Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về thuế
Đại lý thuế Công Minh xin chia sẻ một số nội dung về Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về thuế theo Thông tư 166 năm 2013 của Bộ Tài Chính. Theo đó có một số nội dung chính sau:...
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về thuế
1. Công chức thuế đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo.
b) Phạt tiền đến 1.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm về thủ tục thuế quy định tại Thông tư này.
2. Đội trưởng Đội Thuế trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo.
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm về thủ tục thuế quy định tại Thông tư này.
3. Chi cục trưởng Chi cục Thuế trong phạm vi địa bàn quản lý của mình có quyền:
a) Phạt cảnh cáo.
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm về thủ tục thuế quy định tại:
- Điều 7 (Xử phạt đối với hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế),
- Điều 8(Xử phạt hành vi khai không đầy đủ trong hồ sơ thuế),
- Điều 9(Xử phạt hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế so với thời hạn),
- Điều 10(Xử phạt hành vi cung cấp thiếu thông tin nghĩa vụ thuế),
- Điều 11 (Xử phạt hành vi vi phạm quy định chấp hành thuế),
- Điều 15(Xử phạt vi phạm hành chính về thuế đối với tổ chức, cá nhân khác có liên quan)
c) Phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định tại các
Điều 12(Xử phạt đối với hành vi khai sai ảnh hưởng tiền thuế)
Điều 13(Xử phạt đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế )
Điều 14(Xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức tín dụng ) Thông tư 166.
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Khoản 3 Điều 12, Khoản 6 Điều 13 Thông tư 166.
4. Cục trưởng Cục Thuế trong phạm vi địa bàn quản lý của mình có quyền:
a) Phạt cảnh cáo.
b) Phạt tiền đến 140.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm về thủ tục thuế quy định tại Điều 7, Điều 8, Điều 9, Điều 10, Điều 11 và Điều 15 Thông tư này.
c) Phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định tại các Điều 12, Điều 13 và Điều 14 Thông tư này.
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Khoản 3 Điều 12, Khoản 6 Điều 13 Thông tư này.
5. Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế có quyền:
a) Phạt cảnh cáo.
b) Phạt tiền đến 200.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm về thủ tục thuế quy định tại Điều 7, Điều 8, Điều 9, Điều 10, Điều 11 và Điều 15 Thông tư này.
c) Phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định tại các Điều 12, Điều 13 và Điều 14 Thông tư này.
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Khoản 3 Điều 12, Khoản 6 Điều 13 Thông tư này.
6. Thẩm quyền xử phạt vi phạm về thủ tục thuế của những người được quy định tại Khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều này áp dụng đối với một hành vi vi phạm của tổ chức; Trường hợp phạt tiền đối với cá nhân có hành vi vi phạm về thủ tục thuế thì thẩm quyền xử phạt đối với cá nhân bằng ½ thẩm quyền xử phạt đối với tổ chức. Thẩm quyền xử phạt vi phạm đối với hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế miễn, giảm; hành vi trốn thuế, gian lận thuế quy định tại Điểm c Khoản 3, Điểm c Khoản 4, Điểm c Khoản 5 Điều này áp dụng cho cá nhân và tổ chức vi phạm theo quy định tại Khoản 2 Điều 109 Luật quản lý thuế.
Mời các bạn xem tiếp một số bài viết liên quan:
- Xử phạt hành vi vi phạm quy định chấp hành thuế
- Xử phạt đối với hành vi khai sai ảnh hưởng tiền thuế
- Xử phạt đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế
- Xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức tín dụng
Từ khóa: Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về thuế, Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về thuế