Thủ tục thay đổi con dấu của doanh nghiệp mới nhất
Khi doanh nghiệp mất, hỏng hoặc thay đổi tên công ty, địa chỉ dẫn đến việc thay đổi con dấu sau khi bạn kết thúc thủ tục thành lập công ty. Con dấu là vật không thể thiếu của các công ty, doanh nghiệp trong suốt quá trình hoạt động. Vậy có những thủ tục thay đổi con dấu gì? Đại lý thuế Công Minh xin giới thiệu một số Thủ tục thay đổi con dấu của doanh nghiệp mới nhất.
Thủ tục thay đổi con dấu
Trường hợp có thể thay đổi dấu doanh nghiệp
- Thay đổi tên công ty
- Thay đổi mã số thuế doanh nghiệp
- Thay đổi địa chỉ công ty khác quận
- Thay đổi hình thức con dấu
- Thay đổi dấu do hỏng, mòn méo, không còn giá trị sử dụng
Thủ tục thay đổi con dấu trong doanh nghiệp
1. Chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật
- Đăng ký kinh doanh bản sao công chứng
- Giấy chứng nhận mẫu dấu của con dấu cũ
- Chứng minh thư người đại diện pháp luật
2. Nộp hồ sơ tại Sở kế hoạch đầu tư tỉnh thành phố
- Người được cử đi làm dấu mang theo CMT nhân dân, Kèm theo Giấy giới thiệu.
- Đăng ký kinh doanh bản sao
- Thông báo mẫu dấu lên sở kế hoạch đầu tư thành phố.
3. Nhận giấy chứng nhận mẫu dấu mới tại sở kế hoạch đầu tư
- Người nhận đưa giấy biên nhận hoặc giấy hẹn của cơ sở khắc dấu cán bộ trả kết quả viết phiếu thu lệ phí cấp giấy chứng nhận mẫu dấu. Người nhận đem phiếu đến nộp tiền cho cán bộ thu lệ phí và nhận biên lai thu tiền. Cán bộ trả kết quả kiểm tra biên lai nộp lệ phí và yêu cầu ký nhận, giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu dấu cho người đến nhận kết quả.
- Thời gian thực hiện làm 1 đến 2 ngày làm việc.
- Trường hợp doanh nghiệp được cấp dấu trước ngày 1/7/2015 doanh nghiệp khi thay nội dung cần phải thay đổi nội dung con dấu thì doanh nghiệp phải tiến hành hủy con dấu
Một số lưu ý:
- Trong trường hợp bị mất con dấu bạn không cần nộp lại con dấu cũ, những trường hợp thay đổi bạn cần nộp lại con dấu cũ.
- Người đi nộp hồ sơ cần mang theo giấy chứng minh nhân dân, kèm những giấy tờ giới thiệu.
- Giấy đăng ký kinh doanh bản sao.
- Trong trường hợp bạn thay đổi giấy phép kinh doanh cùng địa chỉ quận/ huyện thì không cần thay đổi con dấu.
- Gửi tới sở kế hoạch và đầu tư thông báo mẫu chứ kỹ và con dấu.
Bài viết liên quan:
- Cần biết các loại thuế nào sau khi thành lập công ty
- Trách nhiệm và nghĩa vụ của doanh nghiệp sau khi thành lập
- Phân biệt loại hình doanh nghiệp trước khi thành lập DN
Từ khóa: Thay đổi con dấu, những thủ tục thay đổi con dấu, Các thủ tục thay đổi con dấu
Viết bình luận
Thêm bình luận