Kiểm kê tài sản doanh nghiệp
1/ Kiểm kê hàng hoá, tài sản
Kiểm kê tài sản là việc cân, đong, đo, đếm số lượng; xác nhận và đánh giá chất lượng, giá trị của tài sản, nguồn vốn hiện có tại thời điểm kiểm kê để kiểm tra, đối chiếu với số liệu trong sổ kế toán.
2/ Thời điểm kiểm kê hàng hoá tài sản:
Theo Điều 39 luật kế toán số 03/2003/QH11 có quy định thời điểm kiểm kê hàng hoá tài sản như sau:
a) Cuối kỳ kế toán năm, trước khi lập báo cáo tài chính;
b) Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, giải thể, chấm dứt hoạt động, phá sản hoặc bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp;
c) Chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp;
d) Xảy ra hỏa hoạn, lũ lụt và các thiệt hại bất thường khác;
đ) Đánh giá lại tài sản theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
e) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
3/ Vai trò của kế toán trong kiểm kê
a/ Xây dựng kế hoạch kiểm kê:
- Thời gian tiến hành kiểm kê,
- Thành phần ban kiểm kê,
- Khoá sổ kế toán trước khi kiểm kê,
- Lấy số liệu kế toán của những tài sản cần kiểm kê
- Thống nhất cách làm cho những người làm công tác kiểm kê.
b/ Trong khi kiểm kê:
- Kiểm tra việc ghi chép trên biên bảng kiểm kê,
- Đối chiếu phát hiện chênh lệch,
- Tham gia đề xuất ý kiến cho lãnh đạo giải quyết khoản chênh lệch đó.
- Tham gia xác định chất lượng, giá trị của hàng hoá tài sản trong kiểm kê
c/ Sau khi kiểm
- Kế toán phải lập báo cáo tổng hợp kết quả kiểm kê.
- Trường hợp có chênh lệch giữa số liệu thực tế kiểm kê với số liệu ghi trên sổ kế toán, đơn vị kế toán phải xác định nguyên nhân và phải phản ánh số chênh lệch và kết quả xử lý vào sổ kế toán trước khi lập báo cáo tài chính.
- Điều chỉnh số liệu theo ý kiến giải quyết và theo chế độ quy định.
- Hoàn thiện sổ sách kế toán
d/ Việc kiểm kê phải phản ánh đúng thực tế tài sản, nguồn hình thành tài sản. Người lập và ký báo cáo tổng hợp kết quả kiểm kê phải chịu trách nhiệm về kết quả kiểm
Việc phản ánh, xử lý chênh lệch số liệu kiểm kê làm cho số liệu kế toán chính xác trung thực và đó là cơ sở để lập báo cáo tài chính của doanh