Hạch toán tiền thuế truy thu sau quyết toán
Các khoản tiền truy thu thuế, tiền phạt chậm nộp thuế sau quyết toán đều là các khoản phát sinh của các kỳ toán trước. Vậy đối với những khoản tiền như vậy, kế toán sẽ cần phải xử lý như thế nào? Đại lý thuế Công Minh xin hướng dẫn Hạch toán tiền thuế truy thu sau quyết toán và những ảnh hưởng của nó.
Hạch toán tiền thuế truy thu sau quyết toán
Đầu tiên phải xét các khoản tiền truy thu thế sau quyết toán là khoản gì?. Xét trên góc độ của cơ quan thuế xem xét theo Thông tư 78/2014/TT-BTC, tại điều 6, Khoản 2, điểm 2,36 quy định:
Các khoản tiền phạt về vi phạm hành chính bao gồm: vi phạm luật giao thông, vi phạm chế độ đăng ký kinh doanh, vi phạm chế độ kế toán thống kê, vi phạm pháp luật về thuế bao gồm cả tiền chậm Nộp thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế và các khoản phạt về vi phạm hành chính khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy khoản tiền truy thu sẽ được xem như là khoản chi phí và không được tính là chi phí được trừ khi quyết toán thuế TNDN. Điều này làm nhiều kế toán hiểu là khoản tiền thuế này sẽ đưa vào chi phí khác - Tài khoản 811.
Tuy nhiên theo Công văn số 13521/CT-TTHT ngày 28 tháng 12 năm 2007 của Cục thuế TPHCM có hướng dẫn về cách hạch toán cho doanh nghiệp như sau.
- Thuế GTGT truy thu thêm :
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp
Nợ TK 4211 - Lợi nhuận chưa phân phối năm trước.
- Thuế TNDN truy thu thêm :
Có TK 3334 - Thuế TNDN phải nộp
Nợ TK 4211 - Lợi nhuận chưa phân phối năm trước.
- Thuế Thu nhập cá nhân truy thu thêm :
+ Trường hợp khấu trừ vào tiền lương của người lao động kỳ này
Có TK 3335 - Thuế TNCN phải nộp
Nợ TK 334- Phải trả người lao động
+ Trường hợp do công ty phải trả
Có TK 3335 - Thuế TNCN phải nộp
Nợ TK 4211 - Lợi nhuận chưa phân phối năm trước.
Vây nên hạch toán vào TK 4211 hay TK 811 những khoản truy thu thuế và phạt thuế?
Nếu xét trên theo chuẩn mực kế toán, theo quy định tại chuẩn mực kế toán số 29. tại đoạn 23, 25 quy định:
23. Doanh nghiệp phải điều chỉnh hồi tố những sai sót trọng yếu liên quan đến các kỳ trước vào báo cáo tài chính phát hành ngay sau thời điểm phát hiện ra sai sót bằng cách:
(a) Điều chỉnh lại số liệu so sánh nếu sai sót thuộc kỳ lấy số liệu so sánh; hoặc
(b) Điều chỉnh số dư đầu kỳ của tài sản, nợ phải trả và các khoản mục thuộc vốn chủ sở hữu của kỳ lấy số liệu so sánh, nếu sai sót thuộc kỳ trước kỳ lấy số liệu so sánh.
25. Khi không thể xác định được ảnh hưởng của sai sót đến từng kỳ, Doanh nghiệp phải điều chỉnh số dư đầu kỳ của tài sản, nợ phải trả và các khoản mục thuộc vốn chủ sở hữu của kỳ sớm nhất (có thể chính là kỳ hiện tại) mà Doanh nghiệp xác định được ảnh hưởng của sai sót .
Theo chuẩn mực kế toán, những khoản truy thu, phạt thuế, được điều chỉnh vào số dư đầu kỳ của tài sản và các khoản nợ phải trả và các khoản mục thuộc vốn chủ sở hữu của năm hiện tại (năm thực hiện việc kiểm tra). Như vậy, số dư đầu kỳ của năm hiện tại, sẽ là số đúng sau khi đã điều chỉnh những số liệu bị truy thu hay phạt thuế của những năm trước.
Cách xử lý hạch toán
Tất cả các khoản truy thu đều làm giảm lợi nhuận của doanh nghiêp, tuy nhiên đối với mỗi cách hạch toán, kế toán cần sẽ gặp phải những vấn đề cần phải giải thích như sau"
+ Nếu hạch toán vào TK 4211:
- Việc phân chia lợi nhuận sau thuế là thẩm quyền của Chủ sở hữu, không phải thẩm quyền của kế tóan; Vì thế, muốn hạch toán vào TK 4211 phải có ý kiến của Chủ sở hữu. Chủ sở hữu không phải lúc nào cũng phê duyệt được việc này, vì thế nếu kế toán tự hạch tóan vào TK này là vi phạm quy chế tài chính của Doanh nghiệp, vi phạm quyền tài sản của Chủ sở hữu.
- Khi kết thúc năm tài chính, báo cáo quyết tóan đã lập và đã đựơc thông qua kết quả kinh doanh trong năm. Thưởng phạt liên quan tới kết quả kinh doanh trong kỳ đã được thực hiện trên cơ sở thành tích của từng cá nhân trong Doanh nghiệp. Nếu kế tóan hạch toán các khỏan truy thu, phạt thuế vào lợi nhuận của năm trước, mà không có sự thông qua tập thể, không minh bạch, có thể đã che dấu đi những sai phạm (dẫn tới phải truy thu và phạt thuế) của những cá nhân liên quan.
+ Nếu hạch toán vào TK 811:
- Khi xem xét thông qua báo cáo tài chính của năm hiện tại, kế toán và giám đốc điều hành phải giải trình trước Chủ sở hữu chi phí khác trong năm (là những khoản truy thu, phạt thuế), từ đó phải giải trình về những sai phạm của từng cá nhân của những năm bị truy thu thuế, phạt thuế.
- Không giấu được những sai phạm của những cá nhân từ những năm trước.
- Cuối kỳ phải loại trừ những khỏan truy thu, phạt thuế này trước khi tính thuế TNDN.
Cách hạch toán vào TK 811 thường được các công ty quy mô lớn, có bộ máy quản lý chuyên nghiệp thực hiện. Với những kế toán ở những công ty nhỏ, không muốn phải hạch toán kết chuyển phức tạp, thường chọn cách hạch toán thẳng vào TK 4211.
Như vậy, việc làm giảm lơi nhuân đối với các khoản truy thu là khoản nhay cảm đối với kế toán khi phải giải trình với các chủ doanh nghiệp về số liệu này. Mặc dù cách hạch toán không phức tạp nhưng những hệ lụy mà nó mang lại khiến kế toán phải lưa chọn để giải trình cho phù hợp.
Ví dụ về cách hạch toán:
Sau khi kiểm tra quyết toán, Doanh nghiệp bị truy thu số thuế thuế TNDN là 30 triệu. Tiền phạt là 30 triệu. Trong đó chi phí bị loại có 12 triệu là khấu hao TSCĐ vượt định mức. Giả sử, Doanh nghiệp không truy thu được thuế TNCN, và không muốn có chênh lệch tạm thời về khấu hao TSCĐ. Đối chiếu với hướng dẫn của Cục thuế TPHCM, kế toán cần thực hiện như sau
+ Khi nhận được quyết định truy thu và phạt, kế toán hạch toán:
Nợ TK 4211, Có TK 3334 : 30 triệu
Nợ TK 4211, Có TK 214 : 12 triệu
+ Khi nộp tiền truy thu và nộp phạt, kế toán hạch toán:
Nợ TK 3334/ Có TK 111,112 : 30 triệu
Nợ TK 4211, Có TK 111, 112: 30 triệu
Nếu hạch toán vào TK 811, cuối kỳ, khi quyết toán thuế TNDN, bạn đưa vào chỉ tiêu B4: Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế tại Tờ khai quyết toán thuế TNDN Mẫu 03/TNDN số tiền là 60 triệu
Mời các bạn xem thêm bài viết liên quan