Thủ tục thanh lý tài sản cố định mới nhất
Tài sản thuộc sự quản lý của Doanh nghiệp, khi không có nhu cầu tiếp tục sử dụng hoặc muốn chuyển nhượng cho cá nhân, tổ chức khác, doanh nghiệp giải thể, phá sản thì phải thực hiện thanh lý tài sản cố định. Thủ tục thanh lý tài sản cố định mới nhất cần phải làm những gì?
1. Các thủ tục thanh lý tài sản cố định mới nhất.
Bước 1: Đề nghị thanh lý tài sản Căn cứ kết quả kiểm kê, quá trình theo dõi sử dụng tài sản, bộ phận quản lý tài sản lập tờ trình đề nghị thanh lý tài sản. Bước 2: Lập hội đồng thanh lý, quyết định thanh lý tài sản a) Lãnh đạo đơn vị ra quyết định thành lập Hội đồng thanh lý. b) Thành phần Hội đồng thanh lý thường bao gồm : - Thủ trưởng đơn vị, hoặc chủ sở hữu: Chủ tịch Hội đồng - Kế toán trưởng, kế toán theo dõi tài sản - Trưởng bộ phận hoặc người sử dụng quản lý tài sản - Cán bộ có hiểu biết về đặc điểm, tính năng kỹ thuật của tài sản - Đại diện Công đoàn, Thanh tra nhân nhân (nếu cần) c) Họp Hội đồng thanh lý Hội đồng thanh lý họp và quyết định những vẫn đề sau: - Hủy hay bán tài sản; - Đánh giá giá trị còn lại của tài sản; - Đưa ra giá trần hoặc giá sàn của tài sản; - Quyết định hình thức, thủ tục bán: Đấu giá, chọn giá...; - Giao cho cá nhân trực tiếp thực hiện; Bước 3: Tổ chức thực hiện: - Tiến hành thực hiện các bước thanh lý như quyết định của Hội đồng thanh lý; - Lập Hội đồng hủy tài sản (nếu tài sản mang hủy); - Xuất hóa đơn bán thanh lý; - Bộ phận kế toán căn cứ vào Biên bản hủy, hoặc hóa đơn xuất bán, để ghi giảm tài sản, ghi tăng thu nhập (nếu có), đồng thời ghi nhận chi phí thanh lý. Lưu ý : Những trường hợp tài sản khấu hao hết cũng vẫn phải có quyết định của Hội đồng thanh lý mới ghi giảm tài sản và khấu hao. 2. Hạch toán kế toán nghiệp vụ thanh lý tài sản cố định a. Thanh lý tài sản cố định đã hết khấu hao - Ghi giảm tài sản cố định thanh lý: Nợ TK 214: Có TK 211: - Chi phí phát sinh trong quá trình thanh lý tài sản (Nếu có). Nợ TK 811: Nợ TK 133: (Nếu có) Có TK 111: - Thu tiền từ thanh lý tài sản Nợ TK 111, 112, 131 Có TK 711 Có TK 3331 b. Thanh lý tài sản còn khấu hao - Ghi giảm giá trị tài sản Nợ TK 214: Giá trị tài sản đã trích khấu hao Nợ TK 811: Giá trị còn lại của tài sản. Có TK 211 - Chi phí phát sinh trong quá trình thanh lý tài sản. Nợ TK 811 Có TK 111 - Thu tiền từ thanh lý tài sản Nợ TK 111, 112, 131 Có TK 711 Có TK 3331 Mời các bạn xem tiếp: Thủ tục góp vốn bằng tài sản của các cá nhân và tổ chức; Mua bảo hiểm tài sản có được tính vào chi phí được trừ; Khái niệm tài sản cố định
Viết bình luận
Thêm bình luận