Hạch toán kế toán hợp đồng hợp tác kinh doanh theo hình thức hoạt động kinh doanh đồng kiểm soát

haivtca Tác giả haivtca 19/07/2024 12 phút đọc
Đại lý thuế Công minh xin hướng dẫn phương pháp Hạch toán kế toán hợp đồng hợp tác kinh doanh theo hình thức hoạt động kinh doanh đồng kiểm soát như sau: 1. Kế toán góp vốn và nhận vốn góp hoạt động kinh doanh đồng kiểm soát a) Tại bên nhận vốn góp – Căn cứ biên bản góp vốn của các bên tham gia hợp đồng liên doanh đồng kiểm soát, bên nhận vốn góp ghi: Nợ các TK 111,112, 152, 155, 156… Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác. Khi trả lại vốn góp cho các bên, kế toán ghi đảo bút toán trên. Nếu có chênh lệch giữa giá trị hợp lý của tài sản trả lại và giá trị khoản nhận góp của các bên, kế toán phản ánh thu nhập khác hoặc chi phí khác. – Nếu nhận vốn góp bằng TSCĐ mà không có sự chuyển giao quyền sở hữu, bên nhận vốn góp chỉ theo dõi chi tiết trên hệ thống quản trị và thuyết minh như tài sản nhận giữ hộ. b) Tại bên góp vốn – Căn cứ biên bản góp vốn của các bên tham gia hợp đồng liên doanh đồng kiểm soát, bên nhận góp vốn ghi: Nợ TK 138 – Phải thu khác Có các TK 111,112, 152, 155, 156… Khi nhận lại vốn góp, kế toán ghi đảo bút toán trên. Nếu có chênh lệch giữa giá trị hợp lý của tài sản nhận về và giá trị khoản vốn góp, kế toán phản ánh thu nhập khác hoặc chi phí khác. – Nếu góp vốn bằng TSCĐ mà không có sự chuyển giao quyền sở hữu, bên góp vốn không ghi giảm TSCĐ mà chỉ theo dõi chi tiết trên hệ thống quản trị và thuyết minh về địa điểm đặt tài sản. 2. Kế toán chi phí phát sinh riêng tại mỗi bên liên doanh – Căn cứ vào các hóa đơn, chứng từ liên quan, tập hợp chi phí phát sinh riêng mà bên liên doanh phải gánh chịu khi tham gia hoạt động kinh doanh đồng kiểm soát, ghi: Nợ các TK 621, 622, 627, 641, 642 (chi tiết cho hợp đồng liên doanh) Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) Có các TK 111, 112, 331,… – Cuối kỳ, kết chuyển chi phí phát sinh riêng để tổng hợp chi phí SXKD của hợp đồng liên doanh, ghi: Nợ TK 154 – Chi phí SXKD dở dang (chi tiết cho hợp đồng liên doanh) Có các TK 621, 622, 627 (chi tiết cho hợp đồng liên doanh). 3. Kế toán chi phí phát sinh chung do mỗi bên tham gia liên doanh gánh chịu: a) Kế toán tại bên tham gia liên doanh có phát sinh chi phí chung: – Khi phát sinh chi phí chung do mỗi bên liên doanh phải gánh chịu, căn cứ vào các hóa đơn, chứng từ liên quan, ghi: Nợ các TK 621, 622, 627, 641, 642 (chi tiết cho hợp đồng liên doanh) Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) Có các TK 111, 112, 331,… – Nếu hợp đồng liên doanh quy định phải phân chia chi phí chung, cuối kỳ căn cứ vào quy định của hợp đồng, kế toán lập Bảng phân bổ chi phí chung cho các bên góp vốn liên doanh và sau khi được các bên liên doanh chấp nhận, căn cứ vào chí phí được phân bổ cho các bên góp vốn liên doanh khác, ghi: Nợ TK 138 – Phải thu khác (chi tiết cho từng đối tác) Có TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu chia thuế đầu vào) Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (nếu thuế đầu vào của chi phí chung đã khấu trừ hết, phải ghi tăng số thuế đầu ra phải nộp) Có các TK 621, 622, 627, 641, 642. b) Kế toán tại bên liên doanh không hạch toán chi phí chung cho hợp đồng liên doanh: Căn cứ vào Bảng phân bổ chi phí chung của hợp đồng liên doanh đã được các bên góp vốn liên doanh chấp nhận (do bên tham gia liên doanh có phát sinh chi phí chung thông báo), ghi: Nợ các TK 621, 622, 623, 641, 642 (chi tiết cho hợp đồng liên doanh) Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) Có TK 338 – Phải trả khác (chi tiết cho bên tham gia liên doanh có phát sinh chi phí chung). 