Hàng hóa xuất cho mượn, cho vay thì có phải xuất hóa đơn không

Thuế Công Minh Tác giả Thuế Công Minh 08/12/2014 7 phút đọc
Quy định mới đây về hàng cho mượn cho vay, và hạch toán đối với hàng cho mượn cho vay được nhiều diễn đàn quan tâm trao đổi. Đại lý thuế Công Minh xin chia sẻ về vấn đề " Hàng hóa xuất cho mượn, cho vay thì có phải xuất hóa đơn không "

Trong quá trình sản xuất kinh doanh, có những lúc doanh nghiệp thiếu nguyên vật liệu, hàng hóa để sản xuất, doanh nghiệp có thể vay, mượn doanh nghiệp khác để sản xuất. Vậy hàng vay mượn này có phải xuất hóa đơn GTGT không?

Theo Thông tư 39/2014/TT-BTC tại Chương III, Điều 16, Khoản 1, Điểm b quy định nguyên tắc lập hóa đơn như sau:

“b) Người bán phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ (trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất); xuất hàng hóa dưới các hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hóa.”

Theo Thông tư 119/2014/TT-BTC tại Điều 5, Khoản 3, Điểm a Sửa đổi, bổ sung hướng dẫn tại điểm b, c khoản 1 Điều 16 như sau:

b) Người bán phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ (trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất.”

Theo Thông tư 119/2014/TT-BTC tại Điều 3, Khoản 2 Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 7 Thông tư số 219/2013/TT-BTC như sau:

“Trường hợp xuất máy móc, thiết bị, vật tư, hàng hóa dưới hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả, nếu có hợp đồng và các chứng từ liên quan đến giao dịch phù hợp, cơ sở kinh doanh không phải lập hóa đơn, tính, nộp thuế GTGT”.

Căn cứ vào những quy định trên thì khi doanh nghiệp xuất vật tư, hàng hóa dưới hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả, nếu có hợp đồng và các chứng từ liên quan đến giao dịch phù hợp thì doanh nghiệp không phải lập hóa đơn, tính, nộp thuế GTGT.

1/ Đối với doanh nghiệp cho mượn hàng hóa, hạch toán như sau:

- Khi xuất hàng hoá, nguyên liệu cho vay cho mượn

Nợ KT 1388

Có TK 152,156

- Khi cho vay có tính lãi, khoản lãi được hạch toán như sau:

+ Nếu lãi nhận theo từng kỳ

Nợ TK 111,112

Có TK 515

+ Nếu lãi nhận ngay từ lần đầu:

.Khi nhận tiền lãi

Nợ TK 111,112

Có TK 3387

.Từng kỳ phân bổ doanh thu :

Nợ 3387

Có TK 515

+ Nếu lãi nhận vào cuối kỳ

.Từng kỳ tính lãi:

Nợ TK 3388: Chi tiết đối tác vay mượn

Có TK 515

- Khi nhận hàng trả lại :

Nợ TK 152,156

Có TK 1388

2/ Đối với doanh nghiệp đi mượn, hạch toán như sau:

- Khi nhận hàng hoá, vật liệu vay mượn:

Nợ TK 152, 156

Có TK 3388

- Nếu vay mượn hàng hoá có chịu lãi:

+ Nếu lãi trả từng kỳ :

Nợ TK 635

Có TK 111,112

+ Nếu lãi trả trước

.Khi trả tiền lãi

Nợ TK 635, 242

Có TK 111,112

.Hàng kỳ phân bổ lãi vay:

Nợ TK 635

Có TK 242

+ Nếu lãi trả sau

.Hàng kỳ trích lãi phải trả:

Nợ TK 635

Có TK 335

.Khi trả lãi :

Nợ TK 335

Có TK 111,112

- Khi trả lại hàng hoá, vật liệu vay mượn

Nợ TK 3388

Có TK 152,156

Lưu ý : Hướng dẫn trên theo chế độ kế toán tại thời điểm 31/12/2014 và cho quyết toán thuế năm 2014

Thuế Công Minh
Tác giả Thuế Công Minh Admin
Bài viết trước Thuế thu nhập cá nhân và hạch toán thuế thu nhập cá nhân

Thuế thu nhập cá nhân và hạch toán thuế thu nhập cá nhân

Bài viết tiếp theo

Tuyển dụng Trưởng phòng dịch vụ kế toán năm 2022

Tuyển dụng Trưởng phòng dịch vụ kế toán năm 2022
Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo