Trách nhiệm của người lao động hưởng chế độ tại nạn lao động

Thuế Công Minh Tác giả Thuế Công Minh 18/07/2024 15 phút đọc

Trách nhiệm của người lao động hưởng chế độ tại nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí, chế độ tử tuất Theo Quyết định 636/QĐ-BHXH ngày 22 tháng 4 năm 2016 của Bảo hiểm Việt Nam sẽ được thực hiện như thế nào? Đại lý thuế Công Minh chia sẻ

Trách nhiệm của người lao động

1. Đối với người hưởng chế độ TNLĐ, BNN: trach nhiem

1.1. Người lao động bị TNLĐ, BNN lần đầu hoặc giám định tổng hợp: Nộp cho người sử dụng lao động hồ sơ quy định tại các Khoản 1, 4 và 6 Điều 14 đối với hưởng chế độ TNLĐ hoặc hồ sơ quy định tại Khoản 1 và 4 Điều 15 đối với hưởng chế độ BNN; trường hợp bị TNLĐ hoặc mắc BNN lần đầu hoặc giám định tổng hợp mà Hội đồng Giám định y khoa trả kết quả giám định cho người lao động thì có thêm biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động; nếu thuộc đối tượng được cấp tiền mua phương tiện trợ giúp sinh hoạt và dụng cụ chỉnh hình thì có thêm hồ sơ quy định tại Khoản 2 và 3 Điều 18;

1.2. Người lao động bị thương tật, bệnh tật do TNLĐ, BNN tái phát: Nộp hồ sơ quy định tại các Khoản 2 và 3 Điều 16 cho BHXH huyện hoặc BHXH tỉnh nơi chi trả trợ cấp; nếu thuộc đối tượng được cấp tiền mua phương tiện trợ giúp sinh hoạt và dụng cụ chỉnh hình thì có thêm hồ sơ quy định tại các Khoản 2 và 3 Điều 18.

2. Đối với người hưởng chế độ hưu trí, trợ cấp hàng tháng đối với cán bộ xã

2.1. Người đang đóng BHXH bắt buộc

2.1.1. Cung cấp cho người sử dụng lao động các thông tin về địa chỉ nơi nhận lương hưu: Số nhà, ngõ (ngách, hẻm), đường phố, tổ (thôn, xóm, ấp), xã (phường, thị trấn), huyện (thị xã, thành phố, quận), tỉnh, thành phố; nơi khám chữa bệnh BHYT ban đầu; thông tin về tài khoản cá nhân khi yêu cầu nhận lương hưu qua tài khoản thẻ: Tên chủ tài khoản, số tài khoản, tên ngân hàng mở tài khoản, tên chi nhánh ngân hàng;

2.1.2. Nộp hồ sơ quy định tại Điểm 1.1 Khoản 1 Điều 19, Điểm 1.3 Khoản 1 Điều 19 trong trường hợp người lao động hưởng lương hưu do suy giảm khả năng lao động mà Hội đồng Giám định y khoa trả kết quả giám định cho người lao động hoặc Điểm 1.4 Khoản 1 Điều 19 đối với trường hợp nghỉ hưu vì bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp cho người sử dụng lao động.

2.2. Người tham gia BHXH tự nguyện, người bảo lưu thời gian đóng BHXH bắt buộc và người tự đóng tiếp BHXH bắt buộc, người chờ đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu hoặc chờ hưởng trợ cấp hàng tháng theo Nghị định số 09/1998/NĐ-CP, nộp hồ sơ theo quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 19 cho BHXH huyện hoặc BHXH tỉnh nơi cư trú để hưởng lương hưu, trợ cấp hàng tháng; nộp hồ sơ theo quy định tại Điều 20 cho BHXH huyện hoặc BHXH tỉnh nơi cư trú (trong trường hợp BHXH tỉnh được phân cấp giải quyết hưởng BHXH một lần) để hưởng BHXH một lần.

2.3. Người bắt đầu chấp hành hình phạt tù giam từ ngày 01/01/2016 trở đi khi đủ điều kiện hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng thì người được ủy quyền nộp hồ sơ theo quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 19 cho cơ quan BHXH tỉnh hoặc BHXH huyện nơi cư trú trước khi bị phạt tù giam.