3.4. Kế toán trong trường hợp hợp đồng chia sản phẩm: – Khi nhận sản phẩm được chia từ hợp đồng liên doanh nhập kho, căn cứ vào phiếu giao nhận sản phẩm từ hợp đồng, phiếu nhập kho và các chứng từ liên quan, ghi: Nợ TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu (nếu sản phẩm được chia chưa phải là thành phẩm cuối cùng) Nợ TK 155 – Thành phẩm (nếu sản phẩm được chia là thành phẩm) Nợ TK 157 – Hàng gửi đi bán (nếu gửi sản phẩm được chia đem đi bán ngay không qua kho) Có TK 154 – Chi phí SXKD dở dang (gồm chi phí phát sinh riêng và chi phí chung mà mỗi bên tham gia liên doanh phải gánh chịu) (chi tiết cho hợp đồng liên doanh). – Khi nhận sản phẩm được chia từ hợp đồng và đưa vào sử dụng ngay cho sản xuất sản phẩm khác, căn cứ vào phiếu giao nhận sản phẩm từ hợp đồng và các chứng từ liên quan, ghi: Nợ TK 621 – Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp Có TK 154 – Chi phí SXKD dở dang (gồm chi phí phát sinh riêng và chi phí chung mà mỗi bên tham gia liên doanh phảigánh chịu) (chi tiết cho hợp đồng liên doanh). – Trường hợp hợp đồng liên doanh quy định không chia sản phẩm mà giao cho một bên bán ra ngoài, sau khi phát hành hóa đơn cho bên bán sản phẩm, kết chuyển chi phí phát sinh riêng và chi phí chung mà mỗi bên tham gia liên doanh phải gánh chịu vào giá vốn hàng bán, ghi: Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán Có TK 154 – Chi phí SXKD dở dang (gồm chi phí phát sinh riêng và chi phí chung mà mỗi bên tham gia liên doanh phải gánh chịu) (chi tiết cho hợp đồng liên doanh). 3.5. Kế toán doanh thu bán sản phẩm trong trường hợp một bên tham gia liên doanh bán hộ hàng hóa và chia doanh thu cho các đối tác khác: a) Kế toán ở bên bán sản phẩm: – Khi bán sản phẩm theo quy định của hợp đồng, bên bán phải phát hành hóa đơn cho toàn bộ sản phẩm bán ra, đồng thời phản ánh tổng số tiền bán sản phẩm của hoạt động liên doanh, ghi: Nợ các TK 111, 112, 131,… Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác (chi tiết hợp đồng liên doanh) Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (nếu có). – Căn cứ vào quy định của hợp đồng liên doanh và Bảng phân bổ doanh thu, phản ánh doanh thu tương ứng với lợi ích của bên tham gia liên doanh được hưởng, ghi: Nợ TK 338 – Phải trả, phải nộp khác (chi tiết cho hợp đồng liên doanh) Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (lợi ích mà bên bán được hưởng theo thỏa thuận trong hợp đồng). – Sau khi đối chiếu chi phí phát sinh chung mỗi bên phải gánh chịu và doanh thu chia cho các bên theo hợp đồng, kế toán bù trừ khoản phải thu khác và phải trả khác (chi tiết cho từng bên tham gia BCC), ghi: Nợ TK 338 – Phải trả, phải nộp khác Có TK 138 – Phải thu khác. – Khi thanh toán tiền bán sản phẩm do bên đối tác tham gia liên doanh không bán sản phẩm được hưởng, ghi: Nợ TK 338 – Phải trả, phải nộp khác (từng đối tác tham gia liên doanh) Có các TK 111, 112,… b) Kế toán ở bên không bán sản phẩm: – Bên liên doanh không tham gia bán sản phẩm của liên doanh, căn cứ vào bảng phân bổ doanh thu đã được các bên tham gia liên doanh xác nhận và chứng từ có liên quan do bên bán sản phẩm cung cấp, lập hóa đơn cho bên bán sản phẩm theo số doanh thu mà mình được hưởng, ghi: Nợ TK 138 – Phải thu khác (bao gồm cả thuế GTGT nếu chia cả thuế GTGT đầu ra, chi tiết cho đối tác tham gia liên doanh bán sản phẩm) Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (chi tiết cho hợp đồng liên doanh và theo số tiền được chia) Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (nếu chia thuế GTGT đầu ra). – Khi bên đối tác tham gia liên doanh thanh toán tiền bán sản phẩm, căn cứ vào số tiền thực nhận, ghi: Nợ các TK 111, 112,… (số tiền do đối tác trong hợp đồng chuyển trả) Có TK 138 – Phải thu khác (chi tiết từng bên bán sản phẩm). Mời các bạn xem tiếp:
haivtca
Tác giả haivtca Admin
Bài viết trước Hạch toán hợp tác kinh doanh hình thức tài sản đồng kiểm soát

Hạch toán hợp tác kinh doanh hình thức tài sản đồng kiểm soát

Bài viết tiếp theo

Tuyển dụng Trưởng phòng dịch vụ kế toán năm 2022

Tuyển dụng Trưởng phòng dịch vụ kế toán năm 2022
Viết bình luận
Thêm bình luận

Bài viết liên quan

Thông báo