Thủ tục hủy hàng hóa hết hạn sử dụng

Thuế Công Minh Tác giả Thuế Công Minh 18/07/2024 7 phút đọc

Hàng hóa quá hạn, hàng hóa hết hạn sử dụng là điều không thể trách khỏi đổi với doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh thương mại. Sau khi hàng hóa hóa bị hết hạn sử dụng, doanh nghiệp cần làm các thủ tục để hủy số hàng đó. Vậy cách thức tiến hành sẽ thực hiện như thế nào? Đại lý thuế Công Minh xin chia sẻ Thủ tục hủy hàng hóa hết hạn sử dụng.

Thủ tục hủy hàng hóa hết hạn sử dụng
Thủ tục hủy hàng hóa hết hạn sử dụng

Thủ tục hủy hàng hóa hết hạn sử dụng

1. Thủ tục hủy hàng tồn kho như sau: - Đề nghị hủy hàng tồn kho đã hết hạn sử dụng: số lượng, tên hàng, ngày nhập, ngày hết hạn sử dụng.

- Biên bản kiểm tra hàng tồn kho đã hết hạn sử dụng.

- Quyết định cho phép hủy hàng tồn kho đã hết hạn sử dụng của lãnh đạo Công ty.

- Biên bản hủy hàng tồn kho có chữ ký của những người chứng kiến và của lãnh đạo Công ty. (Người chứng kiến nên là đại diện của Chi cục thuế)

Nhưng nếu việc hủy hàng hóa này có gây ảnh hưởng đến môi trường thì cần phải có giấy phép/ giấy xác nhận cách thức hủy hàng hóa của cơ quan chức năng.

Đồng thời với việc tiêu hủy hàng hóa hết hạn sử dụng, Kế toán cần thực hiện trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho như sau (Tham khảo thêm tại Thông tư 228/2009/TT-BTC ngày 07 tháng 12 năm 2009 về trích lập và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho)

Điều 4. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho.

4. Xử lý hủy bỏ đối với vật tư, hàng hóa đã trích lập dự phòng:

a) Hàng tồn đọng do hết hạn sử dụng, mất phẩm chất, dịch bệnh, hư hỏng, do không còn giá trị sử dụng như: dược phẩm, thực phẩm, vật tư y tế, con giống, vật nuôi, vật tư hàng hóa khác phải hủy bỏ thì xử lý như sau:

Doanh nghiệp lập Hội đồng xử lý tài sản để thẩm định tài sản bị hủy bỏ. Biên bản thẩm định phải kê chi tiết tên, số lượng, giá trị hàng hóa phải hủy bỏ, nguyên nhân phải hủy bỏ, giá trị thu hồi được do bán thanh lý, giá trị thiệt hại thực tế.

Mức độ tổn thất thực tế của từng loại hàng tồn đọng không thu hồi được là khoản chênh lệch giữa giá trị ghi trên sổ kế toán trừ đi giá trị thu hồi do thanh lý (do người gây thiệt hại đền bù, do bán thanh lý hàng hóa).

b) Thẩm quyền xử lý: Hội đồng quản trị (đối với doanh nghiệp có Hội đồng quản trị) hoặc Hội đồng thành viên (đối với doanh nghiệp có Hội đồng thành viên); Tổng giám đốc (hoặc Giám đốc) đối với doanh nghiệp không có Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên; chủ doanh nghiệp căn cứ vào Biên bản của Hội đồng xử lý, các bằng chứng liên quan đến hàng hóa tồn đọng để quyết định xử lý hủy bỏ vật tư, hàng hóa nói trên; quyết định xử lý trách nhiệm của những người liên quan đến số vật tư, hàng hóa đó và chịu trách nhiệm về quyết định của mình trước chủ sở hữu và trước pháp luật.

c) Xử lý hạch toán:

Giá trị tổn thất thực tế của hàng tồn đọng không thu hồi được đã có quyết định xử lý hủy bỏ, sau khi bù đắp bằng nguồn dự phòng giảm giá hàng tồn kho, phần chênh lệch thiếu được hạch toán vào giá vốn hàng bán của doanh nghiệp.

Mời các bạn xem tiếp bài viết về Thông tư 133 năm 2016 - Chế độ kế toán

Thuế Công Minh
Tác giả Thuế Công Minh Admin
Bài viết trước Hạch toán hàng tồn kho thừa chờ lý

Hạch toán hàng tồn kho thừa chờ lý

Bài viết tiếp theo

Tuyển dụng Trưởng phòng dịch vụ kế toán năm 2022

Tuyển dụng Trưởng phòng dịch vụ kế toán năm 2022
Viết bình luận
Thêm bình luận

Bài viết liên quan

Thông báo