Hướng dẫn kê khai bổ sung thuế GTGT mới nhất năm 2015

haivtca Tác giả haivtca 14/08/2015 29 phút đọc

Để giúp các bạn khai khai, kê khai điều chỉnh, điều chỉnh bổ xung là một phần không thể thiếu trong nghiệp kế toán, thuế. Sau đây Đại lý thuế Công Minh xin chia sẻ bài viết này được viết dưới dạng bằng hình ảnh minh họa nên dẽ hiểu sẽ giúp các bạn đang tự học kế toán, thuế biết được cách kê khai bổ sung khi xảy ra trường hợp kê khai sai.

Câu hỏi 1: Kê khai bổ sung là gì? Trả lời 1: Tức là làm tờ khai điều chỉnh bổ sung (Thuế GTGT; TNDN; TNCN) cho những tờ khai trước đã làm bị kê khai sai thành tờ khai đúng. Câu hỏi 2 (Hướng dẫn kê khai bổ sung thuế GTGT): Khi nào thì làm kê khai bổ sung???

Trả lời 2: Khi quá thời hạn kê khai của từng loại tờ khai, mà kế toán phát hiện ra tờ khai thuế đã kê khai bị sai {Làm kê khai bổ sung bất cứ khi nào, trước khi có quyết định thanh kiểm tra của cơ quan thuế của tất cả loại tờ khai (thuế GTGT, TNDN, TNCN)} Ví dụ: • Đối với tờ khai thuế GTGTtháng 1/2015 thì ngày kê khai là từ 1/2/2015 đến 20/02/2015. Nếu trong thời hạn kê khai tức là từ ngày 1/2/2015 đến 20/02/2015 mà chúng ta làm sai và đã nộp rồi nhưng phát hiện sai thì được quyền làm lại và nộp lại mà không phải làm kê khai bổ sung. Nhưng nếu từ ngày 21/2/2015 (tức là quá thời hạn kê khai) mà phát hiện ra tờ khai thuế GTGT tháng 1/2015 bị kê khai sai trước khi có quyết định thanh kiểm tra của Cơ quan thuế thì bắt buộc phải làm tờ khai điều chỉnh bổ sung

Câu hỏi 3: Vậy thường tờ khai kê khai bị kê khai sai xảy ra những trường hợp nào?

Trả lời 3:Hóa đơn GTGT đầu vào bị kê khai sai + Trường hợp 1: Sai ảnh hưởng đến số tiền (thường là sai từ cột 6 đến cột 7 của phụ lục 01-2/GTGT) + Trường hợp 2: Sai không ảnh hưởng đến số tiền (thường là sai từ cột 2 đến cột 5 của phụ lục 01-2/GTGT) – Hóa đơn GTGT đầu ra bị kê khai sai + Trường hợp 3: Sai ảnh hưởng đến số tiền (thường là sai từ cột 6 đến cột 7 của Phụ lục 01-1/GTGT) + Trường hợp 4: Sai không ảnh hưởng đến số tiền (thường là sai từ cột 2 đến cột 5 của Phụ lục 01-1/GTGT) Trường hợp 1: Hóa đơn GTGT đầu vào bị kê khai sai ảnh hưởng đến số tiền Hóa đơn GTGT đầu vào bị kê khai sai mà ảnh hưởng đến số tiền ( thường sai tại cột 6 và 7 trên phụ lục 01-2/GTGT)
  • Sai số tiền làm tăng số thuế VAT phải nộp (Khoản c.2 Điểm 5 Điều 10 của TT156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013) Trường hợp người nộp thuế khai bổ sung hồ sơ khai thuế làm tăng tiền thuế phải nộp thì lập hồ sơ khai bổ sung và tự xác định tiền chậm nộp căn cứ vào số tiền thuế phải nộp tăng thêm, số ngày chậm nộp và mức tính chậm nộp theo quy định. Trường hợp người nộp thuế không tự xác định hoặc xác định không đúng số tiền chậm nộp thì cơ quan thuế xác định số tiền chậm nộp và thông báo cho người nộp thuế biết

