Những khoản chi phí bị khống chế năm 2015
Từ năm 2014 đến nay, trải qua các Thông tư như 78/2014/TT-BTC, thông tư 119/2014/TT-BTC, Thông tư 151/2014/TT-BTC, Thông tư 26/2015/TT-BTC và gần đây Thông tư 96/2015/TT-BTC của Bộ tài chính có quy định những khoản chi phí bị khống chế năm 2015 cụ thể như sau:
- Mức không chế 15% áp dụng đối với các khoản chi phí bao gồm: Chi quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới; chi tiếp tân, khánh tiết, hội nghị; chi hỗ trợ tiếp thị, chi hỗ trợ chi phí; chi cho, biếu, tặng hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng.
Nhưng kể từ ngày 1/1/2015 thì những khoản: Chi quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới, tiếp tân, khánh tiết, hội nghị, hỗ trợ tiếp thị, hỗ trợ chi phí liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh SẼ KHÔNG BỊ KHỐNG CHẾ 15% nữa. (Theo Luật số 71/2014/QH1 - Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về Thuế). |
Các khoản chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới bị khống chế nêu trên không bao gồm: - Khoản hoa hồng bảo hiểm theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm; hoa hồng trả cho các đại lý bán hàng hóa, dịch vụ đúng giá. - Khoản hoa hồng trả cho nhà phân phối của các doanh nghiệp bán hàng đa cấp. Đối với tổ chức nhận được khoản hoa hồng thì phải kê khai tính vào thu nhập chịu thuế, đối với cá nhân nhận được hoa hồng thì phải khấu trừ thuế thu nhập cá nhân trước khi chi trả thu nhập. - Các khoản chi phát sinh trong nước hoặc ngoài nước (nếu có) như: + Chi phí nghiên cứu thị trường: thăm dò, khảo sát, phỏng vấn, thu thập, phân tích và đánh giá thông tin; + Chi phí phát triển và hỗ trợ nghiên cứu thị trường; + Chi phí thuê tư vấn thực hiện công việc nghiên cứu, phát triển và hỗ trợ nghiên cứu thị trường; + Chi phí trưng bày, giới thiệu sản phẩm và tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại: chi phí mở phòng hoặc gian hàng trưng bày, giới thiệu sản phẩm; chi phí thuê không gian để trưng bày, giới thiệu sản phẩm; chi phí vật liệu, công cụ hỗ trợ trưng bày, giới thiệu sản phẩm; chi phí vận chuyển sản phẩm trưng bày, giới thiệu. Chú ý: Chi phí chiết khấu thanh toán cho khách hàng (Không bị khống chế nữa)
Ngoài ra còn 1 số các khoản chi không được trừ như sau: a. Phần trích khấu hao tương ứng với phần nguyên giá vượt trên 1,6 tỷ đồng/xe đối với ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống (trừ: ô tô dùng cho kinh doanh vận tải hành khách, kinh doanh du lịch, khách sạn; ô tô dùng để làm mẫu và lái thử cho kinh doanh ô tô); - Ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống chuyên kinh doanh vận tải hành khách, du lịch và khách sạn: Là các ô tô được đăng ký tên DN, mà DN đó trong Giấy phép ĐKKD có đăng ký một trong các ngành nghề như: vận tải hành khách, du lịch, kinh doanh khách sạn và được cấp phép kinh doanh. - Nếu DN có chuyển nhượng, thanh lý xe ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống thì giá trị còn lại của xe được xác định bằng (=) nguyên giá thực mua TSCĐ trừ (-) số khấu hao lũy kế của TSCĐ đã tính vào chi phí tính đến thời điểm chuyển nhượng, thanh lý xe. Ví dụ: Đại lý thuế Công Minh có mua xe ô tô dưới 9 chỗ ngồi có nguyên giá là 6 tỷ đồng, công ty trích khấu hao 1 năm sau đó đem thanh lý. Số trích khấu hao là 1 tỷ đồng (thời gian trích khấu hao là 6 năm). Số trích khấu hao theo chính sách thuế được tính vào chi phí được trừ là 1,6 tỷ đồng/6 năm = 267 triệu đồng. Công ty thanh lý bán xe là 5 tỷ đồng. Thu nhập từ thanh lý xe = 5 tỷ - (6 tỷ - 1 tỷ) = 0 b. Tiền chi trang phục cho nhân viên: (Xem chi tiết bỏ khống chế chi trang phục) - Phần chi trang phục bằng hiện vật cho NLĐ không có hóa đơn, chứng từ; - Phần chi trang phục bằng tiền, bằng hiện vật cho NLĐ > 05 (năm) triệu đồng/người/năm. - Nếu DN có chi trang phục cả bằng tiền và hiện vật thì mức chi tối đa để tính vào chi phí được trừ không vượt quá 05 (năm) triệu đồng/người/năm. Chú ý: Theo khoản 2.7 điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 6/8/2015. Quy định về chi phí trang phục: - Nếu chi bằng hiện vật sẽ được tính toàn bộ vào chi phí. (Nếu có hóa đơn, chứng từ) - Nếu chi bằng tiền thì không được vượt quá 05 triệu đồng/người/năm. - Nếu chi trang phục cả bằng tiền và hiện vật: Thì mức chi tối đa đối với chi bằng tiềnkhông vượt quá 05 (năm) triệu đồng/người/năm, bằng hiện vật phải có hóa đơn, chứng từ. |
c. Tiền chi vượt mức 01 triệu đồng/tháng/người để: Trích nộp quỹ hưu trí tự nguyện, quỹ có tính chất an sinh xã hội, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện, bảo hiểm nhân thọ cho người lao động.
