Tồn quỹ tiền mặt nhiều thì chi phí lãi vay có được tính vào chi phí hợp lý không?

haivtca Tác giả haivtca 19/07/2024 8 phút đọc

Tồn quỹ tiền mặt nhiều thì chi phí lãi vay có được tính vào chi phí hợp lý không? Rất nhiều doanh nghiệp có lượng tiền mặt nhiều nhưng doanh nghiệp vẫn phải đi vay để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì có được tính vào chi phí được trừ không?

Theo Thông báo số 6194/CT-TTHT của Cục thuế Thành phố Hồ Chí Minh có trả lời các vướng mắc về chính sách thuế như sau:

ton-quy-tien-mat-nhieu-thi-chi-phi-lai-vay-co-duoc-tinh-vao-chi-phi-hop-ly-khong

1/ Về chi phí lãi vay ngân hàng của doanh nghiệp khi vẫn còn tồn quỹ tiền mặt.

Căn cứ khoản 1 Mục IV Phần C Thông tư số 130/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN):

Trừ các khoản chi nêu tại Khoản 2 Mục này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

- Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;

- Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.”

Trường hợp cơ sở kinh doanh phát sinh chi phí lãi vay nhưng tại thời điểm ký hợp đồng vay vẫn còn tồn quỹ tiền mặt, tiền gửi Ngân hàng tương đương số tiền đi vay thì khoản chi phí lãi vay này không được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN.

Như vậy theo Cục thuế Thành phố Hồ Chí Minh thì khoản chi phí lãi vay mà khi ký hợp đồng vay doanh nghiệp vẫn còn tồn quỹ tiền mặt, và tiền gửi ngân hàng mà khoản tiền đó tương đương với số tiền đi vay thì không cho tính vào chi phí hợp lý đối với khoản chi phí lãi vay này.

Ngày 26 tháng 07 năm 2013, Tổng Cục Thuế ban hành công văn số 2389/TCT-CS hướng dẫn về chi phí lãi vay khi tồn quỹ tiền mặt như sau: Để chi phí lãi vay khi tồn quỹ tiền mặt, tiền gửi tương đương với số tiền đi vay thì doanh nghiệp cần phải chứng minh khoản vay này có các yếu tố sau:

- Khoản chi trả tiền lãi vay có thực.

- Khoản chi trả lãi tiền vay nếu khoản chi này có đầy đủ hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.

- Khoản chi trả lãi tiền vay phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

- Các trường hợp không được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN:

+ Khoản chi trả lãi tiền vay dùng để góp vốn điều lệ;

+ Khoản chi trả lãi tiền vay tương ứng với phần vốn điều lệ đã đăng ký còn thiếu theo tiến độ góp vốn ghi trong điều lệ của doanh nghiệp;

+ Khoản chi trả lãi tiền vay vốn sản xuất kinh doanh của đối tượng không phải là tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay;

Ngoài ra, Doanh nghiệp cần phải có giải trình và chứng minh cho cơ quan thuế về số tiền mặt tồn quỹ, số dư tiền gửi ngân hàng tại thời điểm vay đã có kế hoạch thực hiện ngay trong thời gian sắp tới.

Nếu cơ quan thuế kiểm tra khoản tiền mặt, tiền gửi tại quỹ đúng như doanh nghiệp giải trình và khoản chi trả lãi vay đó có đầy đủ hóa đơn, chứng từ theo quy định thì doanh nghiệp được tính vào chi phí được trừ hoặc giá trị của khoản đầu tư.

Nếu doanh nghiệp không giải trình được lượng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng tồn quỹ có kế hoạch sử dụng ngay trong thời gian tới thì doanh nghiệp sẽ không được tính vào chi phí được trừ hoặc giá trị của khoản đầu tư.

Bạn tham khảo thêm công văn 1828/CT-TTHT của Cục thuế Bình Phước ngày 12/10/2015.

Từ khóa: chi phí lãi vay khi quỹ tiền mặt còn dư nhiều, Chi phí lãi vay có hợp lý hợp lệ khi trong năm tồn quỹ lớn, Thừa tiền mặt nhưng vẫn làm hồ sơ vay ngân hàng

Bài viết liên quan:

haivtca
Tác giả haivtca Admin
Bài viết trước Hướng dẫn xử lý mất hóa đơn liên 1

Hướng dẫn xử lý mất hóa đơn liên 1

Bài viết tiếp theo

Tuyển dụng Trưởng phòng dịch vụ kế toán năm 2022

Tuyển dụng Trưởng phòng dịch vụ kế toán năm 2022
Viết bình luận
Thêm bình luận

Bài viết liên quan

Thông báo