Quyết toán thuế TNDN 2014

haivtca Tác giả haivtca 17/07/2024 22 phút đọc
Văn bản pháp quy áp dụng - Luật số 32/2013/QH13 ngày 19/6/2013 của QH. - Nghị định số: 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ. - Thông tư số: 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính. - Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014 của Bộ Tài chính. - Thông tư số 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014 của Bộ Tài chính.

I. Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế Lưu ý: – Đối với HHDV dùng để trao đổi (không bao gồm HHDV sử dụng để tiếp tục quá trình SXKD của DN) được xác định theo giá bán của sản phẩm, HHDV cùng loại hoặc tương đương trên thị trường tại thời điểm trao đổi. – Bỏ quy định hàng biếu, tặng, cho; phải đưa vào doanh thu như trước đây.(Tập huấn thuế 2015) – Đối với hoạt động cho thuê tài sản là số tiền bên thuê trả từng kỳ theo HĐ thuê. Trường hợp bên thuê trả tiền trước cho nhiều năm thì DT được phân bổ cho số năm trả tiền trước hoặc được xác định theo DT trả tiền 1 lần. – Đối với hoạt động XDLĐ là giá trị công trình, giá trị hạng mục, công trình hoặc giá trị khối lượng công trình XDLĐ nghiệm thu.

II. Chi phí được trừ Trừ các khoản chi nêu tại Khoản 2 (37 khoản) doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau: – Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến HĐSXKD của doanh nghiệp. – Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật. – Khoản chi nếu có HĐ mua HHDV từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên ( đã bao gồm thuế GTGT) khi TT phải có chứng từ TT không dùng tiền mặt. III. Chi phí không được trừ 1. Tài sản cố định: - Đối với TSCĐ tự làm nguyên giá TSCĐ được trích KH tính vào CP được trừ là tổng các CP sản xuất để hình thành nên tài sản đó. - Đối với tài sản là công cụ, dụng cụ, bao bì luân chuyển, … không đáp ứng đủ điều kiện xác định là TSCĐ bổ dần vào CP hoạt động SX nêu trên được phân bổ dần vào CP HĐSXKD trong kỳ nhưng tối đa không quá 3 năm (phù hợp với TT số 45/2013/TT-BTC, thay vì trước đây quy định 2 năm). - Trường hợp TSCĐ thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp đang dùng cho SXKD nhưng phải tạm dừng do SX theo mùa vụ với thời gian dưới 9 tháng; tạm thời dừng để sửa chữa, để di dời, di chuyển địa điểm, để bảo trì, bảo dưỡng theo định kỳ, với thời gian dưới 12 tháng, sau đó TSCĐ tiếp tục đưa vào phục vụ cho HĐSXKD thì trong khoảng thời gian tạm dừng đó, doanh nghiệp được trích khấu hao và khoản chi phí khấu hao TSCĐ trong thời gian tạm dừng được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.(Quyết toán thuế TNDN 2014) – Doanh nghiệp phải lưu giữ và cung cấp đầy đủ hồ sơ, lý do của việc tàm dừng TSCĐ khi cơ quan thuế yêu cầu.

2. Chi nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hóa (bỏ ĐK định mức với CQ Thuế) – DN tự xây dựng, quản lý định mức tiêu hao nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, HH sử dụng vào SXKD. Định mức này được xây dựng từ đầu năm hoặc đầu kỳ sản xuất sản phẩm và lưu tại DN. - Trường hợp một số nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, HH nhà nước đã ban hành định mức tiêu hao thì thực hiện theo định mức của Nhà nước đã ban hành.

3. Chi phí của DN mua HHDV (không có HĐ, được phép lập BK theo mẫu số 01/TNDN) kèm theo chứng từ TT: – Mua HH là nông sản, hải sản, thủy sản của người SX, đánh bắt trực tiếp bán ra… – Mua đồ dùng, tài sản, dịch vụ của hộ gia đình, cá nhân không KD hoặc hộ gia đình, cá nhân KD có mức DT dưới ngưỡng DT chịu thuế (100 triệu đồng/năm). – Bảng kê do người đại diện pháp luật hoặc người được ủy quyền của DN ký và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực. HHDV được phép lập Bảng kê tính vào CP được trừ nêu trên không bắt buộc phải có chứng từ TT không dùng tiền mặt. (Quyết toán thuế TNDN 2014)

