy định thì phần chi cao hơn mức khoán chi quy định phải tính vào thu nhập chịu thuế TNCN.
+Căn cứ vào các đoàn kiểm tra giải trình thuế khi quyết toán thuế như sau:
– Khoản khoán này phải có hóa đơn
– Có quyết định về việc hỗ trợ tiền điện thoai: kê chi tiết danh sách số điện thoại các cá nhân sử dụng
– Căn cứ vào quy chế tài chính: Nếu khoán mức cao nhất để lỡ hóa đơn có cao hơn vẫn nằm trong vùng được duyệt chi ví dụ nhân viên kinh doanh được khoán là 500.000 đ/tháng => xảy ra 2 trường hợp
+Trường hợp 1: hóa đơn tiền điện thoại cuối tháng là 600.000đ/tháng > Mức khoán trong quy chế 500.000 đ = > khoản chênh lệch = 600.000đ–500.000đ=100.000đ = > được tính là chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN, khoản vào thu nhập tính thuế TNCN của người lao động 100.000đ
+Trường hợp 2: hóa đơn tiền điện thoại cuối tháng là 500.000đ/tháng <= Mức khoán trong quy chế 500.000 đ = > được tính là chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN, vì nằm dưới mức khoán nên được miễn thuế tncn
+Trường hợp Chi bằng tiền mặt: nếu tiền điện thoại phụ cấp này nằm trên bảng lương không gọi là khoán mà gọi là phụ cấp theo lương thì được tính vào chi phí hợp lý khi quyết toán thuế TNDN
– Trừơng hợp khoản phục cấp này nằm trong bảng lương thuộc diện phải quyết toán thuế TNCN, không cần phải có hóa đơn
– Trừơng hợp khoản phục cấp này không nằm trong bảng lương thuộc khoán phải có hóa đơn thì nếu hóa đơn hàng tháng <= mức khoán thì ko phải chịu thuế tncn, nếu hóa đơn > mức khoán thì thuộc diện phải quyết toán thuế TNCN, mức quyết toán tncn chênh lệch = Giá trị hóa đơn – giá trị khoán
*Nguồn tham khảo: Công văn 1166/TCT–TNCN được ban hành vào ngày 21/3/2016
Mời các bạn xem tiếp:
- Bỏ mức khống chế chi trang phục bằng hiện vật
- Thu nhập được chia từ hoạt động góp vốn,… có phải nộp thuế TNDN?
- Những nội dung cần lưu ý khi quyết toán Thuế TNDN năm 2016
- Người lao động đi công tác vào ngày nghỉ có được tính làm thêm giờ
- Hạch toán tiền thuế truy thu sau quyết toán
- Hướng dẫn xử lý âm quỹ tiền mặt khi lên báo cáo tài chính
- Một số lưu ý đối với Chi phí tiếp khách, Quảng cáo
- Tiền phạt vi phạm hợp đồng kinh tế có được tính vào chi phí hợp lý
- Những điểm cần lưu ý về Hoá đơn điện thoại