2.4. Người đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng ra nước ngoài để định cư có nguyện vọng hưởng trợ cấp một lần nộp hồ sơ theo quy định tại các Khoản 1 và 2 Điều 21 cho BHXH huyện hoặc BHXH tỉnh nơi đang chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng.

3. Đối với người hưởng tiếp lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng sau khi chấp hành xong hình phạt tù trong trường hợp bắt đầu phải chấp hành hình phạt tù giam trong khoảng thời gian từ ngày 01/01/1995 đến hết ngày 31/12/2015 hoặc xuất cảnh trái phép trở về nước định cư hợp pháp hoặc được Tòa án hủy quyết định tuyên bố mất tích nộp hồ sơ như quy định tại các Khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 23 cho BHXH huyện hoặc BHXH tỉnh nơi chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng trước khi đi tù hoặc xuất cảnh trái phép hoặc mất tích.

4. Đối với thân nhân hưởng trợ cấp tử tuất

4.1. Trường hợp người lao động đang đóng BHXH bắt buộc bị chết: Thân nhân nộp sổ BHXH và hồ sơ theo quy định tại các Khoản 2, 3 và 6 Điều 22, bệnh án điều trị bệnh nghề nghiệp lần đầu quy định tại Khoản 5 Điều 22 (trong trường hợp chết do bệnh nghề nghiệp) cho người sử dụng lao động nơi người lao động làm việc trước khi chết; trường hợp thân nhân đủ điều kiện hưởng trợ cấp tuất hàng tháng nhưng lựa chọn hưởng trợ tuất một lần thì nộp thêm hồ sơ quy định tại Khoản 4 Điều 22.

4.2. Trường hợp người lao động bị chết mà đang bảo lưu thời gian đóng BHXH bắt buộc hoặc đang chờ đủ điều kiện về tuổi đời để hưởng chế độ hưu trí, trợ cấp cán bộ xã hàng tháng hoặc tham gia BHXH tự nguyện: Thân nhân nộp hồ sơ gồm: Sổ BHXH (trừ trường hợp người chờ đủ tuổi hưởng lương hưu, trợ cấp hàng tháng) và hồ sơ quy định tại các Khoản 2, 3 và 6 Điều 22 cho BHXH huyện hoặc BHXH tỉnh nơi người kê khai Tờ khai cư trú; trường hợp thân nhân đủ điều kiện hưởng trợ cấp tuất hàng tháng nhưng lựa chọn hưởng tuất một lần thì nộp thêm hồ sơ quy định tại Khoản 4 Điều 22.

4.3. Trường hợp người đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng bị chết: Thân nhân nộp hồ sơ theo quy định tại các Khoản 2, 3 và 6 Điều 22 cho BHXH huyện hoặc BHXH tỉnh nơi đang chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng trước khi người lao động chết; trường hợp thân nhân đủ điều kiện hưởng trợ cấp tuất hàng tháng nhưng lựa chọn hưởng trợ cấp tuất một lần thì nộp thêm hồ sơ quy định tại Khoản 4 Điều 22.

5. Người đề nghị điều chỉnh thông tin về nhân thân hoặc điều chỉnh, giải quyết lại lương hưu, trợ cấp BHXH:

5.1. Người đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH: Nộp hồ sơ quy định tại các Điểm 1.1, 1.2 Khoản 1 và các Điểm 2.1, 2.2 Khoản 2 Điều 25 kèm theo sổ BHXH (trong trường hợp người lao động quản lý sổ BHXH) cho BHXH huyện hoặc BHXH tỉnh nơi chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng hoặc cho cơ quan BHXH nơi đã giải quyết đối với người hưởng trợ cấp BHXH một lần.

5.2. Người đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng do BHXH Bộ Quốc phòng, BHXH Công an nhân dân giải quyết có yêu cầu điều chỉnh chế độ BHXH: Nộp hồ sơ theo quy định tại các Điểm 2.1, 2.2. Khoản 2 Điều 25 kèm theo sổ BHXH (trong trường hợp người lao động quản lý sổ BHXH) cho cơ quan BHXH nơi đã giải quyết.