4. Phần chi không quá 01 tr.đ/tháng/người: để trích nộp quỹ hưu trí tự nguyện, quỹ có tính chất an sinh XH, mua BH hưu trí tự nguyện, BH nhân thọ cho NLĐ. – Khoản chi này ngoài việc không vượt mức quy định tại điểm này còn phải được ghi cụ thể điều kiện hưởng và mức hưởng tại một trong các hồ sơ sau: HĐLĐ; Thỏa ước LĐ tập thể; quy chế tài chính… – DN không được tính vào CP đối với các khoản chi cho chương trình tự nguyện nêu trên nếu DN không thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về BH bắt buộc (kể cả trường hợp nợ tiền BH bắt buộc).(Quyết toán thuế TNDN 2014) 5. Chi trả tiền điện, tiền nước: đối với những hợp đồng điện nước do chủ sở hữu là hộ GĐ, CN cho thuê địa điểm ký trực tiếp với đơn vị cung cấp điện, nước không có đủ chứng từ: a) Trường hợp DN thuê địa điểm SXKD trực tiếp thanh toán tiền điện, nước cho nhà cung cấp điện, nước không có bảng kê (theo mẫu số 02/TNDN) kèm theo các HĐ thanh toán tiền điện, nước và các hợp đồng thuê điạ điểm. b) Trường hợp doanh nghiệp thuê địa điểm SXKD thanh toán tiền điện, nước với chủ sở hữu cho thuê không có bảng kê (theo mẫu số 02/TNDN ban hành kèm theo thông tư này) kèm theo chứng từ thanh toán tiền điện, nước đối với người cho thuê địa điểm sản xuất kinh doanh phù hợp với số lượng điện, nước thực tế tiêu thụ và hợp đồng thuê địa điểm sản xuất kinh doanh. c) 6. Các khoản chi không tương ứng DT tính thuế:(Quyết toán thuế TNDN 2014) d) Khoản chi có tính chất phúc lợi chi trực tiếp cho người lao động như: Chi đám hiếu, hỷ của bản thân và gia đình người lao động; chi nghỉ mát, chi hỗ trợ điều trị; chi hỗ trợ bổ sung kiến thức học tập tại cơ sở đào tạo; chi hỗ trợ gia đình NLĐ bị ảnh hưởng bởi thiên tai, địch họa, tai nạn, ốm đau; chi khen thưởng con của NLĐ có thành tích tốt trong học tập; chi hỗ trợ chi phí đi lại ngày lễ, tết cho NLĐ và những khoản chi có t/c phúc lợi khác. Tổng số chi có t/c phúc lợi nêu trên không quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp. Thu nhập khác CL do đánh giá lại tài sản theo quy định của pháp luật để góp vốn, để điều chuyển tài sản khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình KD (trừ trường hợp CP hóa, sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp 100% vốn nhà nước) được xác định cụ thể như sau:

