Trách nhiệm của người lao động khi giải quyết chế độ bảo hiểm
Tại Quyết định 636/QĐ-BHXH ngày 22 tháng 4 năm 2016 do Bảo hiểm Việt Nam ban hành có quy định về Trách nhiệm của người lao động khi giải quyết chế độ bảo hiểm. Vậy người lao động cân làm những công việc gì để người được hưởng các chế độ bảo hiểm? Đại lý thuế Công Minh xin chia sẻ về Trách nhiệm của người lao động khi giải quyết chế độ bảo hiểm
Trách nhiệm của người lao động khi giải quyết chế độ bảo hiểm
1. Trường hợp hưởng chế độ ốm đau: Người lao động nộp hồ sơ quy định tại các Khoản 1 và 2 Điều 8 cho người sử dụng lao động nơi đang đóng BHXH. (Hồ sơ hưởng chế độ ốm đau)
2. Trường hợp hưởng chế độ thai sản: Hồ sơ hưởng chế độ thai sản 2016 cho lao động
2.1. Trường hợp thông thường: Người lao động nộp hồ sơ quy định tại Khoản 1; Điểm 2.1 và Tiết 2.2.3 Điểm 2.2 Khoản 2; các Khoản 3 và 4 Điều 9 cho người sử dụng lao động nơi đang đóng BHXH.
2.2. Trường hợp con chết sau khi sinh: Ngoài hồ sơ nêu tại Điểm 2.1 Khoản này thì nộp thêm hồ sơ quy định tại các Tiết 2.2.1 Điểm 2.2 Khoản 2; Tiết 5.3.1 Điểm 5.3 Khoản 5; Tiết 6.3.1 Điểm 6.3 Khoản 6 Điều 9 cho người sử dụng lao động nơi đang đóng BHXH.
2.3. Trường hợp sau khi sinh con, nhận con, người mẹ chết hoặc người mẹ gặp rủi ro sau khi sinh mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con.
2.3.1. Trường hợp chỉ có mẹ tham gia BHXH đủ điều kiện hưởng trợ cấp: Người cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng con nộp hồ sơ quy định tại Điểm 2.1; các Tiết 2.2.2, 2.2.3 và 2.2.4 Điểm 2.2 Khoản 2 Điều 9 hoặc hồ sơ theo quy định tại Điểm 6.1, 6.2 và Tiết 6.3.2 Điểm 6.3 Khoản 6 Điều 9 cho người sử dụng lao động nơi người mẹ đóng BHXH;
2.3.2. Trường hợp cả cha và mẹ đều tham gia BHXH và đều đủ điều kiện hưởng trợ cấp thì người cha:
- Nộp hồ sơ quy định tại Tiết 2.3.1 Điểm 2.3 Khoản này cho người sử dụng lao động nơi người mẹ đóng BHXH đối với trường hợp mẹ tham gia BHXH đủ điều kiện hưởng trợ cấp (để giải quyết trợ cấp một lần khi sinh con và trợ cấp cho thời gian người mẹ hưởng khi còn sống hoặc giải quyết trợ cấp đối với người cha trong trường hợp người cha tham gia BHXH nhưng không nghỉ việc);
- Nộp hồ sơ như quy định tại Tiết 2.3.1 Điểm 2.3 Khoản này cho người sử dụng lao động nơi người cha đóng BHXH để hưởng trợ cấp cho thời gian hưởng của người cha sau khi mẹ chết;
2.3.3. Trường hợp chỉ có người cha tham gia BHXH thì người cha nộp hồ sơ quy định tại Tiết 2.3.1 Điểm 2.3 Khoản này (trừ Tiết 2.2.3 Điểm 2.2 Khoản 2 Điều 9) cho người sử dụng lao động nơi người cha đóng BHXH;
2.4. Lao động nữ mang thai hộ nộp hồ sơ quy định tại các Điểm 5.1, 5.2 và Tiết 5.3.3 Điểm 5.3 Khoản 5 Điều 9 cho người sử dụng lao động nơi đang đóng BHXH.
2.5. Lao động nam có vợ sinh con hoặc chồng của lao động nữ mang thai hộ nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi vợ sinh con theo quy định tại Khoản 4 Điều 3 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP nộp hồ sơ quy định tại Khoản 4 Điều 9 cho người sử dụng lao động nơi đóng BHXH.
2.6. Lao động nữ nhờ mang thai hộ hoặc thân nhân lao động nữ nhờ mang thai hộ nộp hồ sơ quy định tại các Điểm 6.1, 6.2 và Tiết 6.3.2 Điểm 6.3 Khoản 6 Điều 9 cho người sử dụng lao động nơi đang đóng BHXH.
2.7. Người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận con, nhận nuôi con nuôi nộp hồ sơ quy định tại Khoản 9 Điều 9 cho BHXH tỉnh hoặc BHXH huyện nơi cư trú và đăng ký hình thức nhận tiền trợ cấp theo một trong các hình thức thông qua tài khoản tiền gửi tại ngân hàng, trực tiếp từ cơ quan BHXH hoặc tổ chức dịch vụ được cơ quan BHXH ủy quyền.
3. Số lượng hồ sơ: 01 bản;
4. Thời hạn nộp hồ sơ: Không quá 45 ngày kể từ ngày người lao động trở lại làm việc.
5. Người lao động đang đóng BHXH có trách nhiệm đăng ký với người sử dụng lao động về việc nhận trợ cấp theo một trong các hình thức: Thông qua người sử dụng lao động; thông qua tài khoản tiền gửi mở tại ngân hàng; trực tiếp từ cơ quan BHXH hoặc tổ chức dịch vụ được cơ quan BHXH ủy quyền.