Luật kế toán năm 2015 hiệu lực từ năm 2017

haivtca Tác giả haivtca 19/07/2024 44 phút đọc

Đại lý thuế Công Minh xin chia sẻ Luật kế toán năm 2015 vừa được ban hành ngày 20/11/2015 (Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2017) với nhiều quy định về nội dung công tác kế toán; tổ chức bộ máy kế toán và người làm kế toán; hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán; quản lý nhà nước về kế toán; …

Luật kế toán năm 2015
Luật kế toán năm 2015 hiệu lực từ năm 2017

Luật kế toán năm 2015

Chương I:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Luật này quy định về nội dung công tác kế toán, tổ chức bộ máy kế toán, người làm kế toán, hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán, quản lý nhà nước về kế toán và tổ chức nghề nghiệp về kế toán.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Xem chi tiết tại: Đối tượng áp dụng luật kế toán năm 2015

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Xem chi tiết tại: Giải thích một số từ ngữ trong luật kế toán năm 2015

Điều 4. Nhiệm vụ kế toán

Xem chi tiết tại: Nhiệm vụ, yêu cầu, nguyên tắc kế toán theo luật kế toán 2015

Điều 5. Yêu cầu kế toán

Xem chi tiết tại: Nhiệm vụ, yêu cầu, nguyên tắc kế toán theo luật kế toán 2015

Điều 6. Nguyên tắc kế toán

Xem chi tiết tại: Nhiệm vụ, yêu cầu, nguyên tắc kế toán theo luật kế toán 2015

Điều 7. Chuẩn mực kế toán và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán

1. Chuẩn mực kế toán gồm những quy định và phương pháp kế toán cơ bản để lập báo cáo tài chính.

2. Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán gồm những quy định và hướng dẫn về nguyên tắc, nội dung áp dụng các tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp đối với người làm kế toán, kế toán viên hành nghề, doanh nghiệp và hộ kinh doanh dịch vụ kế toán.

3. Bộ Tài chính quy định chuẩn mực kế toán, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán trên cơ sở chuẩn mực quốc tế về kế toán phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam.

Điều 8. Đối tượng kế toán

Xem chi tiết tại: Đối tượng kế toán theo luật kế toán năm 2015

Điều 9. Kế toán tài chính, kế toán quản trị, kế toán tổng hợp, kế toán chi tiết

1. Kế toán ở đơn vị kế toán gồm kế toán tài chính và kế toán quản trị.

2. Khi thực hiện công việc kế toán tài chính và kế toán quản trị, đơn vị kế toán phải thực hiện kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết như sau:

a) Kế toán tổng hợp phải thu thập, xử lý, ghi chép và cung cấp thông tin tổng quát về hoạt động kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán. Kế toán tổng hợp sử dụng đơn vị tiền tệ để phản ánh tình hình tài sản, nguồn hình thành tài sản, tình hình và kết quả hoạt động kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán. Kế toán tổng hợp được thực hiện trên cơ sở các thông tin, số liệu của kế toán chi tiết; b) Kế toán chi tiết phải thu thập, xử lý, ghi chép và cung cấp thông tin chi tiết bằng đơn vị tiền tệ, đơn vị hiện vật và đơn vị thời gian lao động theo từng đối tượng kế toán cụ thể trong đơn vị kế toán. Kế toán chi tiết minh họa cho kế toán tổng hợp. Số liệu kế toán chi tiết phải khớp đúng với số liệu kế toán tổng hợp trong một kỳ kế toán.

3. Bộ Tài chính hướng dẫn áp dụng kế toán quản trị phù hợp với từng lĩnh vực hoạt động.

Điều 10. Đơn vị tính sử dụng trong kế toán

Xem chi tiết tại: Quy định về đơn vị tính, chữ viết và chữ số sử dụng trong kế toán

Điều 11. Chữ viết và chữ số sử dụng trong kế toán

Xem chi tiết tại: Quy định về đơn vị tính, chữ viết và chữ số sử dụng trong kế toán

Điều 12. Kỳ kế toán

Xem chi tiết tại: Quy định về kỳ kế toán theo luật kế toán 2015

Điều 13. Các hành vi bị nghiêm cấm

Xem chi tiết tại: Những hành vi bị nghiêm cấm theo luật kế toán năm 2015

Điều 14. Giá trị của tài liệu, số liệu kế toán

1. Tài liệu, số liệu kế toán có giá trị pháp lý của đơn vị kế toán và được sử dụng để công bố, công khai theo quy định của pháp luật.