a. CL tăng hoặc giảm do đánh giá lại tài sản là CL giữa giá trị đánh giá lại với giá trị còn lại của TS ghi trên sổ sách kế toán và tính một lần vào TN khác (đối với CL tăng) hoặc giảm trừ TN khác ( đối với CL giảm) trong kỳ tính thuế khi xác định thu thập chịu thuế TNDN tại DN có tài sản đánh giá lại. b. CL tăng hoặc giảm do đánh giá lại giá trị quyền sử dụng đất: góp vốn (mà DN nhận giá trị quyền SDĐ được phân bố dần giá trị đất vào CP được trừ), điều chuyển khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình DN, góp vốn vào các DA đầu tư xây dựng nhà, hạ tầng để bán tính một lần vào TN khác (đối với CL tăng) hoặc giảm trừ TN khác (đối với CL giảm) trong kỳ tính thuế. c. Riêng CL tăng do đánh giá lại giá trị quyền SDĐ đất góp vốn vào DN để hình thành TSCĐ thực hiện SXKD mà DN nhận giá trị quyền SDĐ không được trích khấu hao và không được phân bổ dần giá trị đất vào CP được trừ thì phần CL này được tính dần vào TN khác của DN có quyền SDĐ đánh giá lại trong thời gian tối đa không quá 10 năm bắt đầu từ năm góp vốn. DN phải có thông báo số năm phân bổ và0 TN khác khi nộp hồ sơ khai QT thuế TNDN của năm bắt đầu kê khai khoản thu nhập này. d. Trường hợp sau khi góp vốn, DN thực hiện chuyển nhượng vốn góp bằng giá trị QSDĐ thì thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng vốn góp bằng giá trị QSDĐ phải tính và kê khai nộp thuế theo thuế thu thập chuyển nhượng BĐS. e. Thu nhập từ việc thực hiện hợp đồng NCKH và PTCN theo quy định của pháp luật về KH & CN được miễn thuế trong thời gian thực hiện hợp đồng nhưng tối đa không quá 3 năm kể từ ngày bắt đầu có doanh thu từ thực hiện hợp đồng NCKH & PTCN. f. Thu nhập từ bán SP làm ra từ công nghệ mới lần đầu tiên áp dụng ở Việt Nam theo quy định của pháp luật được miễn thuế tối đa không quá 5 năm kể từ ngày có doanh thu từ bán sản phẩm.(Tập huấn thuế 2015) Thuế suất thuế TNDN Kể từ ngày 01/01/2014 thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 22%, trừ trường hợp doanh nghiệp thuộc đối tượng áp dụng thuế suất 20% và thuế suất từ 32% đến 50% và đối tượng được ưu đãi về thuế suất thuế TNDN. Kể từ ngày 01/01/2016, những trường hợp thuộc diện áp dụng thuế suất 22% quy định tại Khoản này áp dụng thuế suất 20%. Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, kể cả hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh HHDV có tổng doanh thu năm không quá 20 tỷ đồng được áp dụng thuế suất 20% (chỉ tiêu [01] và [08] trên mẫu số 03-1A/TNDN kèm theo tờ khai quyết toán thuế TNDN số 03/TNDN của năm trước liền kề). Đối với doanh nghiệp có năm trước liền kề không đủ 12 tháng, nếu doanh thu bình quân của các tháng trong năm không vượt quá 1,67 tỷ đồng thì năm sau doanh nghiệp được áp dụng thuế suất thuế TNDN 20%. Trường hợp DN mới thành lập trong năm không đủ 12 tháng thì trong năm đó DN thực hiện kê khai tạm tính quý theo thuế suất 22% (trừ trường hợp thuộc diện được hưởng ưu đãi về thuế). Kết thúc năm tài chính nếu DT bình quân của các tháng trong năm không vượt quá 1,67 tỷ đồng thì DN QTT TNDN năm tài chính theo thuế suất 20%, năm sau cũng áp dụng thuế suất thuế TNDN 20%. Doanh nghiệp áp dụng năm tài chính khác với năm dương lịch đang áp dụng thuế suất phổ thông thì từ 01/01/2014 cũng được áp dụng thuế suất 22%. Khi quyết toán thuế TNDN, doanh nghiệp tính và phân bổ số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trên cơ sở lấy Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế chia cho 12 tháng và nhân với thuế suất TNDN tương ứng.(Quyết toán thuế TNDN 2014)

