Hướng dẫn thủ tục giải thể doanh nghiệp khi làm ăn khó khăn

haivtca Tác giả haivtca 26/09/2015 8 phút đọc

Luật doanh nghiệp được thay đổi, cùng với đó với sự thay đổi của thị trường, việc làm ít, thất nghiệp cao. Mức cạnh tranh của các doanh nghiêp ngày càng cao. Cùng với đó những chính sách thuế cũng dần được thắt chặt lại như: Luật thuế TNDN, Luật thuế GTGT, Luật thuế TNCN ...dẫn đến có nhiều doanh nghiệp không làm ăn được và phát sinh nhu cầu muốn giải thể doanh nghiệp. Sau đây, Đại lý thuế Công Minh xin hướng dẫn thủ tục giải thể doanh nghiệp khi làm ăn khó khăn mới nhất năm 2015

Để làm được thủ tục giải thể doanh nghiệp khi làm ăn khó khăn cần thực hiện ở nhiều cơ quan khác nhau: Như cơ quan thuế, Công An, Cơ quan đăng ký kinh doanh;

Công Minh xin chia sẻ lần lượt, từng bước thực hiện những công việc qua những cơ quan trên như sau:

Bước 1: Chuẩn bị trước khi nộp hồ sơ giải thế doanh nghiệp:

- Quyết toán thuế các loại thế với Cơ quan thuế nhằm có được Quyết định không nợ thuế và Quyết định khóa mã số thuế;

- Quyết toán bảo hiểm xã hội với cơ quan bảo hiểm để chốt sổ BHXH cho người lao động, xác nhận không còn nợ Bảo hiểm xã hội;

==> (Mời các bạn: Tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội năm 2016, bảo hiểm Y tế 2016)

- Với Công an để tiến hành làm thủ tục trả con dấu để có được xác nhận của Công an đã trả con dấu; (Mời các bạn xem: Tra cứu mẫu dấu)

- Thực hiện là thủ tục với cơ quan nhà nước có liên quan thông báo chấm dứt hoạt động với: Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp (nếu có).

- Lên kế hoạch thanh toán công nợ phải thu đối với khách hàng và phải trả đối với nhà cung cấp, nhân viên để thu nhập xác nhận công nợ (hết nợ)

huong-dan-thu-tuc-giai-the-doanh-nghiep-khi-lam-an-kho-khan-01
Hướng dẫn thủ tục giải thể doanh nghiệp khi làm ăn khó khăn

Bước 2: Làm thủ tục giải thể doanh nghiệp khi làm ăn khó khăn và nộp hồ sơ giải thể doanh nghiệp:

Các tài liệu doanh nghiệp cần chuẩn bị như sau:

  • Thông báo giải thể doanh nghiệp
  • QĐ và Biên bản họp của Hội đồng thành viên (QĐ Chủ sở hữu Công ty nếu Công ty TNHH MTV; QĐ Hội đồng quản trị nếu doanh nghiệp Cổ phần) công ty về việc giải thể doanh nghiệp;
  • Lên danh sách các đối tượng công nợ gồm còn nợ và đã thanh toán các khoản nợ về thuế và nợ bảo hiểm xã hội đối chiếu
  • Lên danh sách nhân viên hiện có và các tài liệu chứng minh quyền lợi người lao động đã hoàn thành;
  • Gửi thông báo của CQT về việc đóng MST, hoàn tất nghĩa vụ thuế; (Nếu trong trường hợp doanh nghiệp chưa ĐKT (đăng ký thuế) thì phải có VB xác nhận của CQT).
  • Giấy chứng nhận của CA về việc DN đã nộp, huỷ con dấu theo quy định (Nếu trong trường hợp chưa khắc con dấu thì phải có văn bản xác nhận của Cơ quan Công an);
  • Bản gốc Giấy chứng nhận ĐKKD, ĐKDN;
  • Doanh nghiệp có CN, VP đại diện thì phải nộp thông báo về việc chấm dứt hoạt động CN, VPĐD của Cơ quan ĐKKD đã cấp.

(Trong vòng thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ HỢP LỆ của DOANH NGHIỆP, Sở kế hoạch và Đầu tư sẽ xem xét giải quyết ra kết quả: Thông báo về việc giải thể)

Note: Chỉ khi nào Công ty đã hoàn thành các thủ tục về thuế (Có QĐ đóng MST của Cục thuế) và làm đầy đủ các hồ sơ gửi Phòng ĐKKD thì Công ty mới được nộp trả con dấu. Để đỡ mất công thì DN nên nộp một bộ hồ sơ (Chưa có Giấy Chứng nhận đã nộp con dấu của cơ quan công an) cho Phòng đăng ký kinh doanh để được cơ quan ĐKKD hướng dẫn sửa đổi những gì?, bổ sung những gì?

Từ khóa: Hướng dẫn thủ tục giải thể doanh nghiệp khi làm ăn khó khăn, Hồ sơ thủ tục giải thể doanh nghiệp, Hướng dẫn thủ tục chấm dứt hoạt động doanh nghiệp khi làm ăn khó khăn

Mời các bạn xem tiếp:
haivtca
Tác giả haivtca Admin
Bài viết trước Lịch thi chứng chỉ Kế toán, kiểm toán viên năm 2015 (CPA)

Lịch thi chứng chỉ Kế toán, kiểm toán viên năm 2015 (CPA)

Bài viết tiếp theo

Tuyển dụng Trưởng phòng dịch vụ kế toán năm 2022

Tuyển dụng Trưởng phòng dịch vụ kế toán năm 2022
Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo