Lỗ chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại khoản mục có gốc ngoại tệ

haivtca Tác giả haivtca 19/07/2024 11 phút đọc

Lỗ chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại khoản mục có gốc ngoại tệ cuối năm có được tính vào chi phí được trừ không?

Lỗ chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại khoản mục có gốc ngoại tệ Tỷ giá và chênh lệch tỷ giá là một trong những quy định mới của Thông tư 200/2014/TT-BTC, giúp cho chính sách kế toán gần với chuẩn mực quốc tế và tuân thủ nguyên tắc thận trọng hơn.

Lo chenh lech ty gia

1. Quy định của thuế.

Căn cứ Thông tư 78/2014/TT-BTC tại Điều 6, Khoản 2, Điểm 2.9 quy định về các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế như sau:

2.22.Lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối kỳ tính thuế bao gồm chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư cuối năm là: tiền mặt, tiền gửi, tiền đang chuyển, các khoản nợ phải thu có gốc ngoại tệ (trừ lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản nợ phải trả có gốc ngoại tệ cuối kỳ tính thuế).

Thông tư 78/2014/TT-BTC tại Điều 7, Khoản 9 quy định về thu nhập từ chênh lệch tỷ giá như sau:

Lãi chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản nợ phải trả bằng ngoại tệ cuối năm tài chính được bù trừ với lỗ chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản nợ phải trả bằng ngoại tệ cuối năm tài chính. Sau khi bù trừ lãi hoặc lỗ chênh lệch tỷ giá liên quan trực tiếp đến doanh thu, chi phí của hoạt động sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp được tính vào thu nhập hoặc chi phí của hoạt động sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp. Lãi hoặc lỗ chênh lệch tỷ giá không liên quan trực tiếp đến doanh thu, chi phí của hoạt động sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp được tính vào thu nhập khác hoặc chi phí sản xuất kinh doanh chính khi xác định thu nhập chịu thuế.

…..

Các khoản chênh lệch tỷ giá nêu trên không bao gồm chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư cuối năm là: tiền mặt, tiền gửi, tiền đang chuyển, các khoản nợ phải thu có gốc ngoại tệ.

Căn cứ theo các quy định trên:

- Đối với khoản chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại khoản mục có gốc ngoại tệ cuối năm là tiền mặt, tiền gửi, tiền đang chuyển, các khoản nợ phải thu có gốc ngoại tệ thì lãi hoặc lỗ chênh lệch tỷ giá không được tính vào thu nhập chịu thuế hoặc chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.

- Đối với khoản chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản nợ phải trả bằng ngoại tệ thì lãi hoặc lỗ chênh lệch tỷ giá được tính vào thu nhập chịu thuế hoặc được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.

2. Quy định của kế toán lỗ chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại khoản mục có gốc ngoại tệ.

2.1 Chính sách

Căn cứ Thông tư 200/2014/TT-BTC tại Điều 69, Khoản 2, Điểm c quy định về nguyên tắc kế toán chênh lệch tỷ giá như sau:

“c) Doanh nghiệp phải đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ theo tỷ giá giao dịch thực tế tại tất cả các thời điểm lập Báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật. Đối với các doanh nghiệp đã sử dụng công cụ tài chính để dự phòng rủi ro hối đoái thì không được đánh giá lại các khoản vay, nợ phải trả có gốc ngoại tệ đã sử dụng công cụ tài chính để dự phòng rủi ro hối đoái.”

Thông tư 200/2014/TT-BTC tại Điều 69, Khoản 1 quy định như sau:

“Các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ có thể bao gồm:

a) Tiền mặt, các khoản tương đương tiền, tiền gửi có kỳ hạn bằng ngoại tệ;

b) Các khoản nợ phải thu, nợ phải trả có gốc ngoại tệ, ngoại trừ:

- Các khoản trả trước cho người bán và các khoản chi phí trả trước bằng ngoại tệ. Trường hợp tại thời điểm lập báo cáo có bằng chứng chắc chắn về việc người bán không thể cung cấp hàng hoá, dịch vụ và doanh nghiệp sẽ phải nhận lại các khoản trả trước bằng ngoại tệ thì các khoản này được coi là các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ.

- Các khoản người mua trả tiền trước và các khoản doanh thu nhận trước bằng ngoại tệ. Trường hợp tại thời điểm lập báo cáo có bằng chứng chắc chắn về việc doanh nghiệp không thể cung cấp hàng hoá, dịch vụ và sẽ phải trả lại các khoản nhận trước bằng ngoại tệ cho người mua thì các khoản này được coi là các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ.

c) Các khoản đi vay, cho vay dưới mọi hình thức được quyền thu hồi hoặc có nghĩa vụ hoàn trả bằng ngoại tệ.

d) Các khoản đặt cọc, ký cược, ký quỹ được quyền nhận lại bằng ngoại tệ; Các khoản nhận ký cược, ký quỹ phải hoàn trả bằng ngoại tệ.”

Căn cứ theo quy định trên cuối năm doanh nghiệp phải đánh giá lại các khoản mục có gốc ngoại tệ.

2.2 Hạch toán kế toán:

- Kế toán đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ theo tỷ giá hối đoái giao dịch thực tế tại thời điểm báo cáo:

+ Nếu phát sinh lãi tỷ giá hối đoái:

Nợ các TK 1112, 1122, 128, 228, 131, 136, 138, 331, 341,..

Có TK 413

+ Nếu phát sinh lỗ tỷ giá hối đoái:

Nợ TK 413

Có các TK 1112, 1122, 128, 228, 131, 136, 138, 331, 341,...

- Kế toán xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ:

+ Kết chuyển lãi tỷ giá hối đoái đánh giá lại cuối năm tài chính vào doanh thu hoạt động tài chính:

Nợ TK 413

Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (nếu lãi tỷ giá hối đoái).

+ Kết chuyển lỗ tỷ giá hối đoái đánh giá lại cuối năm tài chính vào chi phí tài chính:

Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (nếu lỗ tỷ giá hối đoái)

Có TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4131).

Lưu ý: Đối với những khoản chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại lại khoản mục có gốc ngoại tệ cuối năm là tiền mặt, tiền gửi, tiền đang chuyển, các khoản nợ phải thu có gốc ngoại tệ thì phải loại trừ ra khỏi chi phí được trừ trước khi thực hiện quyết toán thuế TNDN.

5.0
795 Đánh giá
haivtca
Tác giả haivtca Admin
Bài viết trước Hàng hóa trong những trường hợp nào thì được áp dụng thuế suất 0%

Hàng hóa trong những trường hợp nào thì được áp dụng thuế suất 0%

Bài viết tiếp theo

Tuyển dụng Trưởng phòng dịch vụ kế toán năm 2022

Tuyển dụng Trưởng phòng dịch vụ kế toán năm 2022
Viết bình luận
Thêm bình luận

Bài viết liên quan

Thông báo