Ưu đãi thuế TNDN đối với DN phải chuyển đổi ưu đãi theo WTO – DN còn thời gian hưởng ưu đãi thuế theo đ/k về tỷ lệ XK nhưng bị ngừng ưu đãi thuế do thực hiện cam kết với WTO từ 1/1/2012 thì được lựa chọn kết hợp không đồng thời, không đồng bộ ưu đãi về thuế suất và thời gian miễn, giảm thuế để tiếp tục được hưởng ưu đãi thuế TNDN cho thời gian còn lại kể từ 2012, tương ứng với các đ/k ưu đãi thuế mà thực tế DN đáp ứng (ngoài đ/k ưu đãi do đáp ứng đ/k về tỷ lệ XK, do sử dụng nguyên liệu trong nước) quy định tại các văn bản QPPL về thuế TNDN có hiệu lực trong thời gian từ ngày DN được cấp Giấy phép thành lập đến trước ngày NĐ số 24/2007/NĐ-CP có hiệu lực thi hành hoặc theo quy định tại các văn bản QPPL về thuế TNDN tại thời điểm bị điều chỉnh ưu đãi thuế do thực hiện cam kết WTO. Cơ quan thuế không phải thực hiện kiểm tra QTT đối với: a) Doanh nghiệp, tổ chức thuộc diện nộp thuế TNDN theo tỷ lệ % trên doanh thu thực hiện giải thể, chấm dứt hoạt động. b) Doanh nghiệp giải thể, chấm dứt hoạt động nhưng không phát sinh doanh thu, chưa sử dụng hóa đơn. c) Doanh nghiệp thuộc diện nộp thuế TNDN theo kê khai thực hiện giải thể, chấm dứt hoạt động, nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau: – Có doanh thu bình quân năm không quá 1 tỷ đồng/năm. – Kể từ năm doanh nghiệp chưa được quyết toán hoặc thanh tra, kiểm tra thuế đến thời điểm giải thể, chấm dứt hoạt động doanh nghiệp không bị xử phạt vi phạm pháp luật về hành vi trốn thuế. – Số thuế TNDN đã nộp tính từ năm chưa được quyết toán hoặc thanh tra, kiểm tra thuế đến thời điểm giải thể, chấm dứt hoạt động cao hơn số thuế TNDN nếu tính theo tỷ lệ % trên doanh thu. Bỏ quy định doanh nghiệp phải khai thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính hàng quý. Doanh nghiệp thực hiện tạm nộp hàng quý và quyết toán thuế TNDN theo năm. Doanh nghiệp căn cứ vào số thuế thu nhập doanh nghiệp của năm trước và dự kiến kết quả sản xuất kinh doanh trong năm để xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp hàng quý. Đối với những doanh nghiệp phải lập báo cáo tài chính quý theo quy định của pháp luật (như doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán và các trường hợp khác theo quy định) thì doanh nghiệp căn cứ vào báo cáo tài chính quý và các quy định của pháp luật về thuế để xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp hàng quý. Trường hợp tổng số thuế tạm nộp trong kỳ tính thuế thấp hơn số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo quyết toán từ 20% trở lên thì doanh nghiệp phải nộp tiền chậm nộp đối với phần chênh lệch từ 20% trở lên giữa số thuế tạm nộp với số thuế phải nộp theo quyết toán tính từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp thuế quý bốn của doanh nghiệp đến ngày thực nộp số thuế còn thiếu so với số quyết toán.(Quyết toán thuế TNDN 2014) Đối với số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp theo quý thấp hơn số thuế phải nộp theo quyết toán dưới 20% mà doanh nghiệp chậm nộp so với thời hạn quy định (thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm) thì tính tiền chậm nộp kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế đến ngày thực nộp số thuế còn thiếu so với số quyết toán. Ví dụ: Doanh nghiệp B có năm tài chính trùng với năm dương lịch. Kỳ tính thuế năm 2015, doanh nghiệp đã tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là 80 triệu đồng, khi quyết toán năm, số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo quyết toán là 110 triệu đồng, tăng 30 triệu đồng. 20% của số phải nộp theo quyết toán là: 110 x 20% = 22 tr.đ. (Số tiền này tính chậm nộp từ ngày hết hạn nộp QTT năm 2015, ngày 01/4/2016) Phần chênh lệch từ 20% trở lên có giá trị là: 30 – 22 = 8 tr.đ. (Số tiền này tính chậm nộp từ ngày hết hạn nộp tiền thuế TNDN Quý IV/2015, ngày 31/1/2016) Trường hợp trong năm 2017, cơ quan thuế thực hiện thanh tra thuế tại doanh nghiệp B và phát hiện số thuế TNDN doanh nghiệp B phải nộp của kỳ tính thuế năm 2015 là 160 triệu đồng (tăng 50 triệu đồng so với số thuế phải nộp doanh nghiệp đã khai trong hồ sơ quyết toán), đối với số thuế tăng thêm qua thanh tra, doanh nghiệp bị xử phạt vi phạm pháp luật về thuế theo quy định, trong đó tiền thuế tăng thêm 50 triệu đồng này sẽ tính tiền chậm nộp theo quy định (kể từ ngày 01/4/2016 đến ngày thực nộp số thuế này), không tách riêng phần chênh lệch vượt từ 20% trở lên đối với số thuế tăng thêm này.

haivtca
Tác giả haivtca Admin
Bài viết trước Hướng dẫn cấp MST cho NPT

Hướng dẫn cấp MST cho NPT

Bài viết tiếp theo

Tuyển dụng Trưởng phòng dịch vụ kế toán năm 2022

Tuyển dụng Trưởng phòng dịch vụ kế toán năm 2022
Viết bình luận
Thêm bình luận

Bài viết liên quan

Thông báo