2. Tài liệu, số liệu kế toán là cơ sở để xây dựng và xét duyệt kế hoạch, dự toán, quyết toán, xem xét, xử lý hành vi vi phạm pháp luật.

Điều 15. Trách nhiệm quản lý, sử dụng, cung cấp thông tin, tài liệu kế toán

1. Đơn vị kế toán có trách nhiệm quản lý, sử dụng, bảo quản và lưu trữ tài liệu kế toán.

2. Đơn vị kế toán có trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu kế toán kịp thời, đầy đủ, trung thực, minh bạch cho cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.

Chương II

NỘI DUNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN

Mục 1. CHỨNG TỪ KẾ TOÁN

Điều 16. Nội dung chứng từ kế toán

Xem chi tiết tại: Nội dung chứng từ kế toán theo luật kế toán năm 2015

Điều 17. Chứng từ điện tử

1. Chứng từ điện tử được coi là chứng từ kế toán khi có các nội dung quy định tại Điều 16 của Luật này và được thể hiện dưới dạng dữ liệu điện tử, được mã hóa mà không bị thay đổi trong quá trình truyền qua mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc trên vật mang tin như băng từ, đĩa từ, các loại thẻ thanh toán.

2. Chứng từ điện tử phải bảo đảm tính bảo mật và bảo toàn dữ liệu, thông tin trong quá trình sử dụng và lưu trữ; phải được quản lý, kiểm tra chống các hình thức lợi dụng khai thác, xâm nhập, sao chép, đánh cắp hoặc sử dụng chứng từ điện tử không đúng quy định. Chứng từ điện tử được quản lý như tài liệu kế toán ở dạng nguyên bản mà nó được tạo ra, gửi đi hoặc nhận nhưng phải có đủ thiết bị phù hợp để sử dụng.

3. Khi chứng từ bằng giấy được chuyển thành chứng từ điện tử để giao dịch, thanh toán hoặc ngược lại thì chứng từ điện tử có giá trị để thực hiện nghiệp vụ kinh tế, tài chính đó, chứng từ bằng giấy chỉ có giá trị lưu giữ để ghi sổ, theo dõi và kiểm tra, không có hiệu lực để giao dịch, thanh toán.

Điều 18. Lập và lưu trữ chứng từ kế toán

Xem chi tiết tại: Cách lập và lưu trữ chứng từ kế toán theo luật kế toán 2015

Điều 19. Ký chứng từ kế toán

Xem chi tiết tại: Quy định về ký chứng từ kế toán theo luật kế toán năm 2015

Điều 20. Hóa đơn

1. Hóa đơn là chứng từ kế toán do tổ chức, cá nhân bán hàng, cung cấp dịch vụ lập, ghi nhận thông tin bán hàng, cung cấp dịch vụ theo quy định của pháp luật.

2. Nội dung, hình thức hóa đơn, trình tự lập, quản lý và sử dụng hoá đơn thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế.

Điều 21. Quản lý, sử dụng chứng từ kế toán

1. Thông tin, số liệu trên chứng từ kế toán là căn cứ để ghi sổ kế toán.

2. Chứng từ kế toán phải được sắp xếp theo nội dung kinh tế, theo trình tự thời gian và bảo quản an toàn theo quy định của pháp luật.

3. Chỉ cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới có quyền tạm giữ, tịch thu hoặc niêm phong chứng từ kế toán. Trường hợp tạm giữ hoặc tịch thu chứng từ kế toán thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải sao chụp chứng từ bị tạm giữ, bị tịch thu, ký xác nhận trên chứng từ sao chụp và giao bản sao chụp cho đơn vị kế toán; đồng thời lập biên bản ghi rõ lý do, số lượng từng loại chứng từ kế toán bị tạm giữ hoặc bị tịch thu và ký tên, đóng dấu.

4. Cơ quan có thẩm quyền niêm phong chứng từ kế toán phải lập biên bản, ghi rõ lý do, số lượng từng loại chứng từ kế toán bị niêm phong và ký tên, đóng dấu.

Mục 2. TÀI KHOẢN KẾ TOÁN VÀ SỔ KẾ TOÁN

Điều 22. Tài khoản kế toán và hệ thống tài khoản kế toán

Xem chi tiết tại: Tài khoản và hệ thống tài khoản kế toán theo luật kế toán năm 2015

Điều 23. Lựa chọn áp dụng hệ thống tài khoản kế toán

1. Đơn vị kế toán phải căn cứ vào hệ thống tài khoản kế toán do Bộ Tài chính quy định để chọn hệ thống tài khoản kế toán áp dụng ở đơn vị mình.

2. Đơn vị kế toán được chi tiết các tài khoản kế toán đã chọn để phục vụ yêu cầu quản lý của đơn vị.

Điều 24. Sổ kế toán

Xem chi tiết tại: Quy định về sổ kế toán theo luật kế toán năm 2015

Điều 25. Hệ thống sổ kế toán

1. Đơn vị kế toán phải căn cứ vào hệ thống sổ kế toán do Bộ Tài chính quy định để chọn một hệ thống sổ kế toán áp dụng ở đơn vị.

2. Mỗi đơn vị kế toán chỉ sử dụng một hệ thống sổ kế toán cho một kỳ kế toán năm.

3. Đơn vị kế toán được cụ thể hoá các sổ kế toán đã chọn để phục vụ yêu cầu kế toán của đơn vị.

Điều 26. Mở sổ, ghi sổ, khóa sổ và lưu trữ sổ kế toán

Xem chi tiết tại: Mở, ghi, khóa và lưu trữ sổ kế toán theo luật kế toán 2015

Điều 27. Sửa chữa sổ kế toán

Xem chi tiết tại: Quy đinh về sửa chữa sổ kế toán theo luật kế toán 2015

Điều 28. Đánh giá và ghi nhận theo giá trị hợp lý

1. Các loại tài sản và nợ phải trả được đánh giá và ghi nhận theo giá trị hợp lý tại thời điểm cuối kỳ lập báo cáo tài chính gồm:

a) Công cụ tài chính theo yêu cầu của chuẩn mực kế toán phải ghi nhận và đánh giá lại theo giá trị hợp lý;

b) Các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ được đánh giá theo tỷ giá giao dịch thực tế;

c) Các tài sản hoặc nợ phải trả khác có giá trị biến động thường xuyên, theo yêu cầu của chuẩn mực kế toán phải được đánh giá lại theo giá trị hợp lý.

2. Việc đánh giá lại tài sản và nợ phải trả theo giá trị hợp lý phải bảo đảm có căn cứ xác thực. Trường hợp không có cơ sở để xác định được giá trị một cách đáng tin cậy thì tài sản và nợ phải trả được ghi nhận theo giá gốc.

3. Bộ Tài chính quy định cụ thể các tài sản và nợ phải trả được ghi nhận và đánh giá lại theo giá trị hợp lý, phương pháp kế toán ghi nhận và đánh giá lại theo giá trị hợp lý.

Mục 3. BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Điều 29. Báo cáo tài chính của đơn vị kế toán

Xem chi tiết tại: Báo cáo tài chính của đơn vị kế toán theo luật kế toán năm 2015

Điều 30. Báo cáo tài chính nhà nước

Xem chi tiết tại: Báo cáo tài chính nhà nước theo luật kế toán năm 2015

Điều 31. Nội dung công khai báo cáo tài chính

Xem chi tiết tại: Nội dung công khai báo cáo tài chính theo luật kế toán 2015

Điều 32. Hình thức và thời hạn công khai báo cáo tài chính

Xem chi tiết tại: Hình thức và thời hạn công khai BCTC theo luật kế toán 2015

Điều 33. Kiểm toán báo cáo tài chính

1. Báo cáo tài chính năm của đơn vị kế toán mà pháp luật quy định phải kiểm toán thì phải được kiểm toán trước khi nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền và trước khi công khai.

2. Đơn vị kế toán khi được kiểm toán phải tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật về kiểm toán.

3. Báo cáo tài chính của đơn vị kế toán đã được kiểm toán khi nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải có báo cáo kiểm toán kèm theo.

