Giải thích từ ngữ viết tắt trong quyết định 959/QĐ-BHXH
Trong quyết định 959/QĐ-BHXH ban hành có một số thuật ngữ viết tắt, Đại lý thuế Công Minh xin Giải thích từ ngữ viết tắt trong quyết định 959/QĐ-BHXH như sau
Giải thích từ ngữ viết tắt
BHXH: là viết tắt của từ "bảo hiểm xã hội".
BHTN: là viết tắt của từ "bảo hiểm thất nghiệp".
BHYT: là viết tắt của từ "bảo hiểm y tế".
UBND: là viết tắt của từ "ủy ban nhân dân".
“Thông tư số 41/2014/TTLT-BYT-BTC” là viết tát của Thông tư liên tịch số 41/2014/TTLT-BYT-BTC ngày 24/11/2014 của Liên Bộ Y tế, Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện BHYT.
Đơn vị: gọi chung cho cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sử dụng lao động thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN.
Người tham gia: gọi chung cho người lao động tham gia BHXH bắt buộc, BHTN, BHYT; người tham gia BHXH tự nguyện, BHYT; trừ trường họp nêu cụ thể.
Cơ quan quản lý đối tượng: là cơ quan có thẩm quyền xác định và phê duyệt danh sách người tham gia như người thuộc hộ gia đình nghèo, thương binh, người có công với cách mạng, thân nhân người cọ công với cách mạng, người thuộc diện hưởng bảo trợ xã hội hàng tháng, cựu chiến binh, trẻ em ... trên cơ sở phân cấp của UBND cấp tỉnh.
Đại lý thu: là viết tắt của từ "đại lý thu BHXH, BHYT".
KH-TC: là viết tắt của từ "Ké hoạch - Tài chính".
BHXH tỉnh: là tên chung cho Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
BHXH huyện: là tên chung cho Bảo hiểm xã hội quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
HĐLĐ: viết tắt của “hợp đồng lao động”.
HĐLV: viết tắt của “hợp đồng làm việc”.
Bộ phận một cửa: là tên gọi chung cho bộ phận một cửa của BHXH huyện hoặc bộ phận một cửa thuộc Phòng Tiếp nhận và Trả kết quả thủ tục hành chính của BHXH tỉnh.
Bản sao: là bản chụp từ bản chính hoặc bản đánh máy có nội dung đầy đủ, chính xác như nội dung ghi trong sổ gốc.
Đơn vị, người tham gia BHXH, BHYT, BHTN khi nộp "bản sao" theo quy định tại Văn bản này phải kèm theo bản chính để cơ quan BHXH kiểm tra, đối chiếu và trả lại cho đơn vị, người tham gia.
Bản chính: là những giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp lần đầu, cấp lại, cấp khi đăng ký lại; những giấy tờ, văn bản do cá nhân tự lập có xác nhận và đóng dấu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
Văn bản chứng thực: là giấy tờ, văn bản, họp đồng, giao dịch đã được chứng thực theo quy định của pháp luật.
Sổ BHXH: gồm Bìa sổ và các trang tờ rời, được cấp đối với từng người tham gia BHXH, để theo dõi việc đóng, hưởng các chế độ BHXH và là cơ sở để giải quyết các chế độ BHXH theo quy định của Luật BHXH.
Nợ BHXH, BHYT, BHTN: là tiền phải đóng BHXH, BHYT, BHTN đối với người lao động theo đăng ký của đơn vị nhưng đơn vị chưa đóng cho cơ quan BHXH. Tiền nợ bao gồm cả tiền lãi chậm đóng theo quy định của pháp luật nhưng đơn vị chưa đóng.
Hoàn trả: là việc cơ quan BHXH chuyển trả lại số tiền được xác định không phải tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN hoặc đóng thừa khi ngừng giao dịch với cơ quan BHXH; đóng trùng cho cơ quan, đơn vị, cá nhân đã nộp cho cơ quan BHXH
Xác nhận sổ BHXH: là ghi quá trình đóng BHXH, BHTN trên sổ BHXH của người tham gia đang đóng BHXH, BHTN.
Chốt sổ BHXH: là ghi quá trình đóng BHXH, BHTN trên sổ BHXH của người tham gia dừng đóng BHXH tại một đơn vị.
Các Chương, Mục, Điều, Khoản, Điểm, Tiết và Mầu biểu dẫn chiểu trong Văn bản này mà không ghi rõ nguồn thì được hiểu là của Văn bản này.
Tên Tổ nghiệp vụ của BHXH huyện tại Văn bản này là tên Tổ nghiệp vụ hoặc để chỉ phần chức năng, nhiệm vụ của Tổ Nghiệp vụ gộp nhiều chức năng, nhiệm vụ theo quy định tại Điều 7 Quyết định số 99/QĐ-BHXH ngày 28/01/2015 của BHXH Việt Nam quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BHXH địa phương.
Mời các bạn xem thêm các bài viết