Để lấy số liệu thực hành Hướng dẫn kê khai bổ sung thuế GTGT , chúng ta sẽ lấy tờ kê khai thuế GTGT của Công ty TNHH MTV TM DV SX Thịnh Phát-TPC của kỳ kê khai tháng 1/2014 mà chúng ta đã kê khai của kỳ trước để thực hành, hình minh họa của Tờ khai thuế GTGT Tháng 1/2014 như sau: 1. Tờ khai

122. Phụ lục bán ra 01-01/GTGT 33. Phụ lục mua vào 01-02/GTGT 4Ví dụ: ngày 31/7/2015, kế toán phát hiện ra tờ hóa đơn đầu vào số 0000029 ngày 16/01/2014 số tiền chưa VAT là 10.000.000 và VAT là 1.000.000 không đủ điều kiện được khấu trừ. Giả sử với những lý do có thể xảy ra như sau: – Sai mã số thuế của người mua – Sai tên Cty, hoặc sai địa chỉ – Hóa đơn không hợp pháp (do sử dụng trước ngày thông báo phát hành hóa đơn) – Không hợp lý, do không phục vụ cho hoạt động SXKD Vậy kế toán phát hiện ra trường hợp trên sẽ xử lý như thế nào? (Hướng dẫn kê khai bổ sung thuế GTGT) Giải Bước 1: Vào HTKK chọn MST của Cty Thịnh Phát, như hình bên dưới 5Bước 2: Vào HTKK chọn tờ khai bị kê khai sai (tức là vào HTKK chọn tờ khai tháng 1/2014 của Cty Thịnh Phát) và bấm vào nút kê khai bổ sung như hình bên dưới 55Bước 3: Sau khi bấm đồng ý thì màn hình hiện ra 2 sheet: 1 sheet To khai điều chỉnh và 1 sheet KHBS. Chúng ta điều chỉnh trực tiếp số liệu kê khai sai thành số liệu đúng trên sheet Tờ khai điều chỉnh tại chỉ tiêu 23,24,25, cụ thể kết quả sau điều chỉnh như sau 56Bước 4: Sau đó bấm nút ghi và bấm nút Tổng hợp KHBS trên sheet Tờ khai điều chỉnh, thì kết quả sẽ chuyển sang phần sheet KHBS với kết quả như sau:56Bước 5: Sau đó, kế toán phải ghi lại lý do vì sao điều chỉnh tại mục Lý do khác để giải trình cho việc quyết toán thuế sau này 6Bước 6: Sau đó, kế toán kết xuất ra file XLM và lưu để sau này kê khai qua mạng (sẽ có 1 VIDEO chuyên sâu về hướng dẫn kê khai qua mạng cho các bạn) 51Bước 7: Sau đó, các bạn lấy tiền đi nộp thuế gồm 2 khoản: – Khoản truy thu là 1.000.000 – Khoản tiền phạt là: 350.200 Bước 8: Sau khi nộp tiền thuế truy thu và tiền phạt, thì bạn sẽ hạch toán tại kỳ phát hiện như sau: Nợ 811: 350.200 (Tiền phạt) Nợ 33311: 1.000.000 (Tiến truy thu Có 1111;1121: 1.350.200 Đồng thời hạch toán Nợ 811: 1.000.000 Có 133: 1.000.000 Kết luận: Vậy là trường hợp điều chỉnh làm tăng VAT phải nộp thì phải nộp 2 khoản – Khoản truy thu và khoản tiền chậm nộp – Ngoài ra không phải kê khai thêm vào chỉ tiêu 37 hoặc 38 trên kỳ hiện hành phát hiện
  • Sai làm giảm số tiền VAT phải nộp (Khoản C.3 Điểm 5 Điều 10 của TT156 ngày 06/11/2013) Trường hợp người nộp thuế khai bổ sung hồ sơ khai thuế làm giảm tiền thuế phải nộp thì lập hồ sơ khai bổ sung. Số tiền thuế điều chỉnh giảm được tính giảm nghĩa vụ thuế phải nộp, nếu đã nộp NSNN thì được bù trừ vào số thuế phải nộp của kỳ sau hoặc được hoàn thuế