6. Nhận hồ sơ đã được giải quyết hưởng BHXH: Người lao động, thân nhân người lao động nêu tại các Khoản 1, 2 , 3, 4 và 5 Điều này nhận lại hồ sơ đã được giải quyết theo quy định tại Tiết 1.4.2 Điểm 1.4 Khoản 1 Điều 28 và Tiết 1.2.1 Điểm 1.2 Khoản 1 Điều 29 theo Giấy tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả.

7. Người di chuyển hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng

7.1. Đối với người bắt đầu hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng tại nơi cư trú do BHXH tỉnh khác giải quyết: Đến nhận lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng và thẻ BHYT (nếu thuộc đối tượng có trách nhiệm tham gia BHYT) theo thời gian và địa điểm ghi trong Thông báo (mẫu số 18C-HSB); nộp lại thẻ BHYT đã được cấp trước đó.

Người bắt đầu hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng do BHXH Bộ Quốc phòng, BHXH Công an nhân dân giải quyết chuyển đến hưởng ở nơi cư trú thì nhận hồ sơ đã niêm phong từ người sử dụng lao động (trong trường hợp người sử dụng lao động giao hồ sơ trực tiếp cho người lao động), nộp cho BHXH tỉnh nơi cư trú khi hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng để được nhận chế độ.

7.2. Đối với người đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng chuyển đến hưởng tại nơi cư trú mới ở tỉnh khác: Lập hồ sơ theo quy định tại Điểm 1.1 Khoản 1 Điều 24 nộp hoặc gửi qua đường bưu điện cho BHXH huyện hoặc BHXH tỉnh nơi đang chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng; đến nhận lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng, thẻ BHYT (nếu thuộc đối tượng có trách nhiệm tham gia BHYT) theo Thông báo về thời gian, địa điểm chi trả lương hưu/trợ cấp BHXH hàng tháng (mẫu số 18A-HSB); nộp lại thẻ BHYT đã được cấp trước đó.

8. Người chờ đủ điều kiện về tuổi đời hưởng lương hưu, trợ cấp hàng tháng đối với cán bộ xã di chuyển hồ sơ đến nơi cư trú tại tỉnh khác: Lập hồ sơ theo quy định tại Điểm 2.1 Khoản 2 Điều 24 nộp cho BHXH tỉnh nơi đang quản lý hồ sơ chờ đủ điều kiện về tuổi đời hưởng lương hưu, trợ cấp hàng tháng; nhận thông báo về việc đã tiếp nhận hồ sơ di chuyển (mẫu số 18B-HSB).

9. Số lượng hồ sơ: 01 bản cho mỗi loại giấy tờ.

10. Thời hạn nộp hồ sơ:

10.1. Trong thời hạn 30 ngày tính đến thời điểm người lao động được hưởng lương hưu, đủ điều kiện hưởng BHXH một lần, người lao động đang bảo lưu thời gian đóng BHXH, người tham gia BHXH tự nguyện có trách nhiệm nộp hồ sơ theo quy định cho cơ quan BHXH.

10.2. Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày người bảo lưu thời gian đóng BHXH, người tham gia BHXH tự nguyện, người đang hưởng lương hưu, trợ cấp TNLĐ, BNN hàng tháng bị chết thì thân nhân người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ theo quy định cho cơ quan BHXH tỉnh hoặc BHXH huyện nơi chi trả chế độ BHXH hàng tháng hoặc nơi người lao động đang cư trú.

10.3. Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày người lao động đang đóng BHXH bắt buộc bị chết thì thân nhân người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ theo quy định cho người sử dụng lao động.

Thuế Công Minh
Tác giả Thuế Công Minh Admin
Bài viết trước Hồ sơ chuyển nơi hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH

Hồ sơ chuyển nơi hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH

Bài viết tiếp theo

Tuyển dụng Trưởng phòng dịch vụ kế toán năm 2022

Tuyển dụng Trưởng phòng dịch vụ kế toán năm 2022
Viết bình luận
Thêm bình luận

Bài viết liên quan

Thông báo