Cách phân biệt nợ ngắn hạn và nợ dài hạn trên BCTC
Quyết định 15/2006/QĐ-BTC có quy định rõ về các tài khoản ngắn hạn và dài hạn nhưng thông tư 200/2014/TT-BTC thì đã bỏ các tài khoản ngắn hạn và dài hạn mà gộp chung một tài khoản. Vậy doanh nghiệp phải phân biệt các khoản nợ ngắn hạn và dài hạn trên báo cáo tài chính như thế nào?
Theo Thông tư 200/2014/TT-BTC tại Điều 112 quy định về hướng dẫn lập và trình bày bảng cân đối kế toán năm như sau:
- Đối với khoản nợ ngắn hạn khi trình bày trên báo cáo tài chính: Là tổng giá trị các khoản nợ còn phải trả có thời hạn thanh toán không quá 12 tháng hoặc dưới một chu kỳ sản xuất kinh doanh thông thường như các khoản phải trả người bán, phải trả nội bộ, các khoản phải trả dài hạn khác, vay và nợ thuê tài chính tại thời điểm báo cáo.
- Đối với khoản nợ dài hạn khi trình bày trên báo cáo tài chính: Là tổng giá trị các khoản nợ dài hạn của doanh nghiệp bao gồm những khoản nợ có thời hạn thanh toán còn lại từ 12 tháng trở lên hoặc trên một chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường tại thời điểm báo cáo như: khoản phải trả người bán, phải trả nội bộ, các khoản phải trả dài hạn khác, vay và nợ thuê tài chính dài hạn tại thời điểm báo cáo.
Ví dụ:
- Doanh nghiệp có khoản nợ vay ngân hàng vào ngày 10/12/2014 với thời hạn trả nợ trong 2 năm.
+ Năm 2015 khi doanh nghiệp ghi nhận các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính thì khoản vay này được ghi nhận vào khoản mục nợ dài hạn.
- Năm 2016, khoản vay này doanh nghiệp được ghi nhận và trình bày trên bảng cân đối kế toán là khoản mục nợ dài hạn.
- Doanh nghiệp chỉ có một tài khoản để ghi nhận các khoản vay dài hạn và ngắn hạn do đó doanh nghiệp cần theo dõi thời hạn thanh toán còn lại của khoản nợ để xác định đó là khoản nợ ngắn hạn hoặc dài hạn từ đó việc ghi nhận và trình bày trên báo cáo tài chính sẽ đúng quy định tại Thông tư 200/2014/TT-BTC và tuân thủ đúng nguyên tắc kế toán.
Điểm mới Thông tư 75/2015/TT-BTC sửa đổi bổ xung Thông tư 200 tại đây