Chi phí sửa chữa tài sản cố định mua bằng nguồn vốn phúc lợi
Để có thể hoạt động môt cách tốt hơn, nhiều doanh nghiệp đã mua tài sản cố định bằng nguồn vốn phúc lợi của công ty. Vậy thì trường hợp các chi phí sửa chữa tài sản cố định của những tài sản đó có được tính là chi phí được trừ hay không? Đại lý thuế Công Minh xin chia sẻ nội dung như sau:
Mua sắm tài sản cố định bằng nguồn vốn phúc lợi
Tại Mục 2.2 Khoản 2 Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC hướng dẫn những khoản chi phí không được trừ có quy định “a) Chi khấu hao đối với tài sản cố định không sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Riêng tài sản cố định phục vụ cho người lao động làm việc tại doanh nghiệp như: nhà nghỉ giữa ca, nhà ăn giữa ca, nhà thay quần áo, nhà vệ sinh, phòng hoặc trạm y tế để khám chữa bệnh, cơ sở đào tạo, dạy nghề, thư viện, nhà trẻ, khu thể thao và các thiết bị, nội thất đủ điều kiện là tài sản cố định lắp đặt trong các công trình nêu trên; bể chứa nước sạch, nhà để xe; xe đưa đón người lao động, nhà ở trực tiếp cho người lao động; chi phí xây dựng cơ sở vật chất, chi phí mua sắm máy, thiết bị là tài sản cố định dùng để tổ chức hoạt động giáo dục nghề nghiệp được trích khấu hao tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.” Theo quy định trên, tài sản cố định mua sắm bằng quỹ phúc lợi, phục vụ cho người lao động làm việc tại cách doanh nghiệp được tính khấu hao vào chi phí được trừ bao gồm:- Nhà nghỉ giữa ca, nhà ăn giữa ca,
- Nhà thay quần áo, nhà vệ sinh,
- Phòng hoặc trạm y tế để khám chữa bệnh,
- Cơ sở đào tạo, dạy nghề,
- Thư viện, nhà trẻ,
- Khu thể thao
- Các thiết bị, nội thất đủ điều kiện là tài sản cố định lắp đặt trong các công trình nêu trên;
- bể chứa nước sạch,
- Nhà để xe; xe đưa đón người lao động,
- Nhà ở trực tiếp cho người lao động;
- Chi phí xây dựng cơ sở vật chất,
- Chi phí mua sắm máy, thiết bị là tài sản cố định dùng để tổ chức hoạt động giáo dục nghề nghiệp
Chi phí sửa chữa tài sản cố định dùng cho hoạt động phúc lợi được tính vào chi phí được trừ
Tại Khoản 1 Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/06/2015 của Bộ Tài chínhhướng dẫn: “1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau: a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. b) Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật. c) Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.” Tại Khoản 2 Điều 7 Thông tư số 45/2013/TT-BTC nêu trên hướng dẫn: “Các chi phí sửa chữa tài sản cố định không được tính tăng nguyên giá tài sản cố định mà được hạch toán trực tiếp hoặc phân bổ dần vào chi phí kinh doanh trong kỳ, nhưng tối đa không quá 3 năm.” Công văn số: 1087/TCT-DNL ngày 18/3/2016 của Tổng cục thuế quy định về chi phí sửa chữa tài sản cố định phúc lợi như sau: “…tài sản cố định là khu thể thao phục vụ cho người lao động làm việc tại Công ty thì chi phí bảo dưỡng, sửa chữa tài sản cố định này được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN nếu đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại điểm b, c Khoản 1 Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/06/2015 của Bộ Tài chính.” Kết luận Theo những quy định trên, Chi phí sửa chữa tài sản cố định mua bằng nguồn vốn phúc lợi sẽ được tính là chi phí được trừ nếu thỏa mãn các điều kiện sau:- Hóa đơn chứng từ mua sắm tài sản phải hợp pháp và minh bạch
- Về điều hình thức thanh toán phải là thanh toán không dùng tiền mặt trong trường hợp các hóa đơn chi phí sửa chữa trên 20 triệu
Viết bình luận
Thêm bình luận