Chú ý: Theo khoản 2.6 điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 6/8/2015.- Bỏ mức khống chế 1 triệu/tháng/người đối với khoản chi phí mua bảo hiểm nhân thọ cho NLĐ. Sẽ được trừ hết nếu được được ghi cụ thể điều kiện được hưởng và mức được hưởng tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thoả ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty. |
d. Chi nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hóa phần vượt mức tiêu hao hợp lý. (Xem Bỏ quy định doanh nghiệp phải xây dựng định mức tiêu hao nguyên vật liệu)
- DN tự xây dựng, quản lý định mức tiêu hao nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hóa sử dụng vào sản xuất, kinh doanh. Định mức này được xây dựng từ đầu năm hoặc đầu kỳ sản xuất sản phẩm và lưu tại DN. (Hoặc theo định mức của Nhà nước đối với 1 số trường hợp) Chú ý: Theo khoản 2.3 điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 6/8/2015. - Bỏ quy định DN tự xây dựng, quản lý định mức tiêu hao nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hoá sử dụng vào sản xuất, kinh doanh làm cơ sở xác định chi nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hoá phần vượt mức tiêu hao hợp lý không được tính vào chi phí được trừ. - Đối với phần chi vượt định mức tiêu hao đối với một số nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hóa đã được Nhà nước ban hành định mức sẽ không được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. |
e. Chi phí đi lại:
- Chi phí đi lại và tiền thuê chỗ ở cho NLĐ đi công tác nếu có đầy đủ hóa đơn chứng từ hợp pháp thì được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
- Nếu mua vé máy bay qua website thương mại điện tử cho NLĐ đi công tác thì chứng từ làm căn cứ là: + Vé máy bay điện tử, + Thẻ lên máy bay (boarding pass) + Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
- Nếu không thu hồi được thẻ lên máy bay thì chứng từ làm căn cứ là giấy điều động đi công tác
Mời các bạn xem tiếp: Những điều kế toán cần chú ý khi quyết toán thuế (đặc biệt)
f. Chi phí tiền lương, tiền công, tiền thưởng không được trừ: - Các khoản tiền lương, tiền thưởng không được ghi cụ thể điều kiện được hưởng và mức được hưởng trong: Hợp đồng lao động... - Nếu trong hợp đồng lao động có ghi khoản chi về tiền nhà do DN trả cho NLĐ, khoản chi trả này có tính chất tiền lương, tiền công, không trái với các quy định của pháp luật và có đầy đủ hóa đơn, chứng từ thì được tính vào chi phí được trừ. - Tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ công ty TNHH một thành viên (do một cá nhân làm chủ); thù lao trả cho các sáng lập viên, thành viên của hội đồng thành viên, hội đồng quản trị mà những người này không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất, kinh doanh. Mời các bạn xem tiếp: Hồ sơ chi tiền lương, tiền thưởng, chi mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động Tiền thưởng ngày lễ có được tính vào chi phí được trừ g. Các khoản tiền phạt về vi phạm hành chính bao gồm: - Vi phạm luật giao thông, - Vi phạm chế độ đăng ký kinh doanh, - Vi phạm chế độ kế toán thống kê, - Vi phạm pháp luật về thuế bao gồm: Cả tiền chậm nộp thuế và các khoản phạt về vi phạm hành chính khác. Mời các bạn xem tiếp: TIỀN PHẠT VI PHẠM HỢP ĐỒNG CÓ TÍNH VÀO CHI PHÍ ĐƯỢC TRỪ h. Thuế GTGT đầu vào đã được khấu trừ hoặc hoàn thuế; - Thuế GTGT đầu vào của TSCĐ là ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống vượt mức quy định được khấu trừ.