Phát triển đại lý thuế

Thuế Công Minh Tác giả Thuế Công Minh 18/07/2024 9 phút đọc

Đại lý thuế ra đời với mục đích giảm quá tải cho cơ quan Thuế và giảm chi phí thời gian, nhân lực cho DN. Vì vậy, trong giai đoạn sắp tới, giải pháp đặt ra là phải phát triển đại lý thuế.

Phát triển đại lý thuế mới chỉ là mục tiêu

Kể từ khi ra đời (năm 2007), dịch vụ đại lý thuế được xem như “cánh tay nối dài” giữa cơ quan Thuế và người nộp thuế. Thông qua đại lý thuế, cơ quan Thuế giảm quá tải công việc. Về phía DN cắt giảm nhiều chi phí như: Giảm số lượng nhân viên kế toán; giảm vi phạm chính sách thuế; giảm chi phí thực hiện các thủ tục thuế như quyết toán thuế, giãn, giảm, hoàn thuế…

Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay, cả nước mới chỉ có 200 DN kinh doanh trong lĩnh vực đại lý thuế và chưa đến 700 DN/450.000 DN (khoảng 0,16%) đang hoạt động sử dụng dịch vụ khai thuế qua đại lý thuế.

Trong khi đó, theo nhìn nhận của Chủ tịch Hội Tư vấn Thuế Nguyễn Thị Cúc, dự báo nền kinh tế ngày càng phát triển, số lượng DN được cấp phép hoạt động sẽ không ngừng tăng, đó là chưa kể hàng triệu người nộp thuế Thu nhập cá nhân. Hệ thống chính sách tài chính, thuế cũng đồng thời được hoàn thiện nên có nhiều sửa đổi, bổ sung. Trong đó, tồn tại tình trạng văn bản chính sách thuế vẫn còn một số nội dung hướng dẫn chưa rõ ràng dẫn đến có cách hiểu khác nhau giữa người nộp thuế với cơ quan Thuế và thậm chí giữa các cơ quan Thuế cũng hiểu văn bản hướng dẫn khác nhau.

Làm sao để DN có thể nắm bắt và hiểu một cách đầy đủ chế độ chính sách? Làm thế nào để nâng cao hiệu quả và hiệu lực công tác quản lý thuế? Để xử lý vấn đề này, trong Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011-2020 đã nêu rõ: Nghiên cứu việc xã hội hóa trong hoạt động cấp phép đối với đại lý thuế, chứng chỉ hành nghề dịch vụ về thuế; nâng cao vai trò, trách nhiệm của các tổ chức Đại lý thuế...

“Nhìn vào số lượng đại lý thuế, người hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế ở Việt Nam còn quá ít so với nhu cầu. Nếu không đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động hỗ trợ người nộp thuế, ngành Thuế khó có thể hoàn thành nhiệm vụ” - bà Nguyễn Thị Cúc nói.

Dẫn chứng cho nhận định trên, theo bà Nguyễn Thị Cúc, ở các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức... trên 90% DN kê khai nộp thuế qua hệ thống đại lý thuế; thậm chí số người hành nghề cung cấp dịch vụ đại lý thuế còn nhiều hơn cả số nhân viên thuế vụ. Lý do là các Đại lý thuế là DN hoạt động có điều kiện, có khả năng chuyên sâu về nghiệp vụ thuế. Thực hiện khai thuế qua đại lý thuế vừa giảm thiểu chi phí kê khai thuế, vừa giảm thiểu rủi ro nghề nghiệp cho cả cán bộ thuế và người nộp thuế.

phat trien dai ly thue
phat trien dai ly thue

Vì sao DN không mặn mà?

Tại Kế hoạch phát triển đại lý thuế đến năm 2020 Bộ Tài chính đặt mục tiêu: Đẩy mạnh việc xã hội hoá hoạt động hỗ trợ người nộp thuế tạo tiền đề nhằm tăng dần số lượng đại lý thuế và nâng cao chất lượng dịch vụ do đại lý thuế cung cấp; mở rộng, đa dạng hoá dịch vụ của đại lý thuế. Xây dựng hệ thống đại lý thuế thực sự trở thành cầu nối giữa cơ quan Thuế và người nộp thuế… Nhiều giải pháp đã được Bộ Tài chính tính đến nhưng trên thực tế, vẫn còn có nhiều DN không mặn mà với đại lí thuế. Điều này đã được Bộ Tài chính đưa ra bàn thảo tại Hội nghị thường niên năm 2013 của Hiệp hội Tư vấn Thuế châu Á - Thái Bình Dương (AOTCA). Đại diện Hội Tư vấn Thuế đã không ngần ngại chỉ ra rằng, một phần là do công tác tuyên truyền của cơ quan Thuế tới DN về lợi ích sử dụng đại lý thuế chưa tốt, vì hiện có không ít cơ quan Thuế ở địa phương vẫn muốn “quản” DN. Còn theo Phó Tổng giám đốc Công ty Deloitte Việt Nam Phan Vũ Hoàng, nguyên nhân khiến đại lý thuế phát triển chậm là do hướng dẫn, quy định pháp luật về công tác, trách nhiệm, quyền lợi giữa DN và đại lý thuế chưa thực sự rõ ràng. Từ đó, dẫn đến tình trạng cả DN và đại lý thuế còn e ngại khi dùng dịch vụ, cũng như mức độ trách nhiệm hay phạm vi công việc của họ được thực hiện đến đâu.

Ngoài ra, có nhiều ý kiến cho rằng, độ tin tưởng của người nộp thuế đối với đại lý thuế chưa cao. Có thể là chưa tin tưởng về trình độ năng lực của nhân viên đại lý thuế, cũng có người hiểu nhầm đại lý thuế chính là “sân sau” của cơ quan Thuế…

Theo bà Nguyễn Thị Cúc, vấn đề là làm thế nào để nâng cao nhận thức của cán bộ thuế, người nộp thuế về sự cần thiết, lợi ích do sử dụng dịch vụ đại lý thuế mang lại, giảm thiểu quan hệ trực tiếp giữa cán bộ thuế và người nộp thuế, tạo cơ chế khuyến khích người nộp thuế sử dụng dịch vụ đại lý thuế. Cần phải nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Luật Quản lý thuế và pháp luật có liên quan, tạo một số ưu đãi về mặt thủ tục cho người nộp thuế sử dụng dịch vụ đại lý thuế và cơ chế để đại lý thuế tham gia giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh và sử dụng hóa đơn đối với người nộp thuế mới thành lập... Ngoài ra để các giải pháp này đi vào cuộc sống thì phụ thuộc vào sự quyết liệt từ phía cơ quan quản lý Nhà nước cũng như việc nâng cao chất lượng, uy tín của đại lý thuế trong cộng đồng DN.

Thuế Công Minh
Tác giả Thuế Công Minh Admin
Bài viết trước Lập hóa đơn điều chỉnh

Lập hóa đơn điều chỉnh

Bài viết tiếp theo

Tuyển dụng Trưởng phòng dịch vụ kế toán năm 2022

Tuyển dụng Trưởng phòng dịch vụ kế toán năm 2022
Viết bình luận
Thêm bình luận

Bài viết liên quan

Thông báo