Những lưu ý trước khi thực hiện quyết toán thuế tại Doanh nghiệp
Đối với những doanh nghiệp nằm trong danh sách quyết toán thuế năm của cơ quan thuế sẽ phải kiểm tra hồ sơ sổ sách trước khi cơ quan thuế làm việc tại doanh nghiệp. Vậy trong quá trình kiểm tra lại sổ sách kế toán cần lưu ý những một số điều quan trọng như sau.
Những lưu ý trước khi thực hiện quyết toán thuế
1. Hóa đơn đầu ra và đầu vào.
Kế toán cần chuẩn bị các tờ khai thuế và bảng kê đi cùng với hóa đơn để cơ quan thuế có đổi chiếu theo số liệu trên bảng kê và tờ khai thuế
Tính hợp lệ của các hóa đơn đầu vào: Thông tin trên hóa đơn phải đúng với thông tin của doanh nghiệp như tên đơn vị, MST, địa chỉ. Hóa đơn của bạn có phản ánh đúng thuế suất phù hợp với từng loại hàng hoa hay không óa đơn phải ghi đúng số tiền bằng chữ, bằng số ( phải thể hiện cùng một số). Hóa đơn không bị rách, bị gạch, bị tẩy xóa. Hóa đơn phải được đóng dấu từ phía người bán. Bảng kê đi kèm với các hóa đơn mua hàng theo bảng kê
Ngoài ra, kế toán cần chuẩn bị hoặc kẹp các chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đi kèm với các hóa đơn có giá trị từ 20 triệu trở lên để đáp ứng điều kiện khấu trừ của hóa đơn
Hóa đơn đầu ra: Thứ tự hóa đơn và ngày tháng viết hóa đơn. Các biên bản hủy và thu hồi nếu có phát sinh hóa đơn xóa bỏ. Kiểm tra lại toàn bộ hóa đơn liên 2 của các hóa đơn xóa bỏ bị thiếu.
2 Công nợ phải thu và phải trả
Kế toán cần chốt lại các khoản công nợ với nhà cung cấp và khách hàng đã khớp với thực tế.>>>>> Biên bản đối chiếu công nợ (Nếu có) với các nhà cung cấp và khách hàng
Tránh để trường hơp công nợ phải thu dư CÓ (Không đúng với thực tế) >>>. Đồng nghĩa với việc doanh nghiệp không ghi nhận doanh thu
3. Các tài khoản tạm ứng
Việc này thường liên quan đến các hồ sơ tạm ứng và hồ sơ công tác của nhân viên, quyết định công tác và khoản chi tạm ứng >>> hóa đơn đi kèm để hoàn tạm ứng
4. Hàng tồn kho và các tài khoản dơ dang Về hàng tồn kho: Kế toán cần kiểm tra giá trị hàng tồn kho trên cân đối kế toán có khớp với phân hệ hàng tồn kho, bản Tổng hợp xuất nhập tồn của doanh nghiêp. Sổ chi tiết hàng hóa: Tránh việc hàng hóa bị âm kho tai thời điểm (Nếu có phát sinh việc hàng về trước, hóa đơn về sau thì cần có biên bản giao nhận với người bán) Các tài khoản dơ dang: Cần phải chi tiết tài khoản dơ dang chi tiết theo vụ việc (Đối với xây dưng) hoặc bảng theo dõi riêng 5. Tài sản cố định và các khoản chi phí trả trước Đối với Tài sản - Hóa đơn đầu vào của TSCĐ + các hóa đơn chi phí lắp đặt chạy thử. - Hợp đồng mua bán - Biên bản bàn giao TSCĐ, biên bản nghiệm thu bàn giao TSCĐ, - Thẻ TSCĐ, - Kiểm tra, đối chiếu bảng trích khấu hao TSCĐ: về nguyên giá, khấu hao lũy kế, giá trị còn lại với bảng cân đối phát sinh xem có khớp hay không? - Báo giá (nếu có) - Biên bản thanh lý hợp đồng (nếu có) - Kiểm tra xem đơn vị đã có đăng ký phương pháp trích khấu hao với cơ quan thuế hay chưa? Việc trích khấu hao có được áp dụng đúng bản đăng ký đó không? Khung trích khấu hao có được thực hiện đúng theo thông tư quy định của thuế TT45/2013 hay không? - Kiểm tra số dư trên bảng trích khấu hao TSCĐ tháng 12 với số dư trên tài khoản 214, 211 có khớp nhau không? - Kiểm tra hồ sơ tài sản cố định tăng do góp vốn - Đã đủ thủ tục, hồ sơ giấy tờ hay chưa? Các biên bản liên quan đến thành lập hội đồng đánh giá tài sản (nếu tự đánh giá), hay hoá đơn của bên thứ 3 về thẩm định giá (nếu thuê đánh giá ngoài). - Đã đủ thủ tục sang tên đổi chủ hay chưa? Tài sản phải thuộc quyền sở hữu của Công ty thì khấu hao mới là chi phí hợp lý nhé. …vv Các trường hơp tăng tài sản cố định đều phải có quyết định đưa tài sản vào sử dụng, bạn đã có chưa? Có thanh lý tài sản cố định không? Hồ sơ thanh lý đủ hay chưa? Đối với Chi phí trả trước, Công cụ dụng cụ Hóa đơn Bảng tính phân bổ và tài khoản phân bổ đã khớp số liệu phát sinh tăng, phân bổ và số dư cuối kì