Mục 4. KIỂM TRA KẾ TOÁN

Điều 34. Kiểm tra kế toán

Xem chi tiết tại: Kiểm tra kế toán và nội dung kiểm tra theo luật kế toán 2015

Điều 35. Nội dung kiểm tra kế toán

Xem chi tiết tại: Kiểm tra kế toán và nội dung kiểm tra theo luật kế toán 2015

Điều 36. Thời gian kiểm tra kế toán

Thời gian kiểm tra kế toán do cơ quan có thẩm quyền kiểm tra kế toán quyết định nhưng không quá 10 ngày, không kể ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của Bộ luật lao động. Trường hợp nội dung kiểm tra phức tạp, cần có thời gian để đánh giá, đối chiếu, kết luận, cơ quan có thẩm quyền kiểm tra kế toán có thể kéo dài thời gian kiểm tra; thời gian kéo dài đối với mỗi cuộc kiểm tra không quá 05 ngày, không kể ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của Bộ luật lao động.

Điều 37. Quyền và trách nhiệm của đoàn kiểm tra kế toán

Xem chi tiết tại: Quyền và trách nhiệm của đoàn kiểm tra và đơn vị được kiểm tra kế toán

Điều 38. Quyền và trách nhiệm của đơn vị kế toán được kiểm tra kế toán

Xem chi tiết tại: Quyền và trách nhiệm của đoàn kiểm tra và đơn vị được kiểm tra kế toán

Điều 39. Kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ

Xem chi tiết tại: Kiểm toán và kiểm soát nội bộ theo luật kế toán năm 2015

Mục 5. KIỂM KÊ TÀI SẢN, BẢO QUẢN, LƯU TRỮ TÀI LIỆU KẾ TOÁN

Điều 40. Kiểm kê tài sản

Xem chi tiết tại: Kiểm kê tài sản theo luật kế toán năm 2015

Điều 41. Bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán

Xem chi tiết tại: Quy định về bảo quản và lưu trữ tài liệu kế toán mới nhất

Điều 42. Trách nhiệm của đơn vị kế toán trong trường hợp tài liệu kế toán bị mất hoặc bị hủy hoại

Khi phát hiện tài liệu kế toán bị mất hoặc bị hủy hoại, đơn vị kế toán phải thực hiện ngay các công việc sau đây:

1. Kiểm tra, xác định và lập biên bản về số lượng, hiện trạng, nguyên nhân tài liệu kế toán bị mất hoặc bị hủy hoại; thông báo cho tổ chức, cá nhân có liên quan và cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

2. Tổ chức phục hồi lại tài liệu kế toán bị hư hỏng;

3. Liên hệ với tổ chức, cá nhân có giao dịch tài liệu, số liệu kế toán để được sao chụp hoặc xác nhận lại tài liệu kế toán bị mất hoặc bị hủy hoại;

4. Đối với tài liệu kế toán có liên quan đến tài sản nhưng không thể phục hồi bằng các biện pháp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này thì phải kiểm kê tài sản để lập lại tài liệu kế toán bị mất hoặc bị hủy hoại.

Mục 6. CÔNG VIỆC KẾ TOÁN TRONG TRƯỜNG HỢP ĐƠN VỊ KẾ TOÁN CHIA, TÁCH, HỢP NHẤT, SÁP NHẬP, CHUYỂN ĐỔI LOẠI HÌNH HOẶC HÌNH THỨC SỞ HỮU, GIẢI THỂ, CHẤM DỨT HOẠT ĐỘNG, PHÁ SẢN

Điều 43. Công việc kế toán trong trường hợp chia đơn vị kế toán

Xem chi tiết tại: Công việc kế toán trong trường hợp chia, tách đơn vị kế toán

Điều 44. Công việc kế toán trong trường hợp tách đơn vị kế toán

Xem chi tiết tại: Công việc kế toán trong trường hợp chia, tách đơn vị kế toán

Điều 45. Công việc kế toán trong trường hợp hợp nhất các đơn vị kế toán

Xem chi tiết tại: Công việc kế toán trong trường hợp hợp nhất hoặc sáp nhập đơn vị kế toán

Điều 46. Công việc kế toán trong trường hợp sáp nhập đơn vị kế toán

Xem chi tiết tại: Công việc kế toán trong trường hợp hợp nhất hoặc sáp nhập đơn vị kế toán

Điều 47. Công việc kế toán trong trường hợp chuyển đổi loại hình hoặc hình thức sở hữu

Xem chi tiết tại: Công việc kế toán trong việc chuyển đổi loại hình sở hữu hoặc hoặc giải thể, phá sản

Điều 48. Công việc kế toán trong trường hợp giải thể, chấm dứt hoạt động, phá sản

Xem chi tiết tại: Công việc kế toán trong việc chuyển đổi loại hình sở hữu hoặc hoặc giải thể, phá sản

Chương III

TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ NGƯỜI LÀM KẾ TOÁN

Điều 49. Tổ chức bộ máy kế toán

1. Đơn vị kế toán phải tổ chức bộ máy kế toán, bố trí người làm kế toán hoặc thuê dịch vụ làm kế toán.

2. Việc tổ chức bộ máy, bố trí người làm kế toán, kế toán trưởng, phụ trách kế toán hoặc thuê dịch vụ làm kế toán, kế toán trưởng thực hiện theo quy định của Chính phủ.

Điều 50. Trách nhiệm của người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán

Xem chi tiết tại: Trách nhiệm của người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán

Điều 51. Tiêu chuẩn, quyền và trách nhiệm của người làm kế toán

Xem chi tiết tại: Tiêu chuẩn quyền và trách nhiệm của người làm kế toán theo luật kế toán 2015

Điều 52. Những người không được làm kế toán

Xem chi tiết tại: Người không được làm kế toán theo luật kế toán năm 2015

Điều 53. Kế toán trưởng

Xem chi tiết tại: Tiêu chuẩn và điều kiện của kế toán trưởng theo luật kế toán năm 2015

Điều 54. Tiêu chuẩn và điều kiện của kế toán trưởng

Xem chi tiết tại: Tiêu chuẩn và điều kiện của kế toán trưởng theo luật kế toán năm 2015

Điều 55. Trách nhiệm và quyền của kế toán trưởng

Xem chi tiết tại: Trách nhiệm và quyền của kế toán trưởng theo luật kế toán 2015

Điều 56. Thuê dịch vụ làm kế toán, dịch vụ làm kế toán trưởng

Xem chi tiết tại: Quy định mới về Dịch vụ làm kế toán và Dịch vụ thuê kế toán trưởng

Chương IV

HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ KẾ TOÁN

Điều 57. Chứng chỉ kế toán viên

1. Người được cấp chứng chỉ kế toán viên phải có các tiêu chuẩn sau đây:

a) Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật;

b) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành tài chính, kế toán, kiểm toán hoặc chuyên ngành khác theo quy định của Bộ Tài chính;

c) Đạt kết quả kỳ thi lấy chứng chỉ kế toán viên.

2. Người có chứng chỉ chuyên gia kế toán hoặc chứng chỉ kế toán do tổ chức nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế về kế toán cấp được Bộ Tài chính Việt Nam công nhận, đạt kỳ thi sát hạch về pháp luật kinh tế, tài chính, kế toán Việt Nam và có tiêu chuẩn quy định tại điểm a khoản 1 Điều này thì được cấp chứng chỉ kế toán viên.

3. Bộ Tài chính quy định điều kiện thi lấy chứng chỉ kế toán viên, thủ tục cấp và thu hồi chứng chỉ kế toán viên.

Điều 58. Đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán

Xem chi tiết tại: Đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán theo luật kế toán 2015

Điều 59. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán

Xem chi tiết tại: Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán theo luật kế toán 2015

Điều 60. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán

Xem chi tiết tại: Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán theo luật kế toán năm 2015

Điều 61. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán

Xem chi tiết tại: Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán theo luật kế toán 2015

Điều 62. Thời hạn cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán

  1. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán cho doanh nghiệp; trường hợp từ chối cấp thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
  2. Trường hợp cần làm rõ vấn đề liên quan đến hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán, Bộ Tài chính yêu cầu doanh nghiệp đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán giải trình. Thời hạn cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán tính từ ngày nhận tài liệu giải trình bổ sung.

Điều 63. Cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán

Xem chi tiết tại: Cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán theo luật kế toán năm 2015

Điều 64. Phí cấp, cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán

Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán được cấp, cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán phải nộp phí theo quy định của pháp luật.

Điều 65. Hộ kinh doanh dịch vụ kế toán

1. Hộ kinh doanh được phép kinh doanh dịch vụ kế toán khi đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Có Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh;

b) Cá nhân, đại diện nhóm cá nhân thành lập hộ kinh doanh phải là kế toán viên hành nghề.

2. Hộ kinh doanh dịch vụ kế toán không cần có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán.

Điều 66. Những thay đổi phải thông báo cho Bộ Tài chính

Xem chi tiết tại: Những thay đổi doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán phải thông báo cho Bộ Tài chính

Điều 67. Trách nhiệm của kế toán viên hành nghề, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán, hộ kinh doanh dịch vụ kế toán

  1. Thực hiện công việc kế toán liên quan đến nội dung dịch vụ kế toán thỏa thuận trong hợp đồng.
  2. Tuân thủ pháp luật về kế toán và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán.
  3. Chịu trách nhiệm trước khách hàng và trước pháp luật về nội dung dịch vụ kế toán đã cung cấp và phải bồi thường thiệt hại do mình gây ra.
  4. Thường xuyên trau dồi kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm, thực hiện chương trình cập nhật kiến thức hàng năm theo quy định của Bộ Tài chính.
  5. Tuân thủ sự quản lý nghề nghiệp và kiểm soát chất lượng dịch vụ kế toán của Bộ Tài chính hoặc của tổ chức nghề nghiệp về kế toán được Bộ Tài chính ủy quyền.
  6. Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp theo quy định của Chính phủ.

Điều 68. Trường hợp không được cung cấp dịch vụ kế toán

Xem chi tiết tại: Những trường hợp không được cung cấp dịch vụ kế toán theo luật kế toán 2015

Điều 69. Đình chỉ kinh doanh dịch vụ kế toán và thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán, Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán

Xem chi tiết tại: Đình chỉ kinh doanh và thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ kế toán theo luật kế toán 2015

Điều 70. Tổ chức nghề nghiệp về kế toán

1. Tổ chức nghề nghiệp về kế toán được thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật về hội và có trách nhiệm tuân thủ các quy định của pháp luật về kế toán.

2. Tổ chức nghề nghiệp về kế toán được bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho người làm kế toán, kế toán viên hành nghề và thực hiện một số nhiệm vụ liên quan đến hoạt động kế toán do Chính phủ quy định.

Chương V

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KẾ TOÁN

Điều 71. Quản lý nhà nước về kế toán

Xem chi tiết tại: Quản lý nhà nước về kế toán theo luật kế toán 2015

Chương VI

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 72. Hiệu lực thi hành

  1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2017.
  2. Luật kế toán số 03/2003/QH11 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành.

Điều 73. Điều khoản chuyển tiếp

  1. Chính phủ chuẩn bị các điều kiện cần thiết để bắt đầu việc lập báo cáo tài chính nhà nước theo quy định tại Điều 30 của Luật này chậm nhất là 24 tháng, kể từ ngày Luật này có hiệu lực.
  2. Trong thời hạn 24 tháng, kể từ ngày Luật này có hiệu lực, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán thành lập trước ngày Luật này có hiệu lực phải bảo đảm các điều kiện theo quy định của Luật này để được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán; nếu không đủ điều kiện theo quy định của Luật này thì phải chấm dứt hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán.
  3. Chứng chỉ hành nghề kế toán đã cấp cho công dân Việt Nam, người nước ngoài theo Luật kế toán số 03/2003/QH11 có giá trị như chứng chỉ kế toán viên quy định tại Luật này.

Điều 74. Quy định chi tiết

  1. Chính phủ, Bộ Tài chính có trách nhiệm quy định chi tiết các điều, khoản được giao trong Luật.
  2. Căn cứ những nguyên tắc cơ bản của Luật này, Chính phủ quy định cụ thể nội dung công tác kế toán đối với văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, hộ kinh doanh và tổ hợp tác.
Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 20 tháng 11 năm 2015. Tải về bản Word Luật kế toán năm 2015 tại đây
5.0
1961 Đánh giá
haivtca
Tác giả haivtca Admin
Bài viết trước Quy định về đơn vị tính, chữ viết và chữ số sử dụng trong kế toán

Quy định về đơn vị tính, chữ viết và chữ số sử dụng trong kế toán

Bài viết tiếp theo

Tuyển dụng Trưởng phòng dịch vụ kế toán năm 2022

Tuyển dụng Trưởng phòng dịch vụ kế toán năm 2022
Viết bình luận
Thêm bình luận

Bài viết liên quan

Thông báo