Ví dụ: ngày 31/7/2015, kế toán phát hiện ra tờ hóa đơn đầu vào số 0020716 ngày 12/01/2014 số tiền đúng chưa VAT là 17.960.000 và VAT là 1.796.000 nhưng kế toán đã kê khai sai với số tiền chưa VAT là 1.796.000 và VAT là 179.600. Vậy kế toán phát hiện trường hợp trên sẽ xử lý như thế nào? (Hướng dẫn kê khai bổ sung thuế GTGT)

Giải Bước 1 Vào HTKK chọn MST của Cty Thịnh Phát, như hình bên dưới 1Bước 2 Vào HTKK chọn tờ khai bị kê khai sai (tức là vào HTKK chọn tờ khai tháng 1/2014 của Cty Thịnh Phát) và bấm vào nút kê khai bổ sung như hình bên dưới 12Bước 3: Sau khi bấm đồng ý thì màn hình hiện ra 2 sheet: 1 sheet To khai điều chỉnh và 1 sheet KHBS. Chúng ta điều chỉnh trực tiếp số liệu kê khai sai thành số liệu đúng trên sheet Tờ khai điều chỉnh tại chỉ tiêu 23,24,25, cụ thể kết quả sau điều chỉnh như sau:

12Bước 4: Sau đó bấm nút ghi và bấm nút Tổng hợp KHBS trên sheet Tờ khai điều chỉnh, thì kết quả sẽ chuyển sang phần sheet KHBS với kết quả như sau: 12Bước 5: Sau đó, kế toán phải ghi rõ lý do vì sao điều chỉnh tại ô Ly do khác trên Sheet KHBS như sau: 1Bước 6: Sau đó các bạn kết xuất ra file XML và kê khai qua mạng (sẽ có 1 VIDEO hướng dẫn kê khai qua mạng chuyên sâu), hình ảnh kết xuất file dạng XML như sau: 11Kết luận: Vậy là trường hợp điều chỉnh làm giảm VAT phải nộp thì

Không phải tính tiền phạt chậm nộp – Không phải kê khai thêm vào chỉ tiêu 37 hoặc 38 trên kỳ hiện hành phát hiện nhưng số tiền thuế nộp dư này sẽ được bù trừ cho kỳ tính thuế tiếp theo mà có số thuế GTGT phải nộp Về hạch toán thì tùy tình huống mà xử lý (Có thể sổ hạch toán đúng thì ko cần điều chỉnh, nếu sổ hạch toán sai sẽ điều chỉnh)

Trường hợp 2: Hóa đơn GTGT đầu vào bị kê khai sai không ảnh hưởng số tiền Sai không ảnh hưởng đến số tiền là sai từ cột 2 đến cột 5 trên phụ lục 01-2/GTGT

Vì kể từ ngày 1/1/2015 khi kê khai qua mạng thì không cần phải gửi phụ lục (Phụ lục 01-01/GTGT và Phụ lục 01-2/GTGT cho thuế) nên khi có trường hợp này xảy ra, các bạn không phải kê khai ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG GÌ CẢ.

Câu hỏi 6: Vậy trường hợp hóa đơn GTGT đầu vào bị bỏ sót (TỨC LÀ CHƯA KÊ KHAI) thì có phải kê khai bổ sung tại tháng bị bỏ sót hay kê khai tại kỳ kê khai của tháng phát hiện???

Ví dụ: Trong tháng 1/2015 có 3 tờ hóa đơn đầu vào là 0000001;0000002;0000003. Nhưng tại kỳ kê khai thuế GTGT tháng 1/2015, kế toán mới kê khai 2 tờ hóa đơn là 0000001 và 0000002 . Hóa đơn GTGT đầu vào 0000003 chưa kê khai.

Ngày 31/7/2015, kế toán phát hiện ra trường hợp trên thì kế toán kê khai bổ sung tờ khai thuế GTGT tháng 1/2015 của tờ hóa đơn 0000003 hay kế toán kê khai tờ hóa đơn 0000003 tại kỳ kê khai của tháng phát hiện là tháng 7/2015

Trả lời 6 Theo như quy định tại TT219 có hiệu lực 1/1/2014 thì trường hợp hóa đơn đầu vào bị bỏ sót thì được quyền kê khai tại kỳ kê khai tháng phát hiện mà không bị giới hạn thời gian, miễn sao trước thời hạn cơ quan thuế ra quyết định thanh kiểm tra (Điểm 8 Điều 14 Mục 1 chương III Thông tư 219/2013/TT-BTC ) Vậy với ví dụ trên thì kế toán kê khai tờ hóa đơn 0000003 tại kỳ kê khai thuế GTGT tháng 7/2015. Trường hợp 3: Hóa đơn đầu ra bị kê khai sai ảnh hưởng đến số tiền
  • Sai làm giảm số tiền VAT phải nộp (Khoản c.3 Điểm 5 Điều 10 của TT156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013) Điểm 5 Điều 10 của TT156. Trường hợp người nộp thuế khai bổ sung hồ sơ khai thuế làm giảm tiền thuế phải nộp thì lập hồ sơ khai bổ sung. Số tiền thuế điều chỉnh giảm được tính giảm nghĩa vụ thuế phải nộp, nếu đã nộp NSNN thì được bù trừ vào số thuế phải nộp của kỳ sau hoặc được hoàn thuế Sai thường là sai tại cột số 6 và cột 7 của Phụ lục 01-1/GTGT
Cách làm: các bạn cũng kê khai bổ sung giống y hệt như kê khai sai của hóa đơn GTGT đầu vào (Xem tại trường hợp 1)
  • Sai số tiền làm tăng số thuế VAT phải nộp(Khoản c.2 Điểm 5 Điều 10 của TT156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013)
Điểm 5 Điều 10 của TT156. Trường hợp người nộp thuế khai bổ sung hồ sơ khai thuế làm tăng tiền thuế phải nộp thì lập hồ sơ khai bổ sung và tự xác định tiền chậm nộp căn cứ vào số tiền thuế phải nộp tăng thêm, số ngày chậm nộp và mức tính chậm nộp theo quy định. Trường hợp người nộp thuế không tự xác định hoặc xác định không đúng số tiền chậm nộp thì cơ quan thuế xác định số tiền chậm nộp và thông báo cho người nộp thuế biết Các bạn làm tương tự như trường Cách làm: các bạn cũng kê khai bổ sung giống y hệt như kê khai sai của hóa đơn GTGT đầu vào (Xem tại trường hợp 1)
