Quản lý và sử dụng con dấu theo Luật doanh nghiệp 2014

haivtca Tác giả haivtca 19/07/2024 7 phút đọc

Quản lý và sử dụng con dấu theo Luật doanh nghiệp 2014. Doanh nghiệp được quyền quyết định về số lượng, hình thức và mẫu dẫu của doanh nghiệp. Vậy việc quản lý và sử dụng con dấu của doanh nghiệp sẽ được thực hiện như thế nào? Đại lý thuế Công Minh xin chia sẻ với các bạn vấn đề này?

Theo Điều 15, Nghị định 96/2015/NĐ-CP quy định chi tiết về quản lý và sử dụng con dấu như sau:

quan-ly-va-su-dung-con-dau-theo-luat-doanh-nghiep-2014

“1. Các doanh nghiệp đã thành lập trước ngày 01 tháng 7 năm 2015 tiếp tục sử dụng con dấu đã được cấp cho doanh nghiệp mà không phải thực hiện thông báo mẫu con dấu cho cơ quan đăng ký kinh doanh. Trường hợp doanh nghiệp làm thêm con dấu, thay đổi màu mực dấu thì thực hiện thủ tục thông báo mẫu con dấu theo quy định về đăng ký doanh nghiệp. 2. Trường hợp doanh nghiệp đã thành lập trước ngày 01 tháng 7 năm 2015 làm con dấu mới theo quy định tại Nghị định này thì phải nộp lại con dấu và Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu cho cơ quan công an nơi đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu. Cơ quan công an cấp giấy biên nhận đã nhận lại con dấu tại thời điểm tiếp nhận lại con dấu của doanh nghiệp. 3. Trường hợp doanh nghiệp đã thành lập trước ngày 01 tháng 7 năm 2015 bị mất con dấu, mất Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu thì doanh nghiệp được làm con dấu theo quy định tại Nghị định này; đồng thời thông báo việc mất con dấu, mất Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu cho cơ quan công an nơi đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu. 4. Doanh nghiệp có trách nhiệm thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp có trụ sở chính để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong các trường hợp sau đây: a) Làm con dấu lần đầu sau khi đăng ký doanh nghiệp; b) Thay đổi số lượng, nội dung, hình thức mẫu con dấu và mầu mực dấu; c) Hủy mẫu con dấu. 5. Trình tự, thủ tục và hồ sơ thông báo mẫu con dấu thực hiện theo quy định về đăng ký doanh nghiệp.”

Như vậy theo quy định trên thì:

- Đối với doanh nghiệp thành lập trước ngày 01/07/2015.

+ Nếu doanh nghiệp tiếp tục sử dụng con dấu đã được cấp cho doanh nghiệp thì không phải thực hiện thông báo mẫu dấu cho cơ quan đăng ký kinh doanh.

+ Nếu doanh nghiệp có dấu cũ nhưng muốn làm thêm con dấu, thay đổi màu mực thì phải thông báo mẫu dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh.

+ Nếu doanh nghiệp làm con dấu mới thì phải nộp lại con dấu và giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu cho cơ quan công an nơi đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu. Cơ quan công an cấp giấy biên nhận đã nhận lại con dấu tại thời điểm tiếp nhận lại con dấu của doanh nghiệp.

+ Nếu doanh nghiệp làm lại dấu do mất con dấu, giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu thì doanh nghiệp làm con dấu theo quy định và thông báo việc mất con dấu, mất Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu cho cơ quan công an nơi đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu.

- Đối với doanh nghiệp thành lập sau ngày 01/07/2015.

+ Doanh nghiệp làm con dấu sau đó phải nộp lại con dấu và giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu cho cơ quan công an nơi đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu. Cơ quan công an cấp giấy biên nhận đã nhận lại con dấu tại thời điểm tiếp nhận lại con dấu của doanh nghiệp.

- Trong các trường hợp sau doanh nghiệp phải thông báo mẫu dẫu với cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp có trụ sở chính như sau:

+ Làm con dấu lần đầu sau khi đăng ký doanh nghiệp;

+ Thay đổi số lượng, nội dung, hình thức mẫu con dấu và mầu mực dấu;

+ Hủy mẫu con dấu.

Từ khóa: quản lý con dấu doanh nghiệp, sử dụng con dấu, quản lý và sử dụng con dấu

Bài viết liên quan:

5.0
1852 Đánh giá
haivtca
Tác giả haivtca Admin
Bài viết trước Thuế TNCN cho cá nhân không cư trú làm môi giới tại nước ngoài

Thuế TNCN cho cá nhân không cư trú làm môi giới tại nước ngoài

Bài viết tiếp theo

Tuyển dụng Trưởng phòng dịch vụ kế toán năm 2022

Tuyển dụng Trưởng phòng dịch vụ kế toán năm 2022
Viết bình luận
Thêm bình luận

Bài viết liên quan

Thông báo