Những hình thức chứng từ với phí nhân công
Với những doanh nghiệp có phí nhân công lớn, nhưng thời gian sử dụng không dài, và không muốn đóng bảo hiểm bắt buộc, thường rất lúng túng trong việc sử dụng phí nhân công, và những bộ chứng từ cho loại phí này. Bạn có thể lựa chọn những cách cập nhật sau:
Cách 1: Ký hợp đồng trên 3 tháng và đóng đầy đủ bảo hiểm bắt buộc
Cách này rất phức tạp, do phải làm thủ tục tăng, giảm bảo hiểm cho người lao động. Ngoài ra, cũng tốn rất nhiều phí, do phải đóng bảo hiểm cho người lao động và trích bảo hiểm từ lương của họ. Với nhiều lao động ngắn hạn, họ không thíc mua bảo hiểm, vì thế sẽ làm giảm thu nhập đáng kể của họ
Cách 2: Ký hợp đồng lao động dưới 3 tháng
Cách này tuy không phải đóng bảo hiểm, nhưng phải trích 10 % thuế TNCN của họ
Nếu người lao động có MST, thì doanh nghiệp có thể làm mẫu 23 để không phải khấu trừ thuế của người lao động. Cuối năm doanh nghiệp vẫn quyết toán nguồn chi trả thuế TNCN
Cách 3: Ký hợp đồng thuế khoán với trưởng nhóm và người trưởng nhóm có trách nhiệm nộp thuế và lấy hoá đơn lẻ của CCT
Cách này trưởng nhóm phải kê khai nhóm kinh doanh và khấu trừ thuế cho từng người
Doanh nghiệp phải có hợp đồng thuê khoán, nội dung khoản mục thuê, và nghiệm thu bàn giao, thanh lý hợp đồng...
Cách 4: Thuê lao động và lấy hoá đơn nhân công của những công ty cung cấp dịch vụ lao động
Cách này người lao động là của bên công ty cung cấp lao động, vì thế doanh nghiệp không cần phải đóng bảo hiểm, không cần khấu trừ thuế cho người lao động, không cần trả các chi phí công đoàn khác
Tuỳ từng doanh nghiệp, tuỳ từng loại lao động, tuỳ từng lĩnh vực hoạt động, để doanh nghiệp lựa chọn những hình thức chi phím thủ tục thuê nhân công hợp lý cho chính doanh nghiệp mình