  • Sai số tiền làm tăng VAT được khấu trừ đồng thời làm giảm VAT phải nộp(Khoản c.7 Điểm 5 Điều 10 của TT156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013) Trường hợp người nộp thuế khai bổ sung hồ sơ khai thuế làm tăng số thuế GTGT chưa khấu trừ hết đồng thời làm giảm số thuế GTGT phải nộp của kỳ tính thuế có sai sót thì lập hồ sơ khai bổ sung
– Người nộp thuế khai số tiền thuế còn được khấu trừ điều chỉnh tăng của kỳ sai sót vào chỉ tiêu “Điều chỉnh tăng thuế VAT còn được khấu trừ của kỳ trước” chỉ tiêu 38 trên tờ khai thuế GTGT của kỳ lập hồ sơ khai thuế hiện tại. – Đối với số thuế GTGT được điều chỉnh giảm số thuế phải nộp xem như là nộp thừa, các bạn sẽ được bù trừ vào số thuế Vat phải nộp của kỳ sau Ví dụ: ngày 31/07/205, kế toán phát hiện ra tờ hóa đơn 0000210 ngày 10/01/2014 với số tiền đúng doanh thu chưa VAT là 60.480 và VAT là 6.048 nhưng kế toán đã kê khai là 60.480.000 và VAT là 6.048.000 Vậy với trường hợp trên các bạn sẽ xử lý như thế nào? Giải Bước 1 Vào HTKK chọn MST củ Cty Thịnh Phát, như hình bên dưới 1Bước 2 Vào HTKK chọn tờ khai bị kê khai sai (tức là vào HTKK chọn tờ khai tháng 1/2014 của Cty Thịnh Phát) và bấm vào nút kê khai bổ sung như hình bên dưới 12Bước 3: Sau khi bấm đồng ý thì màn hình hiện ra 2 sheet: 1 sheet Tờ khai điều chỉnh và 1 sheet KHBS. Chúng ta điều chỉnh trực tiếp số liệu kê khai sai thành số liệu đúng trên sheet Tờ khai điều chỉnh tại chỉ tiêu từ 26 đến 35, cụ thể kết quả sau điều chỉnh như sau: 12Bước 4: Sau đó bấm nút ghi và bấm nút Tổng hợp KHBS như hình bên dưới, thì số liệu sẽ nhảy qua Sheet KHBS như sau: 12Bước 5: Các bạn ghi vào dòng lý do khác trên sheet KHBS lý do vì sao điều chính để thuận tiện sau này giải thích với thuế 1Bước 6: sau đó các bạn kết xuất ra file XML và kê khai qua mạng (sẽ có 1 VIDEO hướng dẫn kê khai qua mạng chuyên sâu), hình ảnh kết xuất file dạng XML như sau: 12Kết luận: Vậy là trường hợp điều chỉnh làm giảm VAT phải nộp và tăng VAT khấu trừ thì Không phải tính tiền phạt chậm nộp và không phải truy thu thuế Về hạch toán sổ sách thì tùy tình huống (nếu đúng thì ko điều chỉnh, nếu sai thì điều chỉnh) – Dựa vào Sheet KHBS đã điều chỉnh Bổ sung kế toán kê khai như sau

1Cụ thể hình ảnh điều chỉnh vào chỉ tiêu 38 số tiền 371.704 tại kỳ phát hiện (tháng 7/2015) như sau: 1Trường hợp 4: Hóa đơn đầu ra bị kê khai sai, không ảnh hưởng đến số tiền (Sai từ cột 2 đến cột 5 của phụ lục 01-1/GTGT) Vì kể từ ngày 1/1/2015 (tức từ kỳ kê khai tháng 1/2015 trở đi) khi kê khai qua mạng thì không cần phải gửi phụ lục (Phụ lục 01-01/GTGT và Phụ lục 01-2/GTGT cho thuế) nên khi có trường hợp này xảy ra, các bạn không phải kê khai ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG GÌ CẢ.

Câu hỏi 7: Vậy trường hợp hóa đơn GTGT đầu ra bị bỏ sót thì có làm kê khai bổ sung hay làm giống như trường hợp của hóa đơn GTGT đầu vào???

Ví dụ tham khảo: Trong tháng 1/2015 có 3 tờ hóa đơn đầu ra là 0000001;0000002;0000003. Nhưng tại kỳ kê khai thuế GTGT tháng 1/2015, kế toán mới kê khai 2 tờ hóa đơn GTGT đầu ra là 0000001 và 0000002 . Hóa đơn GTGT đầu ra 0000003 chưa kê khai. Ngày 25/7/2015, kế toán phát hiện ra trường hợp trên thì kế toán kê khai bổ sung tờ khai thuế GTGT tháng 1/2015 của tờ hóa đơn GTGT đầu ra số 0000003 hay kế toán kê khai tờ hóa đơn đầu ra số 0000003 tại kỳ kê khai của tháng phát hiện là tháng 7/2015 Trả lời 7: Đối với hóa đơn GTGT đầu ra thì bắt buộc phải kê khai bổ sung của hóa đơn GTGT đầu ra bỏ sót. Khác với hóa đơn GTGT đầu vào Vậy, tại ngày 25/07/2015, kế toán tiến hành kê khai bổ sung tờ hóa đơn GTGT đầu ra bỏ sót số 0000003 vào tháng 1/2015, mà ko được kê khai tại kỳ kê khai của tháng phát hiện. KHÁC VỚI HÓA ĐƠN GTGT ĐẦU VÀO Ví dụ thực hành: ngày 31/07/205, kế toán phát hiện ra tờ hóa đơn GTGT đầu ra 0000211 ngày 11/01/2014 với số tiền chưa VAT là 5.000.000 và VAT là 500.000 mà kế toán chưa kê khai vào tờ khai tháng 1/2014 Vậy với trường hợp trên các bạn sẽ xử lý như thế nào? Giải Bước 1 Vào HTKK chọn MST củ Cty Thịnh Phát, như hình bên dưới 1Bước 2 Vào HTKK chọn tờ khai bị kê khai sai (tức là vào HTKK chọn tờ khai tháng 1/2014 của Cty Thịnh Phát) và bấm vào nút kê khai bổ sung như hình bên dưới 12Bước 3: Sau khi bấm đồng ý thì màn hình hiện ra 2 sheet: 1 sheet To khai điều chỉnh và 1 sheet KHBS. Chúng ta điều chỉnh trực tiếp số liệu kê khai sai thành số liệu đúng trên sheet Tờ khai điều chỉnh tại chỉ tiêu từ 26 đến 35, cụ thể kết quả sau điều chỉnh như sau 12Bước 4: Sau đó bấm nút ghi và bấm nút tổng hợp KHBS, thì kết quả sẽ nhảy qua Sheet KHBS, với kết quả như sau: 12Bước 5: Các bạn ghi vào dòng lý do khác trên sheet KHBS lý do vì sao điều chính để thuận tiện sau này giải thích với thuế 1Bước 6: sau đó các bạn kết xuất ra file XML và kê khai qua mạng (sẽ có 1 VIDEO hướng dẫn kê khai qua mạng chuyên sâu), hình ảnh kết xuất file dạng XML như sau: 12Bước 7: Sau đó, các bạn lấy tiền đi nộp thuế gồm 2 khoản: – Khoản truy thu là 500.000 – Khoản tiền phạt là: 175.100 Bước 8: Sau khi nộp tiền thuế truy thu và tiền phạt, thì bạn sẽ hạch toán tại kỳ phát hiện như sau: Nợ 811: 175.100 (Tiền phạt) Nợ 33311: 500.000 (Tiến truy thu) Có 1111;1121: 1.350.200 Kết luận: Vậy là trường hợp điều chỉnh làm tăng VAT phải nộp thì phải nộp 2 khoản – Khoản truy thu và khoản tiền chậm nộp – Ngoài ra không phải kê khai thêm vào chỉ tiêu 37 hoặc 38 trên kỳ hiện hành phát hiện Hy vọng, bài viết nay một phần nào đó sẽ giúp cho các bạn tự học phần khai báo thuế một cách tự tin khi các bạn gặp những trường hợp khai báo thuế nhưng phát hiện bị sai thì các bạn sẽ biết cách để mà xử lý. Mời các bạn xem tiếp: Xử lý hóa đơn kê khai mã số thuế
haivtca
Tác giả haivtca Admin
Bài viết trước Những khoản chi phí bị khống chế năm 2015

Những khoản chi phí bị khống chế năm 2015

Bài viết tiếp theo

Tuyển dụng Trưởng phòng dịch vụ kế toán năm 2022

Tuyển dụng Trưởng phòng dịch vụ kế toán năm 2022
Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo