Cách hạch toán chiết khấu thanh toán
Chiết khấu thanh toán tính trên tổng số tiền phải thanh toán của người mua đối với người bán Theo quan điểm của kế toán: Chiết khấu thanh toán là khoản tiền người bán giảm trừ cho người mua, do người mua thanh toán tiền mua hàng trước thời hạn theo hợp đồng.
Theo quan điểm của thuế:
- Khoản chiết khấu thanh toán không liên quan gì đến hàng hóa mà chỉ liên quan đến thời hạn thanh toán và thỏa thuận giữa người mua và người bán nên không thể ghi giảm giá trị hàng hóa, tăng giá vốn được. - Chiết khấu thanh toán không được ghi giảm giá trên hóa đơn. Khoản này tương đương với chi phí lãi vay và thu nhập tài chính (tương đương lãi suất đi vay) - Người bán lập phiếu chi, người mua lập phiếu thu để trả và nhận khoản chiết khấu thanh toán.
Theo Công văn số 2785/TCT-CS của Tổng Cục Thuế có hiệu lực từ ngày 02/08/2014 giới thiệu nội dung mới của Thông tư 78/2014/TT-BTC, tại Điểm 7.14 sửa đổi bổ sung khoản mục chi phí bị khống chế quy định tại khoản 2.21, Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC thì: Chi phí khống chế không bao gồm khoản chiết khấu thanh toán cho khách hàng (trước: Chiết khấu thanh toán là khoản chi phí bị khống chế khi tính vào chi phí được trừ)
Căn cứ vào phiếu thu, chi 2 bên hạch toán chiết khấu thanh toán như sau: Bên bán: Căn cứ vào phiếu chi, hạch toán như sau Nợ TK 635: Chi phí tài chính Có TK 131 (Nếu bù trừ luôn vào khoản phải thu) Có TK 111, 112: ( Nếu trả bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản) Bên mua: Căn cứ vào phiếu thu, hạch toán như sau: Nợ 331 (Nếu giảm trừ công nợ) Nợ 111, 112: (Nếu nhận tiền mặt hoặc chuyển khoản) Có 515: Doanh thu hoạt động tài chính