Người đại diện pháp luật trong thành lập công ty

haivtca Tác giả haivtca 19/07/2024 10 phút đọc

Người đại diện pháp luật là một phạm trù được nhắc đến nhiều và dữ một vai trò quan trọng việc thành lập công ty. Người dữ chức danh làm người đại diện pháp luật là : Giám Đốc, Tổng giám đốc, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị. Luật pháp cũng đã có ban hành rất nhiều quy định và điều kiện đối với người đại diện pháp luật, mà nếu không tuân thủ chấp hành, các doanh nghiệp sẽ gặp rất nhiều rắc rối. Đại lý thuế Công Minh xin giới thiệu một số điều cần biết về người đại diện pháp luật trước khi chính thức đăng ký thành lập công ty.

Xem thêm: Tra cứu thông tin doanh nghiệp mới nhất

Người đại diện pháp luật trong thành lập công ty (ảnh minh họa)
Người đại diện pháp thường là người nắm dữ vai tròng quan trọng trong công ty

Người đại diện pháp luật

Trong mỗi loại hình công ty, người đại diện Pháp Luật có những chức danh khác nhau và luật quy định khác nhau về việc thành lập thêm doanh nghiệp.

Công ty TNHH Một thành viên

  • Điều lệ công ty quy định Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty. Người đại diện pháp luật của công ty phải thường trú tại Việt Nam; nếu vắng mặt quá ba mươi ngày ở Việt Nam thì phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác làm người đại diện theo pháp luật của công ty theo nguyên tắc quy định tại Điều lệ công ty.
  • Người đại diện của doanh nghiệp là người nước ngoài (bao gồm cả kiều bào) phải thường trú tại Việt Nam đồng nghĩa với việc phải có thẻ thường trú tại Việt Nam

Doanh nghiệp tư nhân

Chức danh của người đại diện Pháp Luật: Tổng Giám Đốc/ Giám Đốc.

  • Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. (Khoản 3, Điều 141, Luật Doanh nghiệp năm 2005); (xem thêm Thành lập doanh nghiệp tư nhân)
  • Tổng Giám Đốc /Giám Đốc Doanh nghiệp Tư Nhân đều có thể làm Chủ tịch Hội Đồng Thành viên /Tổng Giám Đốc/Giám Đốc tại bất kỳ công ty nào, trừ công ty Cổ Phần, tuy nhiên vẫn có thể làm người Đại diện Pháp Luật của công ty Cổ Phần với chức danh Chủ tịch Hội đồng Quản trị. Khi xuất cảnh khỏi Việt Nam trong thời hạn quá 30 ngày liên tục, ĐDPL phải thực hiện các công việc sau:
  • Ủy quyền bằng văn bản cho người khác theo quy định tại Ðiều lệ công ty.
  • Gửi văn bản uỷ quyền đó đến Sở Kế hoạch và Ðầu tư hoặc Ban quản lý khu công nghiệp, Ban quản lý khu kinh tế nơi doanh nghiệp đăng ký trụ sở chính để biết ít nhất 2 ngày trước khi xuất cảnh.

Công ty TNHH Hai thành viên trở lên

Giám đốc/Tổng giám đốc phải có các tiêu chuẩn sau đây:

  • Có đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng bị cấm quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật này; (Xem thêm Đối tượng cấm thành lập và quản lý DN khi thành lập công ty)
  • Là cá nhân sở hữu ít nhất 10% vốn điều lệ của công ty hoặc người không phải là thành viên, có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tế trong quản trị kinh doanh hoặc trong các ngành, nghề kinh doanh chủ yếu của công ty hoặc tiêu chuẩn, điều kiện khác quy định tại Điều lệ công ty.

Đối với công ty con của công ty có phần vốn góp, cổ phần của Nhà nước chiếm trên 50% vốn điều lệ thì ngoài các tiêu chuẩn và điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc không được là vợ hoặc chồng, cha, cha nuôi, mẹ, mẹ nuôi, con, con nuôi, anh, chị, em ruột của người quản lý và người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý của công ty mẹ.

Công ty Cổ phần

  • Chức danh người đại diện Pháp Luật: Chủ tịch Hội Đồng Thành viên / Tổng Giám Đốc / Giám Đốc.
  • Chủ tịch Hội Đồng Thành viên / Tổng Giám Đốc / Giám Đốc Công Ty TNHH một thành viên đều có thể làm Chủ tịch Hội Đồng Thành viên /Tổng Giám Đốc/Giám Đốc tại bất kỳ công ty nào, trừ công ty Cổ Phần, tuy nhiên vẫn có thể làm người Đại diện Pháp Luật của công ty Cổ Phần với chức danh Chủ tịch Hội đồng Quản trị.

Công ty hợp danh

  • Tất cả thành viên hợp lại thành Hội đồng thành viên. Hội đồng thành viên bầu một thành viên hợp danh làm Chủ tịch Hội đồng thành viên, đồng thời kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty nếu Điều lệ công ty không có quy định khác.
  • Các thành viên hợp danh có quyền đại diện theo pháp luật và tổ chức điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty. Mọi hạn chế đối với thành viên hợp danh trong thực hiện công việc kinh doanh hằng ngày của công ty chỉ có hiệu lực đối với bên thứ ba khi người đó được biết về hạn chế đó
Bài viết liên quan: Từ khóa: thay đổi người đại diện, cổ phiếu người đại diện, người đại diện công ty cổ phần, thay đổi pháp luật, đại diện theo ủy quyền là gì, người đại diện theo pháp luật của người chưa thành niên, người đại diện theo pháp luật của cá nhân, người Đại diện Pháp Luật của công ty
5.0
2036 Đánh giá
haivtca
Tác giả haivtca Admin
Bài viết trước Thành lập công ty cần có những yếu tố gì ?

Thành lập công ty cần có những yếu tố gì ?

Bài viết tiếp theo

Tuyển dụng Trưởng phòng dịch vụ kế toán năm 2022

Tuyển dụng Trưởng phòng dịch vụ kế toán năm 2022
Viết bình luận
Thêm bình luận

Bài viết liên quan

Thông báo