Thành lập công ty cần có những yếu tố gì ?
Trong việc thành lập công ty để hoạt động kinh doanh, thì thủ tục thành lập công ty hiện đã được cơ quan chức năng đơn giản hóa rất nhiều. Nhưng nếu chuẩn bị không kỹ trước khi thành lập thì bạn cũng sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Đại lý thuế Công Minh xin giới thiệu một số điều cần biết trước khi chính thức đăng ký thành lập công ty.
Thành lập công ty cần có những yếu tố
Trước khi thành lập công ty, các bận cần xem xét những điều sau:Phân biệt loại hình doanh nghiệp
Tại Việt Nam hiện nay có 4 loại hình doanh nghiệp phổ biến, cụ thể:
1. Doanh nghiệp tư nhân: Doanh nghiệp Do 1 cá nhân làm chủ, chịu trách nhiệm vô hạn bằng chính tài sản cá nhân của mình.
2. Công ty TNHH Một Thành Viên: là loại hình doanh nghiệp do 1 cá nhân hoặc 1 tổ chức làm chủ (có thể thuê, mướn đại diện pháp luật), chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn điều lệ đã góp.
3. Công ty TNHH Hai Thành Viên trở lên: Loại hình doanh nghiệp từ 2 đến 50 thành viên góp vốn, thành viên có thể là cá nhân/tổ chức (có thể thuê, mướn đại diện pháp luật), chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn điều lệ đã góp
4. Công ty Cổ Phần: Loại hình doanh ngiệp từ 3 cá nhân hoặc tổ chức trở lên (có thể thuê, mướn đại diện pháp luật), công ty cổ phần không hạn chế tối đa số lượng cổ đông, chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn điều lệ đã góp. Chịu trách nhiệm vô hạn hay hữu hạn là khác nhau cơ bản nhất về trách nhiệm pháp lý của chủ doanh nghiệp giữa loại hình Doanh nghiệp tư nhân và các loại hình doanh nghiệp còn lại, do vậy các bạn nên cân nhắc kỹ lưỡng khi lựa chọn loại hình doanh nghiệp để kinh doanh.
Chịu trách nhiệm vô hạn hay hữu hạn là khác nhau cơ bản nhất về trách nhiệm pháp lý của chủ doanh nghiệp giữa loại hình Doanh nghiệp tư nhân và các loại hình doanh nghiệp còn lại, do vậy các bạn nên cân nhắc kỹ lưỡng khi lựa chọn loại hình doanh nghiệp để kinh doanh.
Quy định về cách đặt tên
Thành lập công ty – Quy định về cách đặt tên, nếu bạn đang có ý định thành lập công ty thì cần lưu ý quy định về cách đặt tên cho công ty vì nó rất quan trọng. Tên công ty là hình ảnh, đồng thời là tài sản tạo nên thương hiệu của công ty, giúp khách hàng nhận diện được đâu là sản phẩm của mình, đâu là sản phẩm của đối thủ, qua đó có thể tìm kiếm dễ dàng và chính xác, thúc đẩy công việc kinh doanh phát triển. Việc đặt tên công ty không phải tùy thích mà phải tuân theo các quy định của pháp luật. Do đó, bạn cần chú ý khi đặt tên tránh sai phạm, nhầm lẫn, và tranh chấp phát sinh về sau.
- Nghiêm cấm đặt trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của những công ty đã đăng ký trước đó.
- Tên công ty phải được viết hoặc gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp
Xem chi tiết bài viết: Quy định về cách đặt tên khi thành lập công ty
Ngành nghề kinh doanh
Có thể nói rằng, trong thành lập công ty việc lựa chọn ngành nghề kinh doanh là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong quá trình hình thành và phát triển của công ty. Ngành nghề kinh doanh của mình có được phép hoạt động tại nơi mình đặt trụ sở hay không? Ngành nghề của mình đã khớp với hệ thống ngành kinh tế Việt Nam hay chưa? Đăng ký ngành nghề kinh doanh như thế nào để đủ điều kiện hoạt động kinh doanh hiện tại và dự định được những ngành nghề phát triển trong tương lai
Xem chi tiết bài viết: Quy định về ngành nghề kinh doanh khi thành lập công ty
Quy định về trụ sở chính
Trong việc thành lập công ty, việc đặt trụ sở chính chưa được các công ty thực sự chú trọng. Việc đặt trụ sở chính không hề đơn giản, nó đóng một vai trò khá quan trọng trong việc thành lập doanh nghiệp, vì nó ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh và liên quan đến các yếu tố pháp lý. Vậy nên đặt trụ sở công ty ở đâu? Thay đổi như thế nào?
1. Trụ sở chính của công ty là địa điểm liên lạc, giao dịch của công ty; phải ở trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, tên phố (ngõ phố) hoặc tên xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có)
2. Công ty phải thông báo thời gian mở cửa tại trụ sở chính với cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Xem chi tiết bài viết: Quy định về trụ sở chính khi thành lập công ty
Người đại diện pháp luật
- Đại diện pháp luật là một phạm trù được nhắc đến nhiều và dữ một vai trò quan trọng việc thành lập công ty. Người dữ chức danh làm người đại diện pháp luật là : Giám Đốc, Tổng giám đốc, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị. Luật pháp cũng đã có ban hành rất nhiều quy định và điều kiện đối với người đại diện pháp luật, mà nếu không tuân thủ chấp hành, các doanh nghiệp sẽ gặp rất nhiều rắc rối.
- Người đại diện theo pháp luật là người mà công ty đăng ký với vị trí là “người đại diện theo pháp luật” – thể hiện trong Giấy đăng ký kinh doanh (thường là Giám đốc) được pháp luật hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép, để đại diện cho một cá nhân hay tổ chức nào đó thực hiện các giao dịch hay hành vi dân sự, hành chính …vì lợi ích của doanh nghiệp.
- Các chức danh có thể làm người đại diện theo pháp luật là: Giám Đốc, Tổng giám đốc, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị.
Xem chi tiết bài viết: Người đại diện pháp luật trong thành lập công ty
Xác định thành viên/ cổ đông góp vốn
Khi thành lập công ty, cần có một hợp đồng góp vốn đối với các cá nhân, tổ chức. Họ là những người quan trọng, giúp công ty tồn tại, phát triển hoặc sẽ bị giải thể. Việc hợp tác được với những thành viên hoặc cổ đông đồng lòng sẽ là một trong những điều quyết định cho việc thành công của công ty
Xem chi tiết bài viết: Quy định về góp vốn và cơ cấu góp vốn khi thành lập công ty
Vốn điều lệ
Khi thành lập công ty, vốn điều lệ không được pháp luật quy định về mức vốn tối thiểu. Nhưng nếu số vốn điều lệ đăng ký quá thập thì sẽ không thể hiện được tiềm lực tài chính của công ty, nhưng nếu bạn đăng ký vốn điều lệ quá cao so với số vốn thực có sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc thực hiện sổ sách kế toán, thực hiện nghĩa vụ tài chính…Vốn điều lệ là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào Điều lệ công ty.
Xem chi tiết: Quy định về vốn điều lệ khi thành lập công ty
Hồ sơ thành lập công ty
1. Giấy tờ tùy thân
- CMND/Hộ chiếu của thành viên công ty (sao công chứng không quá 3 tháng), CMND/Hộ chiếu còn hiệu lực không quá 15 năm.
2. Hồ sơ đăng ký
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
- Điều lệ Công ty.
- Danh sách chứng chỉ hành nghề (đối với ngành nghề cần chứng chỉ)
- Danh sách thành viên/cổ đông (TNHH 2TV, Cổ phần).
Bài viết liên quan:
Từ khóa: Thanh lap cong ty, Thành lập doanh nghiệp, Thanh lap doanh nghiep, Những yếu tố khi thành lập công ty