Các loại thuế hộ kinh doanh phải nộp

haivtca Tác giả haivtca 18/07/2024 11 phút đọc
Có rất nhiều hộ kinh doanh cá thể nộp thuế theo phương pháp khoán. Vậy những hộ kinh doanh phải nộp những loại thuế nào?

1. Thuế môn bài.

Thông tư 96/2002/TT-BTC tại Mục I, Khoản 2 quy định như sau:

2 - Các đối tượng khác, hộ kinh doanh cá thể nộp thuế Môn bài theo 6 mức bao gồm:

- Hộ sản xuất kinh doanh cá thể.

.....

Biểu thuế Môn bài áp dụng đối với các đối tượng nêu trên như sau:

Đơn vị: đồng

Bậc thuế Thu nhập 1 tháng Mức thuế cả năm
1 Trên 1.500.000 1.000.000
2 Trên 1.000.000 đến 1.500.000 750.000
3 Trên 750.000 đến 1.000.000 500.000
4 Trên 500.000 đến 750.000 300.000
5 Trên 300.000 đến 500.000 100.000
6 Bằng hoặc thấp hơn 300.000 50.000

Căn cứ theo quy định trên hộ cá nhân kinh doanh nộp thuế môn bài theo các mức sau:

- Thu nhập trên 1.500.000 đồng nộp thuế môn bài cả năm là 1.000.000 đồng.

- Thu nhập trên 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng nộp thuế môn bài cả năm là 750.000 đồng.

- Thu nhập trên 750.000 đồng đến 1.000.000 đồng nộp thuế môn bài cả năm là 500.000 đồng.

- Thu nhập trên 500.000 đồng đến 750.000 đồng nộp thuế môn bài cả năm là 300.000 đồng.

- Thu nhập trên 300.000 đồng đến 500.000 đồng nộp thuế môn bài cả năm là 100.000 đồng.

- Thu nhập bằng hoặc thấp hơn 300.000 đồng nộp thuế môn bài cả năm là 50.000 đồng.

2. Thuế GTGT.

a. Đối với hộ kinh doanh có doanh thu 1 năm dưới 100 triệu đồng/ năm.

Thông tư 219/2013/TT-BTC tại Điều 4, Khoản 25 quy định đối tượng không chịu thuế GTGT như sau:

“25. Hàng hóa, dịch vụ của hộ, cá nhân kinh doanh có mức doanh thu hàng năm từ một trăm triệu đồng trở xuống.

Việc xác định hộ, cá nhân kinh doanh thuộc hay không thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT thực hiện theo hướng dẫn của pháp luật về quản lý thuế.”

Căn cứ theo quy định trên thì doanh nghiệp thuê xe của cá nhân kinh doanh mà có mức doanh thu từ 100 triệu đồng trở xuống thì thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.

b. Đối với hộ kinh doanh có doanh thu 1 năm trên 100 triệu đồng/ năm.

Thông tư 219/2013/TT-BTC tại Điều 13, Khoản 2 quy định về phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng như sau:

2. Số thuế giá trị gia tăng phải nộp theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng bằng tỷ lệ % nhân với doanh thu áp dụng như sau:

a) Đối tượng áp dụng:

- Hộ, cá nhân kinh doanh;

....

b) Tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu được quy định theo từng hoạt động như sau:

- Phân phối, cung cấp hàng hoá: 1%;

- Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 5%;

- Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hoá, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 3%;

- Hoạt động kinh doanh khác: 2%.”

Căn cứ theo quy định trên thuế GTGT của doanh nghiệp có doanh thu trên 100 triệu/ năm phải nộp thuế GTGT bằng tỷ lệ % nhân với doanh thu đối với các ngành như sau:

- Phân phối, cung cấp hàng hoá: 1%.

- Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 5%.

- Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hoá, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 3%.

- Hoạt động kinh doanh khác: 2%.

3. Thuế thu nhập cá nhân.

a. Đối với hộ cá nhân kinh doanh có doanh thu 1 năm dưới 100 triệu đồng.

Căn cứ Khoản 5, Điều 21, Chương II Thông tư 156/2013/TT-BTC quy định như sau:

“ Hộ nộp thuế khoán có mức doanh thu bằng hoặc dưới mức doanh thu không phải nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế giá trị gia tăng không phải nộp thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân theo phương pháp khoán.”

Căn cứ theo quy định trên hộ cá nhân kinh doanh có doanh thu hàng năm dưới 100 triệu đồng/ năm thì không phải nộp thuế TNCN.

b. Đối với hộ cá nhân kinh doanh có doanh thu 1 năm từ 100 triệu đồng trở lên.

Nghị định 12/2015/Nđ-CP tại điều 2, Khoản 7 sửa đổi, bổ sung Điều 6 Nghị định 65/2013/Nđ-CP như sau:

“1. Cá nhân kinh doanh nộp thuế thu nhập cá nhân theo tỷ lệ phần trăm (%) trên doanh thu tương ứng với từng lĩnh vực, ngành nghề sản xuất kinh doanh. Cá nhân kinh doanh nhiều lĩnh vực, ngành nghề thực hiện khai và tính thuế theo thuế suất áp dụng đối với từng lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh. Trường hợp cá nhân kinh doanh không khai hoặc khai không phù hợp với thực tế kinh doanh thì cơ quan thuế ấn định theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.…..

4. Thuế suất đối với thu nhập từ kinh doanh đối với từng lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, kinh doanh như sau:

a) Phân phối, cung cấp hàng hóa: 0,5%.

b) Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 2%.

Riêng hoạt động cho thuê tài sản, đại lý bảo hiểm, đại lý xổ số, bán hàng đa cấp: 5%.

c) Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 1,5%.

d) Hoạt động kinh doanh khác: 1%.”

Căn cứ theo quy định trên đối với hộ cá nhân kinh doanh có doanh thu từ 100 triệu đồng trở lên thì phải nộp thuế thu nhập cá nhân theo tỷ lệ % trên doanh thu tương ứng với từng lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh như sau:

- Phân phối, cung cấp hàng hóa: 0,5%.

- Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 2%.

Riêng hoạt động cho thuê tài sản, đại lý bảo hiểm, đại lý xổ số, bán hàng đa cấp: 5%.

- Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 1,5%.

- Hoạt động kinh doanh khác: 1%.

Lưu ý:

+ Nếu hộ cá nhân kinh doanh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ thì phải nộp thuế theo phương pháp khoán. Căn cứ vào tài liệu khai thuế của hộ nộp thuế khoán về doanh thu, thu nhập, sản lượng, cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế, kết quả điều tra doanh thu thực tế, cơ quan thuế xác định doanh thu và mức thuế khoán.

+ Nếu hộ cá nhân kinh doanh thực hiện đầy đủ chế độ kế toán hóa đơn, chứng từ thì doanh thu được xác định theo quy định của pháp luật và tính thuế trên doanh thu thực tế.

haivtca
Tác giả haivtca Admin
Bài viết trước HỆ THỐNG ĐIỂM MỚI LUẬT 2015

HỆ THỐNG ĐIỂM MỚI LUẬT 2015

Bài viết tiếp theo

Tuyển dụng Trưởng phòng dịch vụ kế toán năm 2022

Tuyển dụng Trưởng phòng dịch vụ kế toán năm 2022
Viết bình luận
Thêm bình luận

Bài viết liên quan

Thông báo