Cách tính thuế TNCN năm 2018 mới nhất

Dao Huu Linh Tác giả Dao Huu Linh 26/02/2018 13 phút đọc

Thuế TNCN là khoản tiền mà người có thu nhập phải trích nộp một phần tiền lương hoặc từ các nguồn thu nhập khác vào ngân sách nhà nước. Vậy đối tượng chịu thuế là ai? thời điểm nào thì tính thuế? cách tính như thế nào?. Nay, Đại lý thuế Công Minh xin chia sẻ Cách tính thuế TNCN năm 2018 mới nhất. Bài viết chỉ giới hạn ở thuế TNCN có thu nhập từ tiền công, tiền lương.

Các vấn đề liên quan tới cách tính thuế TNCN năm 2018:

A. Về đối tượng chịu thuế TNCN

Theo Điều 2, Luật thuế TNCN do Quốc hội ban hành ngày 21/11/2007 quy định:

  • Đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân là cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 3 của Luật này phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam và cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 3 của Luật này phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam.
  • Cá nhân cư trú là người đáp ứng một trong các điều kiện sau đây: a) Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam; b) Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, bao gồm có nơi ở đăng ký thường trú hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn.
  • Cá nhân không cư trú là người không đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này.
B. Căn cứ tính thuế TNCN 1. Thu nhập tính thuế

Theo Điều 21, Luật thuế TNCN do Quốc hội ban hành ngày 21/11/2007 quy định: Thu nhập tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công là tổng thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 10 và Điều 11 của Luật này, trừ các khoản đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với một số ngành, nghề phải tham gia bảo hiểm bắt buộc, các khoản giảm trừ quy định tại Điều 19 và Điều 20 của Luật này.

2. Các khoản giảm trừ

Các khoản giảm trừ bao gồm:

  • Giảm trừ bản thân: 9.000.000 VNĐ/ 1 tháng; 108.000.000 VNĐ / 1 năm.
  • Giảm trừ người phụ thuộc: 3.600.000 VNĐ/1 người/1 tháng.
  • Giảm trừ các khoản đóng bảo hiểm bắt buộc.
  • Các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học.
3. Thuế suất
Bậc thuế Phần thu nhập tính thuế/tháng (triệu đồng) Thuế suất (%) Thuế TNCN Phải nộp ( Triệu đồng)
Cách 1 Cách 2
1 Đến 5 05 0 + 5% TNTT 5% TNTT
2 Trên 05 đến 10 10 0.25 + 10% TNTT trên 5 10% TNTT - 0.25
3 Trên 10 Đến 18 15 0.75 + 15% TNTT trên 10 15% TNTT - 0.75
4 Trên 18 Đến 32 20 1.95 + 20% TNTT trên 18 20% TNTT - 1.65
5 Trên 32 Đến 52 25 4.75 + 25% TNTT trên 32 25% TNTT - 3.25
6 Trên 52 Đến 80 30 9.75 + 30% TNTT trên 52 30% TNTT - 5.85
7 Trên 80 35 18.15 + 35% TNTT trên 80 35% TNTT - 9.85
C. Thời điểm tính thuế TNCN

Theo Khoản 2, Điều 11, Luật thuế TNCN do Quốc hội ban hành ngày 21/11/2007 quy định:

Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công là thời điểm tổ chức, cá nhân trả thu nhập cho đối tượng nộp thuế hoặc thời điểm đối tượng nộp thuế nhận được thu nhập.

D. Cách tính thuế Thu nhập cá nhân năm 2018 mới nhất

Thuế thu nhập cá nhân 2018
Thuế thu nhập cá nhân 2018
  • Trường hợp 1: Đối với cá nhân không cư trú

Thuế TNCN = Thu nhập chịu thuế (x) 20%

  • Trường hợp 2: Đối với cá nhân cư trú không có hợp đồng lao động hoặc hợp đồng dưới 3 tháng có thu nhập từng lần chi trả dưới 2.000.000 đồng.

Trường hợp này sẽ không phải chịu thuế TNCN

  • Trường hợp 3: Đối với cá nhân cư trú không có hợp đồng lao động hoặc hợp đồng dưới 3 tháng có thu nhập từng lần chi trả từ 2.000.000 đồng trở lên.

Thuế TNCN = Thu nhập chịu thuế (x) 10%

Lưu ý: Không khấu trừ thuế TNCN của người lao động nếu đáp ứng các điều kiện sau:

- Làm bản cam kết 02/CK-TNCN, cam kết thu nhập sau khi trừ các khoản giảm trừ chưa tới mức phải chịu thuế.

- Có mã số thuế tại thời điểm cam kết.

- Chỉ có thu nhập tại một nơi đang làm việc.

Mời các bạn tham khảo bài viết: Cách tính thuế TNCN đối với hợp đồng mùa vụ, thử việc
  • Trường hợp 4: Đối với cá nhân cư trú có hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên

Thuế TNCN = Thu nhập tính thuế (x) Thuế suất

Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế (-) Các khoản giảm trừ

Thu nhập chịu thuế = Tổng Thu nhập (-) Các khoản miễn thuế

Mời các bạn tham khảo bài viết: Các khoản thu nhập được miễn thuế TNCN

Ví dụ: Anh Nguyễn Văn A ký hợp đồng lao động 1 năm với Đại lý thuế công minh. Trong tháng 01/2017, Anh A có phát sinh các khoản thu nhập như sau:

- Lương chính: 25.000.000 VNĐ

- Phụ cấp ăn trưa: 1.000.000 VNĐ

- Tiền thưởng: 500.000 VNĐ

- Bảo hiểm đã trích: 2.625.000 VNĐ

- Anh A có 1 con nhỏ và 1 mẹ già đã đăng ký người phụ thuộc.

Bước 1: Tính tổng thu nhập của anh A

Tổng thu nhập = 25.000.000 + 1.000.000 + 500.000 = 26.500.000 VNĐ

Bước 2: Tính thu nhập chịu thuế

Thu nhập chịu thuế = Tổng thu nhập – Thu nhập miễn thuế = 26.500.000 – 730.000 = 25.770.000 VNĐ

Bước 3: Tính thu nhập tính thuế

Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế - Các khoản giảm trừ = 25.770.000 – 18.825.000 = 6.945.000 VNĐ

Các khoản giảm trừ = 9.000.000 + 3.600.000 x 2 + 2.625.000 = 18.825.000 VNĐ

Bước 4: Tính thuế TNCN

Thuế TNCN = Thu nhập tính thuế x Thuế suất

Áp dụng cách 1:

Thuế TNCN = 250.000 + 10% ( 6.945.000-5.000.000) = 444.500 VNĐ

Áp dụng cách 2:

Thuế TNCN = 6.945.000 x 10% - 250.000 = 444.500 VNĐ

Mời các bạn tham khảo thêm bài viết:
Dao Huu Linh
Tác giả Dao Huu Linh Admin
Bài viết trước Điểm mới Thông tư 93 năm 2017 về Phương pháp tính thuế GTGT

Điểm mới Thông tư 93 năm 2017 về Phương pháp tính thuế GTGT

Bài viết tiếp theo

Tuyển dụng Trưởng phòng dịch vụ kế toán năm 2022

Tuyển dụng Trưởng phòng dịch vụ kế toán năm 2022
Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo