Chữ ký số và những ứng dụng của chữ ký số tại Việt Nam

haivtca Tác giả haivtca 18/07/2024 9 phút đọc

Chữ ký số và những ứng dụng của chữ ký số tại Việt Nam. Giao dịch điện từ ngày càng trở nên phổ biến với các doanh nghiệp hiện nay, nhằm rút ngắn thời gian và quy trình khi tạo lập văn bản in rồi ký tên, đóng dấu. Việc sử dụng chữ ký số làm cho những thủ tục kia dần dần chuyển sang quy trình số hóa hoàn toàn.

Chữ ký số và những ứng dụng của chữ ký số tại Việt Nam

Chữ ký số và những ứng dụng

Nhằm đảm bảo an toàn cho những giao dịch điện tử, nên sử dụng chữ ký số là cần thiết. Chữ ký số được sử dụng để bảo đảm tính bảo mật, tính toàn vẹn, tính chống chối bỏ của các thông tin giao dịch trên mạng Internet. Chữ ký số tương đương với chữ ký tay nên có giá trị sử dụng trong các ứng dụng giao dịch điện tử với máy tính và mạng Internet cần tính pháp lý cao.

Tại Việt Nam hiện nay, chữ ký số có thể sử dụng cho các giao dịch như mua hàng trực tuyến, chuyển tiền ngân hàng, thanh toán trực tuyến. Hơn nữa Bộ Tài Chính cũng đã áp dụng ứng dụng chữ ký số vào kê khai thuế, nộp thuế trực tiếp qua mạng Internet.

Với việc sắp tới Chính Phủ sẽ làm việc với người dân hoàn toàn toàn trực tuyến, nên có thể trong tương lai chữ ký số sẽ có thể sử dụng với các ứng dụng của chính phủ khi làm thủ tục hành chính hay một sự xác nhận với cơ quan nhà nước.

Đối với dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng chỉ có thể sử dụng trong các giao dịch điện tử liên quan đến người sử dụng cá nhân và tổ chức, doanh nghiệp, trong các giao dịch giữa người dân, doanh nghiệp với các cơ quan nhà nước. Riêng các giao dịch nội bộ của các cơ quan nhà nước hoặc giữa các cơ quan nhà nước với nhau là các giao dịch đặc thù, không dùng được hệ thống chứng thực công cộng mà phải dùng hệ thống riêng.

Sử dụng như thế nào

Một số trường hợp không thể dùng chữ ký tay nhưng lại cần đến cơ chế ký và xác thực. Sự ra đời của công nghệ mã hóa và chữ ký số nhằm giúp giải quyết những trường hợp trên.

Chữ ký số thường đi kèm theo những thông tin thường là Word, Excel, PDF, ... mục đích chủ yếu là để xác nhận chủ sở hữu dữ liệu đó.

Về mặt kỹ thuật công nghệ của chữ ký số là dựa trên hạ tầng mã hóa công khai (PKI), trong đó phần quan trọng nhất là thuật toán mã hóa công khai RSA. Công nghệ này đảm bảo chữ ký số khi được một người dùng nào đó tạo ra là duy nhất, không thể giả mạo được và chỉ có người sở hữu khóa bí mật mới có thể tạo ra được chữ ký số đó.

Khóa bí mật được tạo ra khi một người đăng ký sử dụng dịch vụ và được lưu trữ trong một thiết bị phần cứng đặc biệt an toàn là Token hoặc SmartCard. Thiết bị này đảm bảo cho khóa bí mật được lưu trữ an toàn, không thể sao chép hay nhân bản được và cũng không thể bị virus phá hỏng.

Chữ ký số và những ứng dụng của chữ ký số tại Việt Nam

Để có thể xác thực được ai là người tạo ra các chữ ký số khi nhận được các tài liệu điện tử có chữ ký số cần phải có một nhà cung cấp dịch vụ chứng thực đứng ra chứng nhận chữ ký đó là do một người cụ thể nào đó tạo ra. Tương tự khi tiến hành giao dịch điện tử công cộng như khai báo thuế, lập tờ khai hải quan, người sử dụng là cá nhân, cơ quan hay tổ chức phải sử dụng chữ ký số công cộng do nhà cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng cấp. Hiện nay Việt Nam có 5 nhà cung cấp dịch vụ.

Quá trình sử dụng chữ ký số có hai giai đoạn: Tạo chữ ký (sử dụng khóa bí mật để ký số) và kiểm tra chữ ký (kiểm tra khóa công khai có hợp lệ hay không).

Để sử dụng chữ ký số cần phải đăng ký chứng thư số và tạo khóa bí mật lưu vào trong PKI Token với các nhà cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số. Các chương trình ứng dụng phải hỗ trợ chức năng ký số, khi đó việc sử dụng khá đơn giản, người ký chỉ cần cắm thiết bị Token vào cổng USB, nhập PIN code bảo vệ Token và nhắp chuột vào nút lệnh ký số trong chương trình ứng dụng.

Chữ ký số không giống như chữ ký bình thường ở chỗ mỗi lần ký, người sử dụng sẽ dùng khóa bí mật để tạo chữ ký và mỗi lần ký sẽ là một chữ ký khác nhau. Dựa vào các công cụ phần mềm được cung cấp, các đối tác có thể kiểm tra chứng thư để xác định chữ ký. Cách kiểm tra là so sánh tính đồng nhất của khóa công khai trên các chữ ký số của người gửi với khóa công khai của Trung tâm Chứng thực chữ ký số quốc gia (Root Certification Authority - Root CA) thuộc Bộ Thông tin - Truyền thông.

 
5.0
2183 Đánh giá
haivtca
Tác giả haivtca Admin
Bài viết trước Đề nghị giảm giá dịch vụ chữ ký số để khuyến khích DN

Đề nghị giảm giá dịch vụ chữ ký số để khuyến khích DN

Bài viết tiếp theo

Tuyển dụng Trưởng phòng dịch vụ kế toán năm 2022

Tuyển dụng Trưởng phòng dịch vụ kế toán năm 2022
Viết bình luận
Thêm bình luận

Bài viết liên quan

Thông báo