Tập huấn thuế 2015

haivtca Tác giả haivtca 18/03/2015 140 phút đọc

Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện việc lập các loại Tờ khai quyết toán thuế năm 2014 theo đúng quy định, đồng thời tạo thuận lợi cho doanh nghiệp cập nhật kịp thời các chính sách thuế mới trong năm 2015; Cục thuế TP tổ chức Hội nghị tập huấn thuế 2015 với nội dung như sau:

Download tại liệu tập huấn thuế 2015 tại đây. Power Point, Word, PDF

1/ Hướng dẫn lập Tờ khai Quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp, Thuế thu nhập cá nhân năm 2014 theo quy định tại Thông tư số 156/2013/TT-BTC.

2/ Hướng dẫn Nghị định 12/2015/NĐ-CP ngày 12/02/2015 của Chính Phủ qui định chi tiết Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật thuế và sửa đổi bộ sung một số điều của các Nghị định về thuế, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2015.

Cap nhan chinh sach thue
Tài liệu tập huấn thuế 2015
NỘI DUNG TRÌNH BÀY I. Luật số 71/2014/QH13 ngày 26/11/2014; II. Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/02/2015 của Chính phủ; III. Một số điểm mới tại Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015 của Bộ Tài chính; IV. Những vấn đề cần quan tâm khi quyết toán thuế TNDN và thuế TNCN năm 2014; V. Cải cách Hiện đại hoá ngành thuế Thủ đô. Phần I

- Luật số 71/2014/QH13 ngày 26/11/2014 của Quốc hội - Thuế TNDN: Luật số 14/2008/QH12, Luật sửa đổi, bổ sung số 32/2013/QH13. - Thuế TNCN: Luật số 04/2007/QH11; Luật sửa đổi, bổ sung số 26/2012/QH13. - Thuế GTGT: Luật số 13/2008/QH12; Luật sửa đổi, bổ sung số 31/2013/QH13. - Thuế Tài nguyên: Luật số 45/2009/QH12. - Luật QLT: Luật số 78/2006/QH11; Luật sửa đổi, bổ sung số 21/2012/QH13.

I. THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP 1. Bổ sung vào khoản 1 Điều 4 về thu nhập được miễn thuế đối với thu nhập từ chế biến nông sản của hợp tác xã; thu nhập từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng, chế biến nông sản của doanh nghiệp ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. 2. Bổ sung vào điểm a khoản 1 Điều 9 về các khoản chi được trừ đối với các khoản chi cho hoạt động giáo dục nghề nghiệp. Bỏ điểm m Khoản 2 Điều 9 quy định mức khống chế về tỷ lệ 15% chi phí được trừ đối với các chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới, tiếp tân, khánh tiết, hội nghị… 3. Bổ sung vào nhóm thu nhập được hưởng mức thuế suất thuế TNDN ưu đãi 10% trong 15 năm, miễn thuế 4 năm và giảm 50% trong 9 năm đối với: + Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới sản xuất sản phẩm thuộc Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển, đáp ứng một trong các tiêu chí về sản phẩm công nghiệp hỗ trợ. + Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư trong lĩnh vực sản xuất, trừ dự án sản xuất mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt và dự án khai thác khoáng sản, có quy mô vốn đầu tư tối thiểu 12 nghìn tỷ đồng, sử dụng công nghệ phải được thẩm định theo quy định của Luật Công nghệ cao, Luật khoa học và công nghệ, thực hiện giải ngân không quá 5 năm kể từ ngày được phép đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư. 4. Bổ sung vào nhóm thu nhập áp dụng mức thuế suất thuế TNDN 10% đối với thu nhập của doanh nghiệp từ hoạt động chế biến nông, thủy sản ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; nuôi trồng lâm sản ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn. 5. Bổ sung thêm nhóm thu nhập áp dụng mức thuế suất thuế TNDN 15% đối với thu nhập của doanh nghiệp trồng trọt, chăn nuôi, chế biến trong lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản không thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. 6. Bổ sung tiêu chí để được kéo dài thời gian ưu đãi thuế TNDN đối với các dự án cần đặc biệt thu hút đầu tư nhưng thời gian kéo dài thêm không quá mười lăm năm.

II. THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN (Tập huấn thuế 2015) 1. Quy định tính thuế TNCN đối với thu nhập của cá nhân kinh doanh theo tỷ lệ % trên doanh thu tính thuế. Riêng thu nhập của cá nhân kinh doanh có doanh thu từ 100 tr.đồng/năm trở xuống không phải nộp thuế TNCN. 2. Miễn thuế TNCN đối với: + Thu nhập từ tiền lương, tiền công của thuyền viên là người Việt Nam làm việc cho các hãng tàu nước ngoài hoặc các hãng tàu Việt Nam vận tải quốc tế. + Thu nhập của cá nhân là chủ tàu, cá nhân có quyền sử dụng tàu và cá nhân làm việc trên tàu từ hoạt động cung cấp hàng hóa, dịch vụ trực tiếp phục vụ hoạt động khai thác, đánh bắt thủy sản xa bờ. 3. Quy định tỷ lệ tính thuế TNCN đối với thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán là 0,1% trên giá chuyển nhượng từng lần. 4. Quy định tỷ lệ tính thuế TNCN đối với thu nhập từ chuyển nhượng BĐS là 2% trên giá chuyển nhượng từng lần.

III. THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG Bổ sung vào Điều 5 về đối tượng không chịu thuế GTGT như sau: “3a. Phân bón; máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp; tàu đánh bắt xa bờ; thức ăn gia súc, gia cầm và thức ăn cho vật nuôi khác;”. IV. THUẾ TÀI NGUYÊN Sửa đổi, bổ sung khoản 7 Điều 2 về đối tượng chịu thuế tài nguyên và khoản 5 Điều 9 về Miễn, giảm thuế tài nguyên, theo đó chuyển nhóm “nước thiên nhiên dùng cho nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp” từ đối tượng được miễn thuế tài nguyên sang đối tượng không chịu thuế tài nguyên. VI. LUẬT QUẢN LÝ THUẾ 1. Sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 1a và khoản 6 Điều 31 về Hồ sơ khai thuế, theo đó hồ sơ khai thuế đối với loại thuế khai và nộp theo tháng, quý là Tờ khai thuế tháng, quý (không kèm bảng kê). 2. Sửa đổi, bổ sung Điều 43 về đồng tiền tính nộp thuế, theo đó NNT được quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh. 3. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 106 về tính tiền chậm nộp tiền thuế, theo đó mức tính tiền chậm nộp l à 0,05%/ngày. HIỆU LỰC THI HÀNH Luật số 71/2014/QH13 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2015   Phần II: Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/02/2015 của Chính phủ NGHỊ ĐỊNH 12 SỬA ĐỔI (Tập huấn thuế 2015) - Nghị định 218/2013/NĐ-CP về thuế TNDN; - Nghị định 65/2013/NĐ-CP về thuế TNCN; - Nghị định 209/2013/NĐ-CP về thuế GTGT; - Nghị định 50/2010/NĐ-CP về thuế tài nguyên; - Nghị định 83/2013/NĐ-CP về quản lý thuế; - Nghị định 91/2014/NĐ-CP sửa đổi các Nghị định về thuế. I. THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP 1. Về thu nhập chịu thuế: Bổ sung thêm vào thu nhập chịu thuế TNDN phát sinh tại Việt Nam của các doanh nghiệp nước ngoài đối với khoản thu nhập từ chuyển nhượng vốn, dự án đầu tư, quyền góp vốn, quyền tham gia các dự án đầu tư, quyền thăm dò, khai thác, chế biến tài nguyên khoáng sản tại Việt Nam, không phụ thuộc vào địa điểm tiến hành kinh doanh. Trước: Chỉ quy định tại Thông tư về thuế nhà thầu. 2. Về thu nhập được miễn thuế: 2.1. Bổ sung thêm vào thu nhập được miễn thuế TNDN đối với thu nhập từ chế biến nông sản, thủy sản của hợp tác xã; thu nhập của doanh nghiệp từ chế biến nông sản, thủy sản ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn phải đáp ứng đồng thời các điều kiện sau: - Tỷ lệ giá trị nguyên vật liệu là nông sản, thủy sản trên chi phí sản xuất hàng hóa, sản phẩm từ 30% trở lên. - Sản phẩm, hàng hóa từ chế biến nông sản, thủy sản không thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt trừ trường hợp do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề xuất của Bộ Tài chính. Trước: Chưa quy định. 2.2. Bổ sung thêm vào thu nhập được miễn thuế TNDN đối với thu nhập từ hoạt động có thu do thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao của của các quỹ tài chính Nhà nước: Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của Bộ, ngành, địa phương được thành lập theo quy định của Luật Khoa học và Công nghệ, Quỹ trợ vốn cho người lao động nghèo tự tạo việc làm. Trước: NĐ 91 chỉ quy định thu nhập của các quỹ: Quỹ Bảo hiểm xã hội Việt Nam, tổ chức Bảo hiểm tiền gửi, Quỹ Bảo hiểm Y tế, Quỹ hỗ trợ học nghề,... 2.3. Bổ sung thêm thu nhập của văn phòng thừa phát lại trong thời gian thực hiện thí điểm theo quy định của pháp luật vào thu nhậpđược miễn thuế TNDN. Trước: Chưa quy định.

3. Chi phí được trừ và không được trừ: 3.1. Bổ sung vào chi phí được trừ đối với Khoản chi cho hoạt động giáo dục nghề nghiệp, đào tạo nghề nghiệp cho người lao động theo quy định của pháp luật.

3.2. Bỏ mức khống chế 01 triệu đồng/tháng/người đối với khoản chi phí mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động.

3.3. Bổ sung quy định về chi phí lãi vay để đầu tư như sau: “Trường hợp doanh nghiệp đã góp đủ vốn điều lệ, trong quá trình kinh doanh có khoản chi trả lãi tiền vay để đầu tư vào doanh nghiệp khác thì khoản chi này được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế” Trước: Quy định không tính vào chi phí được trừ đối với: Chi phí trả lãi tiền vay tương ứng với phần vốn điều lệ còn thiếu, theo tiến độ góp vốn ghi trong điều lệ của DN; lãi tiền vay trong quá trình đầu tư đã được ghi nhận vào giá trị đầu tư;…

4. Ưu đãi thuế TNDN: 4.1. Bổ sung thêm vào thu nhập được hưởng mức thuế suất thuế TNDN 10% trong 15 năm đối với: a) Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư trong lĩnh vực sản xuất, trừ dự án sản xuất mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt và dự án khai thác khoáng sản, có quy mô vốn đầu tư tối thiểu 12.000 (mười hai nghìn) tỷ đồng, sử dụng công nghệ phải được thẩm định theo quy định của Luật Công nghệ cao, Luật Khoa học và công nghệ, thực hiện giải ngân tổng vốn đầu tư đăng ký không quá 5 năm kể từ ngày được phép đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư; b) Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới sản xuất sản phẩm thuộc Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển đáp ứng một trong các tiêu chí sau: - Sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cho công nghệ cao theo quy định của Luật Công nghệ cao; - Sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cho sản xuất sản phẩm các ngành: Dệt - may; da - giầy; điện tử - tin học; sản xuất lắp ráp ô tô; cơ khí chế tạo mà các sản phẩm này tính đến ngày 01 tháng 01 năm 2015 trong nước chưa sản xuất được hoặc sản xuất được nhưng phải đáp ứng được tiêu chuẩn kỹ thuật của Liên minh Châu Âu (EU) hoặc tương đương;

4.2. Sửa đổi, bổ sung thu nhập được áp dụng mức thuế suất thuế TNDN 10% như sau: a) Phần thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện hoạt động xã hội hóa trong lĩnh vực giám định tư pháp; b) Thu nhập của doanh nghiệp từ: Trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng; thu nhập từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng, chế biến nông sản, thủy sản ở địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn; nuôi trồng lâm sản ở địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn; sản xuất, nhân và lai tạo giống cây trồng, vật nuôi; sản xuất, khai thác và tinh chế muối, trừ sản xuất muối quy định tại Khoản 1 Điều 4 của Nghị định này; đầu tư bảo quản nông sản sau thu hoạch, bảo quản nông sản, thủy sản và thực phẩm, bao gồm cả đầu tư để trực tiếp bảo quản hoặc đầu tư để cho thuê bảo quản nông sản, thủy sản và thực phẩm.

4.3. Bổ sung thu nhập áp dụng thuế suất thuế TNDN 15% đối với thu nhập của doanh nghiệp trồng trọt, chăn nuôi, chế biến trong lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản ở địa bàn không thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

4.4. Bổ sung quy định kéo dài thêm thời gian áp dụng thuế suất ưu đãi nhưng không quá 15 năm đối với thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư trong lĩnh vực sản xuất có quy mô vốn đầu tư tối thiểu 12.000 tỷ đồng nếu đáp ứng một trong các tiêu chí: - Sản xuất sản phẩm hàng hóa có khả năng cạnh tranh toàn cầu, doanh thu đạt trên 20.000 tỷ đồng/năm chậm nhất sau năm năm kể từ khi có doanh thu từ dự án đầu tư; - Sử dụng thường xuyên trên 6.000 lao động được xác định theo quy định của pháp luật về lao động; - Dự án đầu tư thuộc lĩnh vực hạ tầng kinh tế kỹ thuật, bao gồm: Đầu tư phát triển nhà máy nước, nhà máy điện, hệ thống cấp thoát nước, cầu, đường bộ, đường sắt, cảng hàng không, cảng biển, cảng sông, sân bay, nhà ga, năng lượng mới, năng lượng sạch, công nghiệp tiết kiệm năng lượng, dự án lọc hóa dầu.

5. Điều kiện áp dụng ưu đãi thuế TNDN: 5.1. Bổ sung thêm vào thu nhập không được hưởng ưu đãi thuế TNDN đối với thu nhập của doanh nghiệp từ DAĐT trong lĩnh vực kinh doanh thương mại, dịch vụ phát sinh ngoài khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu công nghiệp và địa bàn ưu đãi thuế.

5.2. Quy định rõ hơn: DAĐT mới (bao gồm cả văn phòng công chứng thành lập tại các địa bàn có điều kiện KTXH khó khăn, địa bàn có điều kiện KTXH đặc biệt khó khăn) được hưởng ưu đãi thuế quy định tại Khoản 1, Khoản 3 Điều 15 và Khoản 1, 2 và Khoản 3 Điều 16 Nghị định này là dự án thực hiện lần đầu hoặc dự án đầu tư độc lập với dự án đang thực hiện, trừ các trường hợp sau: a) Dự án đầu tư hình thành từ việc chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi hình thức doanh nghiệp theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp DN xã hội hoá được thành lập do chuyển đổi loại hình doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. b) Dự án đầu tư hình thành từ việc chuyển đổi chủ sở hữu (bao gồm cả trường hợp thực hiện dự án đầu tư mới nhưng vẫn kế thừa tài sản, địa điểm kinh doanh, ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp cũ để tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh). Dự án đầu tư mới được hưởng ưu đãi thuế theo quy định tại Điều 15, Điều 16 Nghị định này phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc được phép đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư.

6. Hiệu lực thi hành: Bổ sung thêm các quy định sau: - DN có DAĐT mở rộng đã được cơ quan có thẩm quyền cấp phép đầu tư hoặc đã thực hiện đầu tư trong giai đoạn 2009 - 2013, tính đến hết kỳ tính thuế năm 2014 đáp ứng điều kiện ưu đãi thuế theo quy định của Luật số 32/2013/QH13 thì được hưởng ưu đãi thuế đối với đầu tư mở rộng theo quy định của Nghị định này cho thời gian còn lại kể từ kỳ tính thuế năm 2015. - DN thực hiện DAĐT vào khu công nghiệp trong giai đoạn 2009 - 2013 thì được hưởng ưu đãi thuế theo quy định của Luật số 32/2013/QH13 cho thời gian còn lại kể từ kỳ tính thuế 2015. - Doanh nghiệp có dự án đầu tư vào địa bàn mà trước ngày 01/01/2015 chưa thuộc địa bàn ưu đãi thuế (khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao và các địa bàn ưu đãi khác) nay thuộc địa bàn ưu đãi thuế quy định tại Nghị định này thì được hưởng ưu đãi thuế cho thời gian còn lại kể từ kỳ tính thuế năm 2015. - Doanh nghiệp có dự án đầu tư vào địa bàn được chuyển đổi thành địa bàn ưu đãi thuế sau ngày 01 tháng 01 năm 2015 thì được hưởng ưu đãi thuế cho thời gian còn lại kể từ khi chuyển đổi.

II. THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN 1. Thu nhập chịu thuế TNCN: 1.1. Không tính vào thu nhập chịu thuế TNCN từ kinh doanh đối với thu nhập từ kinh doanh của cá nhân kinh doanh có doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống không thuộc thu nhập chịu thuế TNCN.

1.2. Khoản trợ cấp chuyển vùng một lần đối với người Việt Nam cư trú dài hạn ở nước ngoài về Việt Nam làm việcđược trừ khi tính thu nhập chịu thuế TNCN. Trước: Chỉ quy định trợ cấp chuyển vùng một lần đối với người nước ngoài đến cư trú tại Việt Nam, người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.

1.3. Không tính vào thu nhập chịu thuế TNCN từ đầu tư vốn đối với thu nhập sau khi đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp tư nhân và của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do cá nhân làm chủ. Trước: Chưa quy định. 1.4. Đưa thu nhập trong hình thức casino ra khỏi thu nhập từ trúng thưởng để tính thuế riêng.

2. Thu nhập được miễn thuế TNCN: Bổ sung thêm hai khoản thu nhập được miễn thuế: - Thu nhập từ tiền lương, tiền công của thuyền viên là người Việt Nam nhận được do làm việc cho các hãng tàu nước ngoài hoặc các hãng tàu Việt Nam vận tải quốc tế; - Thu nhập của cá nhân là chủ tàu, cá nhân có quyền sử dụng tàu và cá nhân làm việc trên tàu có được từ hoạt động cung cấp hàng hóa, dịch vụ trực tiếp phục vụ hoạt động khai thác thủy sản xa bờ.

3. Căn cứ tính thuế TNCN: 3.1. Thu nhập từ kinh doanh: NĐ12 bãi bỏ Điều 7,8,9,10 NĐ 65/2013/NĐ-CP quy định về thuế TNCN đối với thu nhập từ KD theo biểu luỹ tiến từng phần, sửa đổi, bổ sung Điều 6 quy định phương pháp tính thuế TNCN từ kinh doanh theo tỷ lệ % trên doanh thu tương ứng với từng lĩnh vực, ngành nghề sản xuất kinh doanh, cụ thể như sau: - Cá nhân kinh doanh nhiều lĩnh vực, ngành nghề thực hiện khai và tính thuế theo thuế suất áp dụng đối với từng lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh. Trường hợp cá nhân kinh doanh không khai hoặc khai không phù hợp với thực tế kinh doanh thì cơ quan thuế ấn định theo quy định của pháp luật về quản lý thuế; - Cách xác định doanh thu tính thuế từ kinh doanh: + Doanh thu tính thuế đối với cá nhân kinh doanh là mức doanh thu khoán được ổn định trong 01 năm. Trường hợp qua số liệu điều tra xác minh, kiểm tra, thanh tra có căn cứ xác định doanh thu tính thuế thay đổi từ 50% trở lên so với mức doanh thu khoán, cơ quan thuế xác định lại mức doanh thu khoán theo quy định của pháp luật về quản lý thuế để áp dụng cho thời gian còn lại của năm tính thuế. + Doanh thu tính thuế đối với cá nhân kinh doanh được xác định theo quy định của pháp luật về quản lý thuế trên cơ sở số liệu điều tra, khảo sát, kết quả kiểm tra, thanh tra về cá nhân kinh doanh và các khoản mục chi phí thực tế để tạo ra doanh thu của cá nhân kinh doanh. - Thuế suất đối với thu nhập từ kinh doanh đối với từng lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, kinh doanh như sau: + Phân phối, cung cấp hàng hóa: 0,5%. + Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 2%. Riêng hoạt động cho thuê tài sản, đại lý bảo hiểm, đại lý xổ số, bán hàng đa cấp: 5%. + Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 1,5%. + Hoạt động kinh doanh khác: 1%. 3.2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công: - Thời điểm xác định thu nhập: Quy định cụ thể hơn trường hợp người sử dụng lao động mua cho người lao động bảo hiểm nhân thọ (trừ bảo hiểm hưu trí tự nguyện), bảo hiểm không bắt buộc khác có tích lũy về phí bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, người lao động chưa phải tính vào thu nhập chịu thuế tại thời điểm mua bảo hiểm. Đến thời điểm đáo hạn hợp đồng, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm khấu trừ tiền thuế theo tỷ lệ 10% trên khoản tiền phí tích lũy tương ứng với phần người sử dụng lao động mua cho người lao động từ ngày 01 tháng 7 năm 2013. Trường hợp người sử dụng lao động mua cho người lao động bảo hiểm nhân thọ (trừ bảo hiểm hưu trí tự nguyện), bảo hiểm không bắt buộc khác có tích lũy về phí bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm không thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam được phép bán bảo hiểm tại Việt Nam thì người sử dụng lao động có trách nhiệm khấu trừ thuế theo tỷ lệ 10% trên khoản tiền phí bảo hiểm đã mua hoặc đóng góp trước khi trả thu nhập cho người lao động.

Trước: Chưa quy định riêng doanh nghiệp bảo hiểm được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam hay không đều khấu trừ tiền thuế theo tỷ lệ 10% trên khoản tiền phí tích lũy. - Bổ sung thêm khoản tiền mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện được trừ ra khỏi thu nhập khi xác định thu nhập tính thuế tối đa không quá 01 triệu đồng/tháng, bao gồm cả số tiền do người sử dụng lao động đóng cho người lao động và cả số tiền do người lao động tự đóng (nếu có). Trước: Chỉ có Quỹ hưu trí tự nguyện. - Bổ sung thêm khoản tiền mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện được trừ ra khỏi thu nhập khi xác định thu nhập tính thuế tối đa không quá 01 triệu đồng/tháng, bao gồm cả số tiền do người sử dụng lao động đóng cho người lao động và cả số tiền do người lao động tự đóng (nếu có).

Trước: Chỉ có Quỹ hưu trí tự nguyện.

3.4. Thu nhập từ chuyển nhượng BĐS: Áp mức 2% trên giá chuyển nhượng từng lần. T.hợp HĐ chuyển nhượng không có thỏa thuận bên mua là người nộp thuế thay cho bên bán thì thời điểm tính thuế là thời điểm HĐ chuyển nhượng có hiệu lực theo quy định của pháp luật; T.hợp HĐ chuyển nhượng có thỏa thuận bên mua là người nộp thuế thay cho bên bán thì thời điểm tính thuế là thời điểm làm thủ tục đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng BĐS. Trước: Thuế suất đối với thu nhập từ chuyển nhượng BĐS là 25% trên thu nhập tính thuế (được xác định bằng giá bán trừ (-) giá mua và các chi phí hợp lý liên quan). T.hợp NNT không xác định hoặc không có hồ sơ để xác định được giá vốn và các chi phí liên quan làm cơ sở xác định thu nhập tính thuế thì áp dụng thuế suất 2% trên giá chuyển nhượng.

3.5. Thu nhập từ thừa kế, quà tặng: Quy định rõ doanh thu tính thuế TNCN đối với trường hợp cá nhân nhận thừa kế, quà tặng là tài sản nhập khẩu như sau: Trường hợp cá nhân nhận thừa kế, quà tặng là tài sản nhập khẩu và cá nhân phải nộp các loại thuế liên quan đến việc nhập khẩu tài sản thì giá trị tài sản làm căn cứ tính thuế là giá tính lệ phí trước bạ tại thời điểm đăng ký quyền sở hữu trừ các khoản thuế đã nộp ở khâu nhập khẩu.

3.6. Quyết toán thuế TNCN: Bổ sung thêm thu nhập không phải quyết toán thuế: Phần thu nhập của cá nhân được người sử dụng lao động mua bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm không bắt buộc khác có tích lũy về phí bảo hiểm mà người sử dụng lao động hoặc doanh nghiệp bảo hiểm đã khấu trừ thuế thu nhập cá nhân theo tỷ lệ 10% trên khoản tiền phí bảo hiểm tương ứng với phần người sử dụng lao động mua cho người lao động.

III. Sửa đổi, bổ sung Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ. IV. Sửa đổi, bổ sung Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính phủ. (Trình bày cụ thể tại TT 26/2015/TT-BTC)

V. THUẾ TÀI NGUYÊN (Tập huấn thuế 2015) 1. Đối tượng chịu thuế: 1.1. Sửa đổi, bổ sung đối tượng chịu thuế là nước thiên nhiên như sau: "Nước thiên nhiên, bao gồm nước mặt và nước dưới đất, trừ nước thiên nhiên dùng cho nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp và nước biển để làm mát máy. Nước biển làm mát máy quy định tại Khoản này phải đảm bảo các yêu cầu về môi trường, về hiệu quả sử dụng nước tuần hoàn và điều kiện kinh tế kỹ thuật chuyên ngành." Trước: "Nước thiên nhiên, bao gồm nước mặt và nước dưới đất;"

1.2. Sửa đổi, bổ sung đối tượng chịu thuế là yến sào thiên nhiên như sau: “Yến sào thiên nhiên, trừ yến sào do tổ chức, cá nhân thu được từ hoạt động đầu tư xây dựng nhà để dẫn dụ chim yến tự nhiên về nuôi và khai thác.” Trước: "Yến sào thiên nhiên.", chưa quy định yến sào do tổ chức, cá nhân thu được từ hoạt động đầu tư xây dựng nhà để dẫn dụ chim yến tự nhiên về nuôi và khai thác.

2. Giá tính thuế: 2.1. Đối với tài nguyên xuất khẩu: Quy định căn cứ tính thuế theo trị giá hải quan, cụ thểnhư sau: "Đối với tài nguyên khai thác không tiêu thụ trong nước mà xuất khẩu là trị giá hải quan của tài nguyên khai thác xuất khẩu, không bao gồm thuế xuất khẩu. Trường hợp tài nguyên khai thác vừa tiêu thụ nội địa và xuất khẩu: - Đối với sản lượng tài nguyên tiêu thụ nội địa là giá bán đơn vị tài nguyên khai thác chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng. - Đối với sản lượng tài nguyên xuất khẩu là trị giá hải quan của tài nguyên khai thác xuất khẩu, không bao gồm thuế xuất khẩu. Trị giá hải quan của tài nguyên khai thác xuất khẩu thực hiện theo quy định về trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu tại Luật Hải quan và các văn bản hướng dẫn thi hành." Trước: "Đối với tài nguyên khai thác không tiêu thụ trong nước mà xuất khẩu là giá xuất khẩu đơn vị sản phẩm tài nguyên (FOB); trường hợp tài nguyên khai thác vừa tiêu thụ nội địa và xuất khẩu thì đối với phần tiêu thụ nội địa là giá bán đơn vị sản phẩm tài nguyên chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng, đối với phần xuất khẩu là giá xuất khẩu;"

2.2. Đối với giá tính thuế tài nguyên do UBND cấp tỉnh quy định: Quy định thêm "Trường hợp tài nguyên khai thác không bán ra mà phải qua sản xuất, chế biến mới bán ra (tiêu thụ trong nước hoặc xuất khẩu) thì giá tính thuế tài nguyên khai thác được xác định căn cứ vào trị giá hải quan của sản phẩm đã qua sản xuất, chế biến xuất khẩu hoặc giá bán sản phẩm đã qua sản xuất, chế biến trừ thuế xuất khẩu (nếu có) và các chi phí có liên quan từ khâu sản xuất, chế biến đến khâu xuất khẩu hoặc từ khâu sản xuất, chế biến đến khâu bán tại thị trường trong nước. Căn cứ giá tính thuế tài nguyên đã xác định để áp dụng sản lượng tính thuế đối với đơn vị tài nguyên tương ứng. Giá tính thuế đối với tài nguyên khai thác được xác định ở khâu nào thì sản lượng tính thuế tài nguyên áp dụng tại khâu đó."

VII. HIỆU LỰC THI HÀNH

1. Nghị định 12/2015/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2015. 2. Bãi bỏ các nội dung quy định về tỷ giá khi xác định doanh thu, chi phí, giá tính thuế, thu nhập tính thuế, thu nhập chịu thuế quy định tại các Điều 7, 8 Nghị định số 87/2010/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2010; Khoản 9 Điều 4 Nghị định số 26/2009/NĐ-CP ngày 16 tháng 3 năm 2009 và Khoản 3 Điều 1 Nghị định số 113/2011/NĐ-CP ngày 08 tháng 12 năm 2011 của Chính phủ.

3. Bãi bỏ Điểm n Khoản 2 Điều 3 và Điểm g Khoản 2 Điều 9 NĐ 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ quy định mức khống chế 15% đối với chi phí quảng cáo, khuyến mại,... 4. Bãi bỏ các Điều 7, 8, 9, 10, 19, 20, 21 và các quy định về thu nhập từ KD tại các Điều 12, 13 và 14 tại NĐ 65/2013/NĐ-CP ngày 27/6/2013 của Chính phủ. 5. Bãi bỏ Điểm c Khoản 2 Điều 6 NĐ 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định về mức thuế suất thuế GTGT 5% đối với thức ăn chăn nuôi. Phần III: Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015 của Bộ Tài chính THÔNG TƯ 26 SỬA ĐỔI - Thông tư số 219/2013/TT-BTC về thuế GTGT; - Thông tư số 156/2013/TT-BTC về quản lý thuế; - Thông tư số 39/2014/TT-BTC về hoá đơn chứng từ. I. THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG 1. Bổ sung vào Điều 4 đối tượng không chịu thuế GTGT: - Phân bón là các loại phân hữu cơ và phân vô cơ như: phân lân, phân đạm (urê), phân NPK, phân đạm hỗn hợp, phân phốt phát, bồ tạt; phân vi sinh và các loại phân bón khác; - Thức ăn cho gia súc, gia cầm, thủy sản và thức ăn cho vật nuôi khác, bao gồm các loại sản phẩm đã qua chế biến hoặc chưa qua chế biến như cám, bã, khô dầu các loại, bột cá, bột xương, bột tôm, các loại thức ăn khác dùng cho gia súc, gia cầm, thủy sản và vật nuôi khác, các chất phụ gia thức ăn chăn nuôi (như premix, hoạt chất và chất mang) theo quy định tại khoản 1 Điều 3 NĐ 08/2010/NĐ-CP ngày 5/2/2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi và khoản 2, khoản 3 Điều 1 TT 50/2014/TT-BNNPTNT ngày 24/12/2014 của Bộ NN&PTNT;

*) Bổ sung vào Điều 4 đối tượng không chịu thuế GTGT: - Máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp gồm: máy cày; máy bừa; máy phay; máy rạch hàng; máy bạt gốc; thiết bị san phẳng đồng ruộng; máy gieo hạt; máy cấy; máy trồng mía; hệ thống máy sản xuất mạ thảm; máy xới, máy vun luống, máy vãi, rắc phân, bón phân; máy, bình phun thuốc bảo vệ thực vật; máy thu hoạch lúa, ngô, mía, cà phê, bông; máy thu hoạch củ, quả, rễ; máy đốn chè, máy hái chè; máy tuốt đập lúa; máy bóc bẹ tẽ hạt ngô; máy tẽ ngô; máy đập đậu tương; máy bóc vỏ lạc; xát vỏ cà phê; máy, thiết bị sơ chế cà phê, thóc ướt; máy sấy nông sản (lúa, ngô, cà phê, tiêu, điều...), thủy sản; máy thu gom, bốc mía, lúa, rơm rạ trên đồng; máy ấp, nở trứng gia cầm; máy thu hoạch cỏ, máy đóng kiện rơm, cỏ; máy vắt sữa và các loại máy chuyên dùng khác. *). Bổ sung vào Điều 4 đối tượng không chịu thuế GTGT: - Tàu đánh bắt xa bờ là tàu có công suất máy chính từ 90CV trở lên làm nghề khai thác hải sản hoặc dịch vụ hậu cần phục vụ khai thác hải sản; máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ khai thác, bảo quản sản phẩm cho tàu cá có tổng công suất máy chính từ 90CV trở lên làm nghề khai thác hải sản hoặc dịch vụ hậu cần phục vụ khai thác hải sản; Trước đây: áp dụng thuế suất 5% và 10% (tàu đánh bắt xa bờ). + Bổ sung hướng dẫn trường hợp bên đi vay khi thực hiện thủ tục bàn giao tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật cho ngân hàng thì không phải xuất hóa đơn GTGT. Trước đây: Tại TT 151/2014/TT-BTC hướng dẫn như sau: - Bán tài sản bảo đảm tiền vay do tổ chức tín dụng hoặc do cơ quan thi hành án hoặc bên đi vay vốn tự bán tài sản bảo đảm theo ủy quyền của bên cho vay để trả nợ khoản vay có bảo đảm, cụ thể: + Tài sản đảm bảo tiền vay được bán là tài sản thuộc giao dịch bảo đảm đã được đăng ký với cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm. + Việc xử lý tài sản đảm bảo tiền vay thực hiện theo quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm. Trường hợp hết thời gian trả nợ, người có tài sản bảo đảm không có khả năng trả nợ và phải bàn giao tài sản cho tổ chức tín dụng để tổ chức tín dụng xử lý tài sản bảo đảm tiền vay theo quy định của pháp luật thì các bên thực hiện thủ tục bàn giao tài sản bảo đảm theo quy định.

2. Bổ sung điểm a.8, a.9 vào khoản 10 về giá tính thuế đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản: “a.8) T.hợp CSKD nhận góp vốn bằng QSDĐ của TC, CN theo QĐCPL thì giá đất được trừ để tính thuế GTGT là giá ghi trong H Đ góp vốn. T.hợp giá chuyển nhượng QSDĐ thấp hơn giá đất nhận góp vốn thì chỉ được trừ giá đất theo giá chuyển nhượng. a.9) T.hợp CSKD BĐS ký HĐ với hộ gia đình, cá nhân có đất nông nghiệp để hoán đổi đất nông nghiệp thành đất ở, việc hoán đổi này phù hợp với QĐCPL về đất đai thì khi giao đất ở cho các hộ gia đình, cá nhân, giá tính thuế GTGT là giá chuyển nhượng trừ (-) giá đất được trừ theo quy định. Giá chuyển nhượng là giá đền bù tương ứng với diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi theo phương án do cơ quan chức năng phê duyệt.” Trước đây: Chưa hướng dẫn cụ thể. 3. Bổ sung hướng dẫn không áp dụng mức thuế suất 0% đối với thuốc lá, rượu, bia nhập khẩu sau đó xuất khẩu. Thuốc lá, rượu, bia nhập khẩu sau đó xuất khẩu thì khi xuất khẩu không phải tính thuế GTGT đầu ra nhưng không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào. Trước đây: Áp dụng mức thuế suất 0%.

4. Bổ sung hướng dẫn vật tư hóa chất xét nghiệm, diệt khuẩn dùng trong y tế áp dụng thuế suất 5% “theo xác nhận của Bộ Y tế.” Trước đây: Chưa hướng dẫn có xác nhận của Bộ Y tế.

5. Bổ sung doanh thu không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT vào công thức tính phân bổ để xác định thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, cụ thể: “…Cơ sở kinh doanh phải hạch toán riêng thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và không được khấu trừ; trường hợp không hạch toán riêng được thì thuế đầu vào được khấu trừ tính theo tỷ lệ (%) giữa doanh thu chịu thuế GTGT, doanh thu không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT so với tổng doanh thu của hàng hóa, dịch vụ bán ra bao gồm cả doanh thu không phải kê khai, tính nộp thuế không hạch toán riêng được”. Trước đây: Chưa hướng dẫn cộng doanh thu không phải kê khai, tính nộp thuế.

6. Bổ sung hướng dẫn về khấu trừ thuế GTGT đối với các nhóm hàng hóa chuyển sang đối tượng không chịu thuế GTGT: “14a. Số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ, tài sản cố định phục vụ cho sản xuất: phân bón, máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, tàu đánh bắt xa bờ, thức ăn gia súc, gia cầm, thủy sản và thức ăn cho vật nuôi khác tiêu thụ trong nước không được kê khai, khấu trừ mà tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp, trừ số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ, tài sản cố định mua vào thể hiện trên hóa đơn GTGT, chứng từ nộp thuế GTGT khâu nhập khẩu phát sinh trước ngày 01/01/2015 đáp ứng điều kiện khấu trừ, hoàn thuế và thuộc diện hoàn thuế theo quy định tại Điều 18 TT 219/2013/TT-BTC và Thông tư này.”

7. Bổ sung hướng dẫn không cần chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt trong trường hợp CSKD nhập khẩu hàng hóa là quà biếu, quà tặng của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài. Trước đây: Chưa hướng dẫn cụ thể. Bổ sung hướng dẫn về xác định nhà cung cấp trong trường hợp CSKD có nhiều cửa hàng…: “Trường hợp người nộp thuế là CSKD có các cửa hàng là các đơn vị phụ thuộc sử dụng chung mã số thuế và mẫu hóa đơn của cơ sở kinh doanh, trên hoá đơn có tiêu thức “Cửa hàng số” để phân biệt các cửa hàng của CSKD và có đóng dấu treo của từng cửa hàng thì mỗi cửa hàng là một nhà cung cấp.”

8. Hoàn thuế GTGT: + Hướng dẫn rõ việc hoàn thuế GTGT của cơ sở kinh doanh đang hoạt động có dự án đầu tư cùng tỉnh, thành phố không cần phải là dự án đầu tư mới theo quy định tại TT 219. + Hướng dẫn rõ cách xác định thuế GTGT đầu vào của HHDV xuất khẩu được hoàn thuế GTGT đối với trường hợp CSKD vừa có HHDV xuất khẩu vừa có HHDV bán ra trong nước, theo đó bỏ quy định về việc loại thuế GTGT đầu vào của hàng tồn kho ra khỏi công thức phân bổ số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu. Trước đây: Đối với CSKD thương mại mua hàng hóa để thực hiện xuất khẩu thì số thuế GTGT đầu vào khi phân bổ không bao gồm hàng hoá tồn kho.

8. Hoàn thuế GTGT: + Bổ sung hướng dẫn chưa phải điều chỉnh lại số thuế GTGT đã kê khai, đã khấu trừ hoặc hoàn thuế trong trường hợp CSKD đang trong giai đoạn đầu tư chưa đi vào HĐSXKD nhưng phải giải thể, phá sản hoặc chấm dứt hoạt động chưa phát sinh thuế GTGT đầu ra của HĐKD chính theo dự án đầu tư, cụ thể: “...CSKD trong giai đoạn đầu tư chưa đi vào HĐSXKD nhưng phải giải thể, phá sản hoặc chấm dứt hoạt động chưa phát sinh thuế GTGT đầu ra của HĐKD chính theo DAĐT thì chưa phải điều chỉnh lại số thuế GTGT đã kê khai, khấu trừ hoặc đã được hoàn. CSKD phải thông báo với cơ quan thuế quản lý trực tiếp về việc giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động theo quy định.

Trường hợp cơ sở kinh doanh sau khi làm đầy đủ thủ tục theo quy định của pháp luật về giải thể, phá sản thì đối với số thuế GTGT đã được hoàn thực hiện theo quy định của pháp luật về giải thể, phá sản và quản lý thuế; đối với số thuế GTGT chưa được hoàn thì không được giải quyết hoàn thuế. Trường hợp cơ sở kinh doanh chấm dứt hoạt động và không phát sinh thuế GTGT đầu ra của hoạt động kinh doanh chính thì phải nộp lại số thuế đã được hoàn vào ngân sách nhà nước. Trường hợp có phát sinh bán tài sản chịu thuế GTGT thì không phải điều chỉnh lại số thuế GTGT đầu vào tương ứng của tài sản bán ra.

II. QUẢN LÝ THUẾ 1. Khai thuế: 1.1. Bãi bỏ Bảng kê HHDV mua vào, bán ra trong Hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng và thuế TTĐB. Thay thế Tờ khai thuế 01/GTGT. 1.2. Sửa đổi trường hợp xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai ngoại tỉnh thuộc đối tượng phải khai thuế GTGT tại địa phương nơi phát sinh phải có giá trị công trình xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai ngoại tỉnh bao gồm cả thuế GTGT từ 1 tỷ đồng trở lên. Trước đây: Phát sinh hoạt động xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai ngoại tỉnh không phân biệt doanh thu. 1.3. Bổ sung hướng dẫn nộp thuế đối với NNT có công trình liên quan đến nhiều địa phương: ...Số thuế GTGT phải nộp cho các tỉnh được tính theo tỷ lệ (%) giá trị đầu tư của công trình tại từng tỉnh do NNT tự xác định (x) với 2% DT chưa có thuế GTGT của HĐ xây dựng công trình. Số thuế GTGT đã nộp (theo chứng từ nộp thuế) của HĐXD công trình liên tỉnh được trừ (-) vào số thuế phải nộp trên Tờ khai thuế GTGT (mẫu số 01/GTGT) của NNT tại trụ sở chính. Người nộp thuế lập Bảng phân bổ số thuế GTGT (mẫu số 01-7/GTGT) và sao gửi kèm theo Tờ khai thuế GTGT cho Cục Thuế nơi được hưởng nguồn thu thuế GTGT. 2. Đồng tiền nộp thuế và xác định doanh thu, chi phí: 2.1. Đối với NNT nộp thuế bằng ngoại tệ được phép nộp VNĐ: T.hợp nộp tiền tại NH thương mại, tổ chức tín dụng, KBNN thì áp dụng tỷ giá mua vào của NH thương mại, tổ chức tín dụng nơi NNT mở tài khoản tại thời điểm NNT nộp tiền vào NSNN. Trước đây: Áp dụng tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng nhà nước công bố. 2. Đồng tiền nộp thuế và xác định doanh thu, chi phí: 2.2. Trường hợp phát sinh doanh thu, chi phí, giá tính thuế bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế theo hướng dẫn của BTC tại Thông tư số 200/2014/TT-BTC hướng dẫn về chế độ kế toán DN như sau: - Tỷ giá giao dịch thực tế để hạch toán doanh thu là tỷ giá mua vào của Ngân hàng thương mại nơi người nộp thuế mở tài khoản. - Tỷ giá giao dịch thực tế để hạch toán chi phí là tỷ giá bán ra của Ngân hàng thương mại nơi người nộp thuế mở tài khoản tại thời điểm phát sinh giao dịch thanh toán ngoại tệ. - Các trường hợp cụ thể khác thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính tại Thông tư số 200/2014/TT-BTC. 3. Tiền chậm nộp tiền thuế: - Thống nhất mức 0,05%/ngày trên số ngày chậm nộp. - Đối với các khoản tiền thuế khai thiếu của kỳ thuế phát sinh trước ngày 01/01/2015 nhưng sau ngày 01/01/2015, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phát hiện qua thanh tra, kiểm tra hoặc người nộp thuế tự phát hiện thì áp dụng tiền chậm nộp theo mức 0,05%/ngày tính trên số tiền thuế khai thiếu cho toàn bộ thời gian chậm nộp. - Người nộp thuế cung ứng HHDV được thanh toán bằng nguồn vốn NSNN nhưng chưa được thanh toán nên không nộp thuế kịp thời dẫn đến nợ thuế thì không phải nộp tiền chậm nộp tiền thuế. Trước đây: NNT chưa được thanh toán vốn đầu tư XDCB đã được ghi trong dự toán NSNN thì được gia hạn tối đa 2 năm. 4. Khai thuế nhà thầu đối với hãng vận tải nước ngoài: 4.1. Kỳ khai thuế: Khai thuế đối với hãng vận tải nước ngoài là tạm nộp theo quý và quyết toán theo năm. Trước đây: Khai theo quý. 4.2. Hồ sơ Thông báo miễn, giảm thuế theo Hiệp định: Bãi bỏ toàn bộ quy định về Tài liệu chứng minh hãng vận tải nước ngoài khai thác tàu theo từng hình thức (Chứng từ điều hành tàu, hợp đồng vận chuyển hàng hoá, hành khách bằng đường biển, và Chứng từ vận chuyển). 4. Khai thuế nhà thầu đối với hãng vận tải nước ngoài: 4.3. Hồ sơ hoàn thuế theo Hiệp định: Bãi bỏ chứng từ chứng minh cho việc doanh nghiệp khai thác tàu, chứng từ nộp thuế và xác nhận của tổ chức, cá nhân Việt Nam ký kết hợp đồng về thời gian và tình hình hoạt động thực tế theo hợp đồng. 4.4. Bổ sung việc các hồ sơ hoàn thuế của hãng vận tải nước ngoài theo Hiệp định tránh đánh thuế hai lần thuộc diện hoàn thuế trước, kiểm tra sau và việc kiểm tra sau hoàn thuế phải được thực hiện trong thời hạn 01 (một) năm, kể từ ngày có quyết định hoàn thuế. Trước đây: Hoàn thuế theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên thuộc diện kiểm tra trước khi hoàn thuế.

III. HOÁ ĐƠN, CHỨNG TỪ 1. Bỏ hướng dẫn cơ sở kinh doanh phải đăng ký với CQT về việc sử dụng dấu (,) ngăn cách và chữ viết không dấu trên hóa đơn. 2. Bổ sung hướng dẫn sau 5 ngày làm việc cơ quan thuế quản lý trực tiếp không có ý kiến bằng văn bản thì tổ chức được sử dụng hóa đơn tự in/đặt in. 3. Bỏ quy định cơ quan thuế quản lý trực tiếp xác định số lượng hóa đơn được thông báo phát hành để sử dụng từ 3 tháng đến 6 tháng tại Thông báo phát hành hóa đơn của doanh nghiệp. 4. Bổ sung hướng dẫn: Người nộp thuế (bao gồm cả tổ chức và cá nhân) kinh doanh trong lĩnh vực nhà hàng, khách sạn, siêu thị và một số hàng hóa, dịch vụ khác có sử dụng hệ thống máy tính tiền, hệ thống cài đặt phần mềm bán hàng để thanh toán thì thực hiện kết nối với cơ quan thuế để gửi thông tin cho cơ quan thuế theo lộ trình triển khai của cơ quan thuế. 5. Hướng dẫn cụ thể DN không xuất hóa đơn đối với hàng hóa tiêu dùng nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất kinh doanh. 6. Bổ sung hướng dẫn đối với trường hợp hóa đơn đã lập có sai sót về tên, địa chỉ người mua nhưng ghi đúng MST người mua thì các bên lập biên bản điều chỉnh và không phải lập hóa đơn điều chỉnh. Các trường hợp hóa đơn đã lập có sai sót khác thực hiện theo Điều 20 TT 39/2014/TT-BTC.

IV. HIỆU LỰC THI HÀNH 1. TT 26 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2015. 2. Đối với hợp đồng mua máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp ký trước ngày 01/01/2015 nhưng thời điểm chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng sau ngày 01/01/2015 thì thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT. 3. Đối với hợp đồng đóng tàu đánh bắt xa bờ được ký trước ngày 01/01/2015 theo giá đã có thuế GTGT nhưng đến thời điểm ngày 31/12/2014 chưa hoàn thành, bàn giao mà thời điểm hoàn thành, bàn giao thực tế sau ngày 01/01/2015 thì toàn bộ giá trị tàu đánh bắt xa bờ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT. 4. Đối với các hồ sơ Thông báo miễn, giảm thuế theo Hiệp định đã được nộp cho cơ quan thuế trước Thông tư này có hiệu lực thi hành, đại lý của hãng vận tải nước ngoài tại Việt Nam hoặc văn phòng đại diện của hãng vận tải nước ngoài thực hiện lưu trữ các hồ sơ, tài liệu, chứng từ theo quy định tại Thông tư này.

Phần III: NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN QUAN TÂM KHI THỰC HIỆN QUYẾT TOÁN THUẾ NĂM 2014 QUYẾT TOÁN THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN 2014 CĂN CỨ PHÁP LÝ - Luật sửa đổi, bổ sung Luật thuế TNCN ngày 22/11/2012 (số 26/2012/QH12) - Nghị định số 65/2013/NĐ-CP ngày 27/6/2013 của Chính phủ - Thông tư số 111/2013/TT-BTC, 156/2013/TT-BTC, 119/2014/TT-BTC, 151/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính Phần I. Đối tượng QTT TNCN Phần II. Căn cứ tính thuế TNCN Phần III. Thủ tục, hồ sơ QTT TNCN Phần IV. Hoàn thuế Phần V. Cấp MST cho người phụ thuộc

I. ĐỐI TƯỢNG QUYẾT TOÁN THUẾ TNCN 1. Đối với tổ chức, cá nhân trả thu nhập và cá nhân có thu nhập: 1.1. Tổ chức, cá nhân trả thu nhập thuộc diện chịu thuế TNCN không phân biệt có phát sinh khấu trừ thuế hay không phát sinh khấu trừ thuế có trách nhiệm khai quyết toán thuế và quyết toán thuế thay cho cá nhân có uỷ quyền. Trường hợp tổ chức, cá nhân không phát sinh trả thu nhập trong năm 2014 thì không phải khai QTT TNCN. 1.2. Tổ chức trả thu nhập chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi, giải thể hoặc phá sản theo quy định của Luật Doanh nghiệp thì phải quyết toán thuế đối với số thuế TNCN đã khấu trừ chậm nhất là ngày thứ 45 kể từ ngày có quyết định về việc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi, giải thể, hoặc phá sản và cấp chứng từ khấu trừ thuế cho người lao động để làm cơ sở cho người lao động thực hiện quyết toán thuế TNCN. Riêng tổ chức, cá nhân trả thu nhập giải thể, chấm dứt hoạt động có phát sinh trả thu nhập nhưng không phát sinh khấu trừ thuế thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập không thực hiện quyết toán thuế thu nhập cá nhân, chỉ cung cấp cho cơ quan thuế danh sách cá nhân đã chi trả thu nhập trong năm (nếu có) theo Mẫu 25/DS-TNCN ban hành kèm theo Thông tư số 151/2014/TT-BTC ngày 10 tháng 10 năm 2014 của Bộ Tài chính chậm nhất là ngày thứ 45 (bốn mươi lăm) kể từ ngày có quyết định về việc giải thể, chấm dứt hoạt động. Trường hợp sau khi tổ chức lại doanh nghiệp (chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi), người lao động được điều chuyển từ tổ chức cũ đến tổ chức mới (tổ chức được hình thành sau khi tổ chức lại doanh nghiệp), cuối năm người lao động có ủy quyền quyết toán thuế thì tổ chức mới phải thu lại chứng từ khấu trừ thuế TNCN do tổ chức cũ đã cấp cho người lao động để làm căn cứ tổng hợp thu nhập, số thuế đã khấu trừ và quyết toán thuế thay cho người lao động. 1.3. Trường hợp công ty bảo hiểm, Công ty xổ số, Công ty kinh doanh bán hàng đa cấp trong năm đã khấu trừ thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân làm đại lý bảo hiểm, đại lý xổ số, cá nhân bán hàng đa cấp, đến cuối năm xác định lại nếu khấu trừ sai so với quy định hiện hành thì tổ chức thực hiện điều chỉnh quyết toán để xác định số thuế thiếu/thừa của cá nhân 1.4. Cá nhân thuộc đối tượng phải QTT TNCN nếu có số thuế đã tạm nộp trong năm nhỏ hơn số thuế phải nộp hoặc lớn hơn số thuế phải nộp có nhu cầu hoàn thuế. Trường hợp cá nhân thuộc đối tượng được ủy quyền cho tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập thì tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập thực hiện quyết toán thay cho cá nhân theo quy định.

2 . Ủy quyền quyết toán thuế 2.1. Trường hợp ủy quyền quyết toán thuế a) Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ủy quyền cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập quyết toán thuế đối với phần đối với phần thu nhập do tổ chức, cá nhân trả trong các trường hợp sau: - Cá nhân chỉ có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên tại một tổ chức, cá nhân trả thu nhập và thực tế đang làm việc tại đó vào thời điểm uỷ quyền quyết toán thuế, kể cả trường hợp không làm việc đủ 12 tháng trong năm. - Trường hợp tổ chức trả thu nhập thực hiện việc tổ chức lại DN (chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi) và người lao động được điều chuyển từ tổ chức cũ đến tổ chức mới, nếu trong năm người lao động đó không có thêm thu nhập từ tiền lương, tiền công, thu nhập từ kinh doanh tại một nơi nào khác thì cũng được uỷ quyền quyết toán cho tổ chức mới. - Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ ba (03) tháng trở lên tại một đơn vị, đồng thời có thu nhập vãng lai ở các nơi khác bình quân tháng trong năm không quá 10 triệu đồng đã được đơn vị trả thu nhập khấu trừ thuế theo tỷ lệ 10% nếu cá nhân không có yêu cầu quyết toán thuế đối với thu nhập vãng lai. Nếu cá nhân có yêu cầu quyết toán thuế đối với thu nhập vãng lai thì cá nhân trực tiếp quyết toán với cơ quan thuế. - Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên tại một đơn vị, đồng thời có thêm thu nhập từ cho thuê nhà, cho thuê quyền sử dụng đất có doanh thu bình quân tháng trong năm không quá 20 triệu đồng đã nộp thuế TNCN tại nơi có nhà, có quyền sử dụng đất cho thuê nếu không có yêu cầu quyết toán thuế đối với thu nhập từ cho thuê nhà, cho thuê quyền sử dụng đất thì được ủy quyền quyết toán tại tổ chức trả thu nhập ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên. Nếu cá nhân có yêu cầu quyết toán thuế đối với thu nhập từ cho thuê nhà, cho thuê quyền sử dụng đất thì cá nhân trực tiếp quyết toán với cơ quan thuế. b) Cá nhân ủy quyền cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập quyết toán thay theo mẫu số 04-2/TNCN ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính, kèm theo bản chụp hóa đơn, chứng từ chứng minh đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học (nếu có). 2.2. Trường hợp không ủy quyền quyết toán thuế - Cá nhân đảm bảo điều kiện được ủy quyền cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập quyết toán thuế theo hướng dẫn tại điểm 3.1 nêu trên nhưng đã được tổ chức, cá nhân trả thu nhập cấp chứng từ khấu trừ thuế TNCN thì không ủy quyền quyết toán thuế cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập (trừ trường hợp tổ chức, cá nhân trả thu nhập đã thu hồi và hủy chứng từ khấu trừ thuế đã cấp cho cá nhân). - Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công không đảm bảo điều kiện được ủy quyền cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập quyết toán thuế theo hướng dẫn tại điểm 3.1 nêu trên, nhưng thuộc diện phải quyết toán thuế TNCN theo quy định thì trực tiếp quyết toán thuế với cơ quan thuế trên toàn bộ thu nhập phát sinh trong năm, cụ thể một số trường hợp không ủy quyền QTT TNCN như sau: + Cá nhân chỉ có thu nhập vãng lai đã khấu trừ thuế theo tỷ lệ 10% (kể cả trường hợp có thu nhập vãng lai duy nhất tại một nơi) thì cá nhân không uỷ quyền quyết toán. + Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên tại một đơn vị, đồng thời có thu nhập vãng lai chưa khấu trừ thuế (bao gồm trường hợp chưa đến mức khấu trừ và đã đến mức khấu trừ nhưng không khấu trừ) thì cá nhân không ủy quyền quyết toán thuế. + Cá nhân chỉ có thu nhập vãng lai đã khấu trừ thuế theo tỷ lệ 10% (kể cả trường hợp có thu nhập vãng lai duy nhất tại một nơi) thì cá nhân không uỷ quyền quyết toán. + Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên tại một đơn vị, đồng thời có thu nhập vãng lai chưa khấu trừ thuế (bao gồm trường hợp chưa đến mức khấu trừ và đã đến mức khấu trừ nhưng không khấu trừ) thì cá nhân không ủy quyền quyết toán thuế. - Cá nhân vừa có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên tại một đơn vị; vừa có thu nhập vãng lai ở các nơi khác bình quân tháng trong năm không quá 10 triệu đồng đã khấu trừ thuế; vừa có thu nhập từ cho thuê nhà, cho thuê quyền sử dụng đất có doanh thu bình quân tháng trong năm không quá 20 triệu đồng đã nộp thuế TNCN tại nơi cho thuê thì không ủy quyền cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập quyết toán thuế. 2.3. Trường hợp điều chỉnh sau khi đã ủy quyền quyết toán thuế Cá nhân sau khi đã ủy quyền quyết toán thuế, tổ chức, cá nhân trả thu nhập đã thực hiện quyết toán thuế thay cho cá nhân, nếu phát hiện cá nhân thuộc diện trực tiếp quyết toán thuế với cơ quan thuế thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập không điều chỉnh lại quyết toán thuế TNCN, chỉ cấp chứng từ khấu trừ thuế cho cá nhân theo số quyết toán và ghi vào góc dưới bên trái của chứng từ khấu trừ thuế nội dung: “Công ty … đã quyết toán thuế TNCN thay cho Ông/Bà …. (theo ủy quyền) tại dòng (số thứ tự) … của Bảng kê 05-1/BK-TNCN” để cá nhân trực tiếp QTT với CQT.

II. CĂN CỨ TÍNH THUẾ TNCN 1. Thu nhập chịu thuế Thu nhập chịu thuế được xác định theo hướng dẫn tại Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính; Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014; Thông tư số 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014 của Bộ Tài chính. Lưu ý: - Các khoản phụ cấp, trợ cấp không tính vào thu nhập chịu thuế được tổng hợp tại Danh mục tổng hợp các khoản phụ cấp, trợ cấp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành làm cơ sở xác định thu nhập chịu thuế TNCN từ tiền lương, tiền công v à khoản bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo quy định của Bộ Luật dân sự ban hành tại công văn số 1381/TCT-TNCN ngày 24/4/2014 của Tổng cục Thuế. 2. Về việc tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc Việc giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc mà người nộp thuế có nghĩa vụ nuôi dưỡng được tính kể từ tháng có phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng theo hướng dẫn Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính. Cụ thể một số nội dung cần lưu ý như sau: - Người phụ thuộc đã đăng ký và có đầy đủ hồ sơ chứng minh người phụ thuộc theo quy định tại điểm g, khoản 1, Điều 9 Thông tư số 111/2014/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính thì được tính giảm trừ gia cảnh trong năm 2014, kể cả trường hợp người phụ thuộc chưa được cơ quan thuế cấp MST. - Trường hợp người nộp thuế đăng ký giảm trừ người phụ thuộc sau thời điểm thực tế phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng nhưng tại Mẫu số 16/ĐK-TNCN khai “thời điểm tính giảm trừ” đúng với thời điểm thực tế phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng thì khi quyết toán thuế TNCN được tính lại theo thực tế phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng mà không phải đăng ký lại. - Trường hợp NNT đăng ký giảm trừ người phụ thuộc sau thời điểm thực tế phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng và tại Mẫu số 16/ĐK-TNCN khai “thời điểm tính giảm trừ” sau thời điểm thực tế phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng, nếu cá nhân thuộc diện phải quyết toán thuế thì khi quyết toán thuế để được tính lại theo thực tế phát sinh, cá nhân đăng ký lại tại Mẫu số 16/ĐK-TNCN ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính và gửi kèm theo hồ sơ quyết toán thuế. -Trường hợp người nộp thuế có phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng đối với người phụ thuộc khác hướng dẫn tại tiết d.4, điểm d, khoản 1 Điều 9 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính (như: anh, chị, em ruột; ông, bà nội ngoại; cô, dì…) thì thời hạn đăng ký giảm trừ gia cảnh chậm nhất là ngày 31/12/2014, nếu đăng ký giảm trừ gia cảnh quá thời hạn nêu trên người nộp thuế không được giảm trừ gia cảnh đối với người phụ thuộc đó cho năm 2014. -Người khuyết tật, không có khả năng lao động theo hướng dẫn tại tiết đ.1.1, điểm đ, khoản 1, Điều 9 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính là những người thuộc diện điều chỉnh của pháp luật về người khuyết tật, người mắc bệnh hiểm nghèo và không có khả năng lao động. Bệnh hiểm nghèo được áp dụng theo Danh mục ban hành kèm theo công văn số 16662/BTC-TCT ngày 02/12/2013 của Bộ Tài chính.

6. Nguyên tắc khai QTT đối với cá nhân quyết toán vắt năm Quyết toán vắt năm phát sinh trong trường hợp cá nhân thuộc diện quyết toán thuế có số ngày có mặt tại Việt Nam tính trong năm dương lịch đầu tiên dưới 183 ngày, nhưng tính trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam là từ 183 ngày trở lên theo hướng dẫn tại điểm e.2, khoản 2, Điều 26 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính. Nguyên tắc quyết toán vắt năm cụ thể như sau: - Năm tính thuế thứ nhất: khai và nộp hồ sơ quyết toán thuế chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày tính đủ 12 tháng liên tục. Bổ sung hướng dẫn cụ thể về quyết toán vắt năm theo Thông tư số 111. - Năm tính thuế thứ hai: khai và nộp hồ sơ quyết toán thuế chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch. Số thuế còn phải nộp trong năm tính thuế thứ 2 được xác định như sau: Số thuế còn phải nộp năm tính thuế thứ 2 = Số thuế phải nộp của năm tính thuế thứ 2 - Số thuế tính trùng được trừ - Số thuế đã khấu trừ, đã nộp còn lại được trừ của năm tính thuế thứ 2 (nếu có) - Trường hợp quyết toán vắt năm thì lập hồ sơ quyết thuế TNCN Tờ khai mẫu số 09/KK-TNCN như sau: Chỉ tiêu số [35] - Số thuế đã tạm nộp, đã khấu trừ, đã nộp trong kỳ sẽ không bao gồm số thuế đã tính vào năm tính thuế thứ nhất theo thực tế phát sinh của các tháng tính trùng. Cụ thể: - Chỉ tiêu [35] = [36] + [37] + [38] - [Số thuế đã tính vào năm tính thuế thứ nhất theo số thực tế phát sinh].

III. THỦ TỤC, HỒ SƠ QTT TNCN (tập huấn thuế 2015) Hồ sơ khai quyết toán thuế - Trường hợp tổ chức trả thu nhập không cấp chứng từ khấu trừ thuế cho cá nhân do tổ chức trả thu nhập đã chấm dứt hoạt động thì cơ quan thuế căn cứ cơ sở dữ liệu của ngành thuế để xem xét xử lý hồ sơ QTT cho cá nhân mà không bắt buộc phải có chứng từ khấu trừ thuế. - Trường hợp NNT bị mất chứng từ khấu trừ thuế (liên giao cho NNT) thì NNT có thể sử dụng bản chụp chứng từ khấu trừ thuế (liên lưu tại tổ chức chi trả thu nhập) để chứng minh số thuế thu nhập đã khấu trừ, đã tạm nộp trong năm khi hoàn thuế, QTT. Cục Thuế có trách nhiệm đối chiếu chứng từ khấu trừ thuế NNT cung cấp với các thông tin trên hệ thống dữ liệu ngành thuế và một số tài liệu khác liên quan khi giải quyết hồ sơ hoàn thuế, QTT cho NNT. - Tổ chức, cá nhân trả thu nhập khai đầy đủ (100%) số lượng NPT đã tính giảm trừ trong năm 2014 vào Bảng kê 05-3/BK-TNCN kèm theo hồ sơ quyết toán thuế TNCN. Đối với tổ chức, cá nhân trả thu nhập có số lượng người phụ thuộc lớn hoặc có yêu cầu được cấp MST người phụ thuộc trước có thể gửi thông tin về người phụ thuộc trước khi gửi hồ sơ quyết toán. Cơ quan thuế có trách nhiệm hỗ trợ để đơn vị có thể gửi trước thông tin về NPT. Khi khai hồ sơ quyết toán thuế TNCN năm 2014, tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện tải lại thông tin về NPT đã được cấp MST do gửi trước thông tin từ phản hồi của CQT mà không phải nhập lại toàn bộ thông tin. 2. Nơi nộp hồ sơ quyết toán thuế 2.1. Đối với tổ chức, cá nhân trả thu nhập Theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 16 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 6/11/2013 của Bộ Tài chính thì nơi nộp hồ sơ quyết toán thuế TNCN đối với tổ chức, cá nhân trả thu nhập như sau: -Đối với cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công Theo hướng dẫn tại điểm c.2.1, khoản 2, Điều 16 Thông tư số 156/2013/TT0BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính và điểm b, khoản 4, Điều 1 Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014 của Bộ Tài chính thì Bảo mật và an toàn thông tin Việc nộp thuế điện tử được các NH đảm bảo thuận tiện, miễn phí, hỗ trợ Doanh nghiệp tối đa từ khâu mở tài khoản, hoàn thiện các thủ tục đăng ký dịch vụ - quá trình thực hiện thao tác - xác nhận kết quả nộp ngân sách thành công,… cam kết đảm bảo tất cả các giao dịch trích nợ từ tài khoản của Doanh nghiệp để nộp thuế điện tử được thực hiện an toàn, bảo mật, đầy đủ, chính xác, đúng quy định của pháp luật.(Tập huấn thuế 2015) NNT có thể tìm hiểu thêm các thông tin liên quan tại Cổng thông tin điện tử của TCT http://kekhaithue.gdt.gov.vn, website của các Ngân hàng BIDV, VCB, MB, AGR, VTB; liên hệ với Phòng/ Chi cục Thuế quản lý trực tiếp hoặc Chi nhánh Ngân hàng BIDV, VCB, MB, AGR, VTB nơi NNT mở tài khoản để được hỗ trợ, hướng dẫn kịp thời. - Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công từ hai nơi trở lên thuộc diện tự quyết toán thuế thì nơi nộp hồ sơ quyết toán thuế như sau: + Cá nhân đã tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân tại tổ chức, cá nhân trả thu nhập nào thì nộp hồ sơ quyết toán thuế tại cơ quan thuế trực tiếp quản lý tổ chức, cá nhân trả thu nhập đó. Trường hợp cá nhân có thay đổi nơi làm việc và tại tổ chức, cá nhân trả thu nhập cuối cùng có tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân thì nộp hồ sơ quyết toán thuế tại cơ quan thuế quản lý tổ chức, cá nhân trả thu nhập cuối cùng. Trường hợp cá nhân có thay đổi nơi làm việc và tại tổ chức, cá nhân trả thu nhập cuối cùng không tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân thì nộp hồ sơ quyết toán thuế tại Chi cục Thuế nơi cá nhân cư trú. + Trường hợp cá nhân chưa tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân ở bất kỳ tổ chức, cá nhân trả thu nhập nào thì nộp hồ sơ quyết toán thuế tại Chi cục Thuế nơi cá nhân cư trú. - Trường hợp cá nhân không ký hợp đồng lao động, hoặc ký hợp đồng lao động dưới 03 (ba) tháng, hoặc ký hợp đồng cung cấp dịch vụ có thu nhập tại một nơi hoặc nhiều nơi đã khấu trừ 10% thì quyết toán thuế tại Chi cục Thuế nơi cá nhân cư trú. - Cá nhân trong năm có thu nhập từ tiền lương, tiền công tại một nơi hoặc nhiều nơi nhưng tại thời điểm quyết toán không làm việc tại tổ chức, cá nhân trả thu nhập nào thì nơi nộp hồ sơ quyết toán thuế là Chi cục Thuế nơi cá nhân cư trú. 2.3. Đối với cá nhân, nhóm cá nhân chỉ có thu nhập từ kinh doanh Theo hướng dẫn tại điểm c.2.2, khoản 2, Điều 16 Thông tư số 156/2013/TT0BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính thì nơi nộp hồ sơ quyết toán của cá nhân cư trú có thu nhập từ KD như sau: - Trường hợp cá nhân, nhóm cá nhân kinh doanh tại một nơi thì nộp hồ sơ quyết toán tại Chi cục Thuế trực tiếp quản lý nơi cá nhân, nhóm cá nhân kinh doanh. Trường hợp thay đổi nơi kinh doanh trong năm thì nộp hồ sơ quyết toán tại cơ quan thuế quản lý nơi kinh doanh cuối cùng. - Trường hợp cá nhân kinh doanh ở nhiều nơi thì nơi nộp hồ cơ quyết toán thuế là Chi cục Thuế nơi cấp mã số thuế đầu tiên cho cá nhân kinh doanh. Nơi cấp mã số thuế đầu tiên là cơ quan thuế đầu tiên đã cấp mã số thuế cho cá nhân.

2.4. Đối với Cá nhân vừa có thu nhập từ kinh doanh vừa có thu nhập từ tiền lương, tiền công Theo hướng dẫn tại điểm c.2.3, khoản 2, Điều 16 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính thì nơi nộp hồ sơ quyết toán của cá nhân cư trú vừa có thu nhập từ kinh doanh, vừa có thu nhập từ tiền lương, tiền công thì nơi nộp hồ sơ quyết toán thuế là Chi cục Thuế nơi cá nhân kinh doanh. Việc xác định nơi quyết toán theo thu nhập từ kinh doanh thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 2.3 nêu trên.

2.5. Đối với Cá nhân có thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán Theo hướng dẫn tại điểm c.2, khoản 5, Điều 16 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 6/11/2013 của Bộ Tài chính thì cá nhân có thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán có yêu cầu quyết toán thuế nộp hồ sơ quyết toán thuế như sau: - Cá nhân chỉ chuyển nhượng chứng khoán tại một Công ty chứng khoán nộp hồ sơ quyết toán thuế tại cơ quan thuế trực tiếp quản lý công ty chứng khoán. - Các trường hợp chuyển nhượng chứng khoán khác, cá nhân nộp hồ sơ quyết toán thuế tại Chi cục Thuế nơi cá nhân cứ trú (nơi đăng ký thường trú hoặc tạm trú).

2.6. Đối với cá nhân cư trú tại nhiều nơi và thuộc diện quyết toán thuế tại cơ quan thuế nơi cá nhân cư trú Trường hợp cá nhân cư trú tại nhiều nơi và thuộc diện quyết toán thuế tại cơ quan thuế nơi cá nhân cư trú thì cá nhân lựa chọn một nơi cư trú để quyết toán thuế. 1. Việc hoàn thuế TNCN đối với tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện quyết toán thay cho các cá nhân có ủy quyền quyết toán thuế thực hiện theo quy định tại Điều 28 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính và Điều 53 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính, theo đó, hồ sơ hoàn thuế của tổ chức, cá nhân trả thu nhập không bao gồm tờ khai quyết toán thuế TNCN. 2. Việc hoàn thuế TNCN đối với cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công trực tiếp quyết toán với cơ quan thuế; cá nhân có thu nhập từ kinh doanh; cá nhân chuyển nhượng chứng khoán có yêu cầu quyết toán thuế thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 28 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính.

V. CẤP MST CHO NGƯỜI PHỤ THUỘC Bước 1: Thu thập thông tin NPT Căn cứ vào hồ sơ chứng minh người phụ thuộc (NPT) hoặc thông tin trên mẫu 16/ĐK-TNCN ban hành kèm theo thông tư số 156/2014/TT-BTC ngày 06 tháng 11 năm 2013 của Bộ Tài chính (nếu có), Tổ chức chi trả (TCCT) thu thập thông tin của NPT khai vào Bảng kê 05-3/BK-TNCN. Trường hợp người phụ thuộc không có đầy đủ thông tin theo các quy định tại Bảng kê 05-3/BK-TNCN, TCCT hướng dẫn người nộp thuế bổ sung các thông tin còn thiếu để làm căn cứ cấp MST cho NPT.(Tập huấn thuế 2015) Bước 2: Nhập thông tin NPT 1.Trường hợp TCCT dùng một trong các phần mềm hỗ trợ kê khai (QT TNCN, HTKK, iHTKK) thì thực hiện như sau: a) Cài đặt ứng dụng: - TCCT liên hệ trực tiếp với Cơ quan thuế (CQT) quản lý trực tiếp hoặc truy cập trang điện tử: http://www.gdt.gov.vn , http://www.tncnonline.com.vn, để được cung cấp Ứng dụng (QT TNCN, HTKK) và tài liệu hướng dẫn cài đặt, sử dụng Ứng dụng. - Trường hợp có vướng mắc trong việc cài đặt, sử dụng Ứng dụng, TCCT liên hệ với CQT quản lý trực tiếp. b) Nhập thông tin NPT - Nhập thông tin theo quy định về NPT: + TCCT thực hiện khai đầy đủ (100%) số lượng người phụ thuộc đã tính giảm trừ trong năm 2014 vào Bảng kê 05-3/BK-TNCN. (Tập huấn thuế 2015)

+ Trường hợp TCCT có yêu cầu được cấp MST NPT trước khi nộp hồ sơ QTT TNCN năm 2014, nếu đã khai thông tin NPT vào Bảng kê 05-3/BK-TNCN thì có thể sử dụng chức năng “Tải dữ liệu từ bảng kê 05-3/BK-TNCN trên tờ khai 05/KK-TNCN” tại màn hình chức năng để lấy dữ liệu gửi đến CQT đối với những NPT đã có đầy đủ thông tin; nếu chưa khai thông tin NPT vào Bảng kê 05-3/BK-TNCN thì có thể gửi thông tin về NPT đến Cơ quan Thuế (CQT) theo Bảng tổng hợp đăng ký NPT giảm trừ gia cảnh (mẫu 16/TH). + Trường hợp TCCT đã được cấp MST cho NPT theo hình thức gửi trước thông tin (không gửi cùng hồ sơ QTT TNCN năm 2014) thì khi gửi hồ sơ QTT TNCN năm 2014, để đảm bảo khai đầy đủ (100%) số lượng NPT đã tính giảm trừ trong năm, TCCT thực hiện tải thông tin từ dữ liệu phản hồi của Cơ quan thuế thông qua chức năng “Tải bảng kê” trên màn hình chức năng Bảng kê 05-3/BK-TNCN của các ứng dụng hỗ trợ của Tổng cục Thuế ban hành năm 2015 để thực hiện lấy dữ liệu nộp kèm bộ hồ sơ QTT TNCN mà không cần phải khai lại đối với những NPT đã được cấp MST do gửi thông tin trước. - Sau khi hoàn tất việc nhập liệu, TCCT thực hiện in, kết xuất dữ liệu Bảng tổng hợp đăng ký người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh hoặc bộ tờ khai quyết toán thuế TNCN 05/KK-TNCN gửi đến CQT quản lý trực tiếp theo quy định hiện hành. + Đối với các TCCT sử dụng phần mềm HTKK, QT TNCN sẽ in ra hồ sơ theo quy định. + Đối với các TCCT nộp hồ sơ khai thuế qua iHTKK: không cần in hồ sơ. 2. Trường hợp TCCT không có khả năng sử dụng phần mềm để kê khai sẽ thực hiện như sau: - TCCT tải mẫu tờ khai quyết toán thuế TNCN 05/KK-TNCN và mẫu bảng tổng hợp đăng ký NPT giảm trừ gia cảnh tại trang điện tử http://www.gdt.gov.vn để in mẫu biểu kê khai hoặc liên hệ trực tiếp với CQT quản lý trực tiếp để lấy mẫu biểu kê khai. - TCCT kê khai đầy đủ và chính xác các chỉ tiêu trên mẫu biểu theo đúng hướng đẫn của CQT ban hành. Lưu ý: - Trong quá trình nhập liệu, trường hợp số chứng minh thư/số hộ chiếu hoặc thông tin trên giấy khai sinh của một số người phụ thuộc của người lao động trùng nhau và bị Ứng dụng từ chối cho nhập, thì TCCT cần liên hệ với người nộp thuế để kiểm tra và điều chỉnh ngay. +Trường hợp thông tin NPT chỉ có năm sinh nhưng không có ngày, tháng thì lấy ngày 01 tháng 01 nhập vào chỉ tiêu “Ngày sinh” (01/01/năm sinh) của Ứng dụng. Bước 3: Gửi thông tin NPT đến CQT: 1. Đối với các TCCT không sử dụng Ứng dụng: Sau khi hoàn tất việc thu thập thông tin NPT, TCCT tiến hành gửi hồ sơ đến CQT quản lý trực tiếp theo quy định. 2. Đối với các TCCT sử dụng Ứng dụng: - Đối với các TCCT đã đăng ký và khai QTT TNCN qua mạng (iHTKK) thì không phải nộp tờ khai giấy do đã sử dụng chữ ký số nên đảm bảo tính pháp lý khi gửi tờ khai. - Đối với các TCCT chưa thực hiện khai, nộp thuế điện tử thực hiện khai nộp tờ khai quyết toán thuế bản giấy đồng thời gửi tờ khai bản mềm (file dữ liệu) tới cơ quan thuế qua Website: http://tncnonline.com.vn Cách thức gửi file dữ liệu qua đường internet thực hiện như sau: + Truy cập vào trang điện tử:(Tập huấn thuế 2015) http://www.tncnonline.com.vn + Nhập các thông tin yêu cầu như: MST của TCCT, số Giấy phép đăng ký kinh doanh, .... + Gửi file dữ liệu lên trang điện tử. Lưu ý: Để tránh sai sót trong quá trình chuyển dữ liệu tới CQT, đĩa CD hoặc USB chỉ chứa các file dữ liệu được kết xuất từ Ứng dụng. Bước 4: Nhận kết quả cấp MST cho NPT CQT sẽ trả kết quả cấp MST NPT cho TCCT dưới dạng Bảng kê excel tại nơi mà TCCT gửi file dữ liệu đăng ký giảm trừ gia cảnh (http://tncnonline,com.vn hoặc http://nhantokhai.gdt.gov.vn) với đầy đủ thông tin đã đăng ký và kèm theo thông tin MST NPT đối với trường hợp cấp thành công và mô tả chi tiết lỗi đối với trường hợp cấp mã không thành công. Bước 4: Nhận kết quả cấp MST cho NPT CQT sẽ trả kết quả cấp MST NPT cho TCCT dưới dạng Bảng kê excel tại nơi mà TCCT gửi file dữ liệu đăng ký giảm trừ gia cảnh (http://tncnonline,com.vn hoặc http://nhantokhai.gdt.gov.vn) với đầy đủ thông tin đã đăng ký và kèm theo thông tin MST NPT đối với trường hợp cấp thành công và mô tả chi tiết lỗi đối với trường hợp cấp mã không thành công. Bước 5: Điều chỉnh thông tin kê khai sai - Căn cứ vào kết quả phản hồi nhận được từ CQT, trường hợp cấp mã không thành công TCCT yêu cầu người lao động bổ sung thông tin và thực hiện theo hướng dẫn sau: + Lỗi do thông tin kê khai sai: TCCT kê khai điều chỉnh bổ sung thông tin: ++ Thiếu thông tin bắt buộc để đăng ký NPT ++ Thông tin về địa bàn phường/xã, quận/huyện/, tỉnh/thảnh phố không phù hợp với hiện hành. ++ Thông tin về MST của cơ quan chi trả, MST NPT không hợp lệ. + Lỗi trùng thông tin CMND/giấy khai sinh của NPT: TCCT thông báo với người lao động thực hiện việc xác minh, điều chỉnh thông tin CMND/ Giấy khai sinh như nội dung hướng dẫn của Tổng cục Thuế đối với các trường hợp người lao động trùng CMND trước đây và khai nộp lại với CQT quản lý. + Trùng thời gian giảm trừ NPT: TCCT hướng dẫn NNT thực hiện đăng ký kết thúc giảm trừ gia cảnh của lần đăng ký trước đó hoặc điều chỉnh thời gian giảm trừ của lần đăng ký hiện tại. - TCCT thực hiện khai bổ sung theo nguyên tắc sau: + Trường hợp thay đổi thông tin/bổ sung thêm mới NPT mà không làm sai sót dữ liệu đã kê khai trên tờ khai 05/KK-TNCN và các bảng kê khác kèm theo tờ khai QT thì TCCT chỉ cần khai Bảng tổng hợp đăng ký giảm trừ NPT cho các trường hợp cần thay đổi/bổ sung NPT. + Trường hợp thay đổi thông tin/bổ sung thêm mới NPT có làm sai sót dữ liệu đã kê khai trên tờ khai 05/KK-TNCN và các bảng kê khác kèm theo tờ khai thì TCCT thực hiện kê khai như sau: + Khai bổ sung tờ khai QT 05/KK-TNCN kèm theo các bảng kê cần điều chỉnh (trừ bảng kê 05-3/BK-TNCN). + Khai thông tin thay đổi/bổ sung về NPT vào Bảng tổng hợp đăng ký giảm trừ NPT.(Tập huấn thuế 2015)

QUYẾT TOÁN THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP 2014 Văn bản pháp quy - Luật số 32/2013/QH13 ngày 19/6/2013 của QH. - Nghị định số: 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ. - Thông tư số: 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính. - Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014 của Bộ Tài chính. - Thông tư số 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014 của Bộ Tài chính. Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế Lưu ý: - Đối với HHDV dùng để trao đổi (không bao gồm HHDV sử dụng để tiếp tục quá trình SXKD của DN) được xác định theo giá bán của sản phẩm, HHDV cùng loại hoặc tương đương trên thị trường tại thời điểm trao đổi. - Bỏ quy định hàng biếu, tặng, cho; phải đưa vào doanh thu như trước đây.(Tập huấn thuế 2015) - Đối với hoạt động cho thuê tài sản là số tiền bên thuê trả từng kỳ theo HĐ thuê. Trường hợp bên thuê trả tiền trước cho nhiều năm thì DT được phân bổ cho số năm trả tiền trước hoặc được xác định theo DT trả tiền 1 lần. - Đối với hoạt động XDLĐ là giá trị công trình, giá trị hạng mục, công trình hoặc giá trị khối lượng công trình XDLĐ nghiệm thu.

Chi phí được trừ Trừ các khoản chi nêu tại Khoản 2 (37 khoản) doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau: - Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến HĐSXKD của doanh nghiệp. - Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật. - Khoản chi nếu có HĐ mua HHDV từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên ( đã bao gồm thuế GTGT) khi TT phải có chứng từ TT không dùng tiền mặt. Chi phí không được trừ 1. Tài sản cố định: Đối với TSCĐ tự làm nguyên giá TSCĐ được trích KH tính vào CP được trừ là tổng các CP sản xuất để hình thành nên tài sản đó. Đối với tài sản là công cụ, dụng cụ, bao bì luân chuyển, … không đáp ứng đủ điều kiện xác định là TSCĐ bổ dần vào CP hoạt động SX nêu trên được phân bổ dần vào CP HĐSXKD trong kỳ nhưng tối đa không quá 3 năm (phù hợp với TT số 45/2013/TT-BTC, thay vì trước đây quy định 2 năm).  Trường hợp TSCĐ thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp đang dùng cho SXKD nhưng phải tạm dừng do SX theo mùa vụ với thời gian dưới 9 tháng; tạm thời dừng để sửa chữa, để di dời, di chuyển địa điểm, để bảo trì, bảo dưỡng theo định kỳ, với thời gian dưới 12 tháng, sau đó TSCĐ tiếp tục đưa vào phục vụ cho HĐSXKD thì trong khoảng thời gian tạm dừng đó, doanh nghiệp được trích khấu hao và khoản chi phí khấu hao TSCĐ trong thời gian tạm dừng được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. - Doanh nghiệp phải lưu giữ và cung cấp đầy đủ hồ sơ, lý do của việc tàm dừng TSCĐ khi cơ quan thuế yêu cầu.

2. Chi nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hóa (bỏ ĐK định mức với CQ Thuế) - DN tự xây dựng, quản lý định mức tiêu hao nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, HH sử dụng vào SXKD. Định mức này được xây dựng từ đầu năm hoặc đầu kỳ sản xuất sản phẩm và lưu tại DN.  Trường hợp một số nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, HH nhà nước đã ban hành định mức tiêu hao thì thực hiện theo định mức của Nhà nước đã ban hành.

3. Chi phí của DN mua HHDV (không có HĐ, được phép lập BK theo mẫu số 01/TNDN) kèm theo chứng từ TT: - Mua HH là nông sản, hải sản, thủy sản của người SX, đánh bắt trực tiếp bán ra… - Mua đồ dùng, tài sản, dịch vụ của hộ gia đình, cá nhân không KD hoặc hộ gia đình, cá nhân KD có mức DT dưới ngưỡng DT chịu thuế (100 triệu đồng/năm). - Bảng kê do người đại diện pháp luật hoặc người được ủy quyền của DN ký và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực. HHDV được phép lập Bảng kê tính vào CP được trừ nêu trên không bắt buộc phải có chứng từ TT không dùng tiền mặt. (Tập huấn thuế 2015)

4. Phần chi không quá 01 tr.đ/tháng/người: để trích nộp quỹ hưu trí tự nguyện, quỹ có tính chất an sinh XH, mua BH hưu trí tự nguyện, BH nhân thọ cho NLĐ. - Khoản chi này ngoài việc không vượt mức quy định tại điểm này còn phải được ghi cụ thể điều kiện hưởng và mức hưởng tại một trong các hồ sơ sau: HĐLĐ; Thỏa ước LĐ tập thể; quy chế tài chính… - DN không được tính vào CP đối với các khoản chi cho chương trình tự nguyện nêu trên nếu DN không thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về BH bắt buộc (kể cả trường hợp nợ tiền BH bắt buộc).(Tập huấn thuế 2015) 5. Chi trả tiền điện, tiền nước: đối với những hợp đồng điện nước do chủ sở hữu là hộ GĐ, CN cho thuê địa điểm ký trực tiếp với đơn vị cung cấp điện, nước không có đủ chứng từ: a) Trường hợp DN thuê địa điểm SXKD trực tiếp thanh toán tiền điện, nước cho nhà cung cấp điện, nước không có bảng kê (theo mẫu số 02/TNDN) kèm theo các HĐ thanh toán tiền điện, nước và các hợp đồng thuê điạ điểm. b) Trường hợp doanh nghiệp thuê địa điểm SXKD thanh toán tiền điện, nước với chủ sở hữu cho thuê không có bảng kê (theo mẫu số 02/TNDN ban hành kèm theo thông tư này) kèm theo chứng từ thanh toán tiền điện, nước đối với người cho thuê địa điểm sản xuất kinh doanh phù hợp với số lượng điện, nước thực tế tiêu thụ và hợp đồng thuê địa điểm sản xuất kinh doanh. c) 6. Các khoản chi không tương ứng DT tính thuế: d) Khoản chi có tính chất phúc lợi chi trực tiếp cho người lao động như: Chi đám hiếu, hỷ của bản thân và gia đình người lao động; chi nghỉ mát, chi hỗ trợ điều trị; chi hỗ trợ bổ sung kiến thức học tập tại cơ sở đào tạo; chi hỗ trợ gia đình NLĐ bị ảnh hưởng bởi thiên tai, địch họa, tai nạn, ốm đau; chi khen thưởng con của NLĐ có thành tích tốt trong học tập; chi hỗ trợ chi phí đi lại ngày lễ, tết cho NLĐ và những khoản chi có t/c phúc lợi khác. Tổng số chi có t/c phúc lợi nêu trên không quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp. Thu nhập khác CL do đánh giá lại tài sản theo quy định của pháp luật để góp vốn, để điều chuyển tài sản khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình KD (trừ trường hợp CP hóa, sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp 100% vốn nhà nước) được xác định cụ thể như sau:

a. CL tăng hoặc giảm do đánh giá lại tài sản là CL giữa giá trị đánh giá lại với giá trị còn lại của TS ghi trên sổ sách kế toán và tính một lần vào TN khác (đối với CL tăng) hoặc giảm trừ TN khác ( đối với CL giảm) trong kỳ tính thuế khi xác định thu thập chịu thuế TNDN tại DN có tài sản đánh giá lại. b. CL tăng hoặc giảm do đánh giá lại giá trị quyền sử dụng đất: góp vốn (mà DN nhận giá trị quyền SDĐ được phân bố dần giá trị đất vào CP được trừ), điều chuyển khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình DN, góp vốn vào các DA đầu tư xây dựng nhà, hạ tầng để bán tính một lần vào TN khác (đối với CL tăng) hoặc giảm trừ TN khác (đối với CL giảm) trong kỳ tính thuế. c. Riêng CL tăng do đánh giá lại giá trị quyền SDĐ đất góp vốn vào DN để hình thành TSCĐ thực hiện SXKD mà DN nhận giá trị quyền SDĐ không được trích khấu hao và không được phân bổ dần giá trị đất vào CP được trừ thì phần CL này được tính dần vào TN khác của DN có quyền SDĐ đánh giá lại trong thời gian tối đa không quá 10 năm bắt đầu từ năm góp vốn. DN phải có thông báo số năm phân bổ và0 TN khác khi nộp hồ sơ khai QT thuế TNDN của năm bắt đầu kê khai khoản thu nhập này. d. Trường hợp sau khi góp vốn, DN thực hiện chuyển nhượng vốn góp bằng giá trị QSDĐ thì thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng vốn góp bằng giá trị QSDĐ phải tính và kê khai nộp thuế theo thuế thu thập chuyển nhượng BĐS. e. Thu nhập từ việc thực hiện hợp đồng NCKH và PTCN theo quy định của pháp luật về KH & CN được miễn thuế trong thời gian thực hiện hợp đồng nhưng tối đa không quá 3 năm kể từ ngày bắt đầu có doanh thu từ thực hiện hợp đồng NCKH & PTCN. f. Thu nhập từ bán SP làm ra từ công nghệ mới lần đầu tiên áp dụng ở Việt Nam theo quy định của pháp luật được miễn thuế tối đa không quá 5 năm kể từ ngày có doanh thu từ bán sản phẩm.(Tập huấn thuế 2015) Thuế suất thuế TNDN Kể từ ngày 01/01/2014 thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 22%, trừ trường hợp doanh nghiệp thuộc đối tượng áp dụng thuế suất 20% và thuế suất từ 32% đến 50% và đối tượng được ưu đãi về thuế suất thuế TNDN. Kể từ ngày 01/01/2016, những trường hợp thuộc diện áp dụng thuế suất 22% quy định tại Khoản này áp dụng thuế suất 20%. Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, kể cả hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh HHDV có tổng doanh thu năm không quá 20 tỷ đồng được áp dụng thuế suất 20% (chỉ tiêu [01] và [08] trên mẫu số 03-1A/TNDN kèm theo tờ khai quyết toán thuế TNDN số 03/TNDN của năm trước liền kề). Đối với doanh nghiệp có năm trước liền kề không đủ 12 tháng, nếu doanh thu bình quân của các tháng trong năm không vượt quá 1,67 tỷ đồng thì năm sau doanh nghiệp được áp dụng thuế suất thuế TNDN 20%. Trường hợp DN mới thành lập trong năm không đủ 12 tháng thì trong năm đó DN thực hiện kê khai tạm tính quý theo thuế suất 22% (trừ trường hợp thuộc diện được hưởng ưu đãi về thuế). Kết thúc năm tài chính nếu DT bình quân của các tháng trong năm không vượt quá 1,67 tỷ đồng thì DN QTT TNDN năm tài chính theo thuế suất 20%, năm sau cũng áp dụng thuế suất thuế TNDN 20%. Doanh nghiệp áp dụng năm tài chính khác với năm dương lịch đang áp dụng thuế suất phổ thông thì từ 01/01/2014 cũng được áp dụng thuế suất 22%. Khi quyết toán thuế TNDN, doanh nghiệp tính và phân bổ số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trên cơ sở lấy Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế chia cho 12 tháng và nhân với thuế suất TNDN tương ứng.

Ưu đãi thuế TNDN đối với DN phải chuyển đổi ưu đãi theo WTO - DN còn thời gian hưởng ưu đãi thuế theo đ/k về tỷ lệ XK nhưng bị ngừng ưu đãi thuế do thực hiện cam kết với WTO từ 1/1/2012 thì được lựa chọn kết hợp không đồng thời, không đồng bộ ưu đãi về thuế suất và thời gian miễn, giảm thuế để tiếp tục được hưởng ưu đãi thuế TNDN cho thời gian còn lại kể từ 2012, tương ứng với các đ/k ưu đãi thuế mà thực tế DN đáp ứng (ngoài đ/k ưu đãi do đáp ứng đ/k về tỷ lệ XK, do sử dụng nguyên liệu trong nước) quy định tại các văn bản QPPL về thuế TNDN có hiệu lực trong thời gian từ ngày DN được cấp Giấy phép thành lập đến trước ngày NĐ số 24/2007/NĐ-CP có hiệu lực thi hành hoặc theo quy định tại các văn bản QPPL về thuế TNDN tại thời điểm bị điều chỉnh ưu đãi thuế do thực hiện cam kết WTO. Cơ quan thuế không phải thực hiện kiểm tra QTT đối với: a) Doanh nghiệp, tổ chức thuộc diện nộp thuế TNDN theo tỷ lệ % trên doanh thu thực hiện giải thể, chấm dứt hoạt động. b) Doanh nghiệp giải thể, chấm dứt hoạt động nhưng không phát sinh doanh thu, chưa sử dụng hóa đơn. c) Doanh nghiệp thuộc diện nộp thuế TNDN theo kê khai thực hiện giải thể, chấm dứt hoạt động, nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau: - Có doanh thu bình quân năm không quá 1 tỷ đồng/năm. - Kể từ năm doanh nghiệp chưa được quyết toán hoặc thanh tra, kiểm tra thuế đến thời điểm giải thể, chấm dứt hoạt động doanh nghiệp không bị xử phạt vi phạm pháp luật về hành vi trốn thuế. - Số thuế TNDN đã nộp tính từ năm chưa được quyết toán hoặc thanh tra, kiểm tra thuế đến thời điểm giải thể, chấm dứt hoạt động cao hơn số thuế TNDN nếu tính theo tỷ lệ % trên doanh thu. Bỏ quy định doanh nghiệp phải khai thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính hàng quý. Doanh nghiệp thực hiện tạm nộp hàng quý và quyết toán thuế TNDN theo năm. Doanh nghiệp căn cứ vào số thuế thu nhập doanh nghiệp của năm trước và dự kiến kết quả sản xuất kinh doanh trong năm để xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp hàng quý. Đối với những doanh nghiệp phải lập báo cáo tài chính quý theo quy định của pháp luật (như doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán và các trường hợp khác theo quy định) thì doanh nghiệp căn cứ vào báo cáo tài chính quý và các quy định của pháp luật về thuế để xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp hàng quý. Trường hợp tổng số thuế tạm nộp trong kỳ tính thuế thấp hơn số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo quyết toán từ 20% trở lên thì doanh nghiệp phải nộp tiền chậm nộp đối với phần chênh lệch từ 20% trở lên giữa số thuế tạm nộp với số thuế phải nộp theo quyết toán tính từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp thuế quý bốn của doanh nghiệp đến ngày thực nộp số thuế còn thiếu so với số quyết toán.(Tập huấn thuế 2015) Đối với số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp theo quý thấp hơn số thuế phải nộp theo quyết toán dưới 20% mà doanh nghiệp chậm nộp so với thời hạn quy định (thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm) thì tính tiền chậm nộp kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế đến ngày thực nộp số thuế còn thiếu so với số quyết toán. Ví dụ: Doanh nghiệp B có năm tài chính trùng với năm dương lịch. Kỳ tính thuế năm 2015, doanh nghiệp đã tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là 80 triệu đồng, khi quyết toán năm, số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo quyết toán là 110 triệu đồng, tăng 30 triệu đồng. 20% của số phải nộp theo quyết toán là: 110 x 20% = 22 tr.đ. (Số tiền này tính chậm nộp từ ngày hết hạn nộp QTT năm 2015, ngày 01/4/2016) Phần chênh lệch từ 20% trở lên có giá trị là: 30 – 22 = 8 tr.đ. (Số tiền này tính chậm nộp từ ngày hết hạn nộp tiền thuế TNDN Quý IV/2015, ngày 31/1/2016) Trường hợp trong năm 2017, cơ quan thuế thực hiện thanh tra thuế tại doanh nghiệp B và phát hiện số thuế TNDN doanh nghiệp B phải nộp của kỳ tính thuế năm 2015 là 160 triệu đồng (tăng 50 triệu đồng so với số thuế phải nộp doanh nghiệp đã khai trong hồ sơ quyết toán), đối với số thuế tăng thêm qua thanh tra, doanh nghiệp bị xử phạt vi phạm pháp luật về thuế theo quy định, trong đó tiền thuế tăng thêm 50 triệu đồng này sẽ tính tiền chậm nộp theo quy định (kể từ ngày 01/4/2016 đến ngày thực nộp số thuế này), không tách riêng phần chênh lệch vượt từ 20% trở lên đối với số thuế tăng thêm này.

Phần V: CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CỦA NGÀNH THUẾ THỦ ĐÔ – KHAI THUẾ, NỘP THUẾ ĐIỆN TỬ I. KẾT QUẢ ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC Kết quả thực hiện Khai thuế điện tử (từ 11/2009 đến hết ngày 05/03/2015) Số DN đ• thực hiện khai thuế điện tử Tổng số tờ khai đ• nộp theo phương thức điện tử Cục Thuế Hà Nội 113.914 5.597.478 Tổng 63 Cục Thuế trên toàn quốc 546.731 21.121.248 Kết quả thực hiện Nộp thuế điện tử (đến hết ngày 05/03/2015)

III. KHAI THUẾ ĐIỆN TỬ Để phục vụ tốt hơn cho Người nộp thuế và làm cơ sở để cung cấp các dịch vụ thuế điện tử khác, Tổng cục Thuế thực hiện nâng cấp hệ thống khai thuế qua mạng đáp ứng dữ liệu hồ sơ thuế điện tử theo định dạng mới (định dạng chuẩn XML). Chuẩn định dạng dữ liệu XML là chuẩn dữ liệu phổ biến, được sử dụng rộng rãi trên thế giới, với nhiều ưu điểm giúp đơn giản hoá việc trao đổi dữ liệu, dễ dàng mã hoá và tìm kiếm thông tin. Việc sử dụng chuẩn XML sẽ giúp giảm dung lượng lưu trữ hồ sơ, kiểm soát dữ liệu chặt chẽ, đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định, chính xác, giúp tăng tốc độ hệ thống, tránh nghẽn mạng.(Tập huấn thuế 2015) Lợi ích đối với NNT, khi sử dụng định dạng XML: - Giảm dung lượng hồ sơ khai thuế điện tử giúp việc gửi hồ sơ nhanh chóng, thuận tiện, giảm dung lượng lưu trữ trên máy trạm của người nộp thuế và trên hệ thống của cơ quan thuế (do dung lượng tệp tờ khai định dạng XML giảm từ 10 đến 20 lần so với tệp tờ khai định dạng PDF). - Tăng tốc độ đọc, xử lý file - Dễ dàng trong việc quản lý file dữ liệu. - Giảm thiểu lỗi khi gửi, nhận và xử lý tờ khai điện tử. - Đảm bảo tính chính xác, chặt chẽ và an toàn của dữ liệu trong quá trình gửi, nhận thông tin. NNT cần thực hiện: - Cài đặt ứng dụng Hỗ trợ kê khai (HTKK) phiên bản 3.3.0 trở lên hoặc phần mềm kế toán DN, phần mềm hỗ trợ kê khai của các đơn vị cung cấp dịch vụ T-VAN … có hỗ trợ kết xuất tờ khai định dạng XML theo quy định của Tổng cục Thuế. - Cài đặt ứng dụng đọc tờ khai thuế định dạng XML (iTaxviewer), giúp hiển thị tờ khai dạng chuẩn XML theo đúng mẫu do Bộ Tài chính quy định. - Sử dụng các chức năng Kê khai trên phần mềm hỗ trợ kê khai để lập tờ khai thuế, sau đó chọn kết xuât ra XML, thực hiện ký điện tử và gửi tờ khai XML đến cơ quan thuế. Lộ trình triển khai của Tổng cục Thuế: - Từ tháng 09-12/2014: Hệ thống KTQM tiếp nhận song song hồ sơ thuế theo định dạng dữ liệu cũ (PDF/Mã vạch) và hồ sơ thuế theo định dạng dữ liệu mới (XML). Hồ sơ thuế có thể kê khai theo định dạng XML bao gồm: Các tờ khai tháng, quý theo Thông tư 156/2013/TT-BTC; Báo cáo ấn chỉ theo Thông tư số 39/2014/TT-BTC; Báo cáo tài chính; Tờ khai Quyết toán Thuế TNCN. - Từ tháng 12/2014-03/2015: Hệ thống KTQM duy trì việc tiếp nhận cả định dạng hồ sơ thuế cũ (PDF/Mã vạch) và mới (XML). Bổ sung hồ sơ thuế hỗ trợ định dạng XML gồm: Các tờ khai quyết toán theo Thông tư 156/2013/TT-BTC; Các thông báo thuế, thông báo giao dịch T-VAN. - Từ tháng 04/2015, hệ thống chỉ tiếp nhận hồ sơ thuế theo định dạng dữ liệu mới (XML).

III. NỘP THUẾ ĐIỆN TỬ - Thực hiện Chỉ thị số 24/CT-TTg ngày 05/08/2014 của Thủ tướng Chính phủ; - Thực hiện Quyết định số 1201/QĐ-TCT ngày 6/8/2014 của Tổng cục Thuế; Cục Thuế thành phố Hà Nội phối hợp với các Ngân hàng Đầu tư Phát triển BIDV, Ngoại thương Việt Nam Vietcombank, Quân đội MBbank, Nông nghiệp Agribank, Công thương Vietinbank triển khai Hệ thống Nộp thuế điện tử thông qua Cổng thông tin Tổng cục Thuế http://kekhaithue.gdt.gov.vn đối với các tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn thay cho hình thức nộp thuế trực tiếp tại quầy giao dịch như hiện nay.

Điều kiện thực hiện nộp thuế qua mạng Internet - Đang hoạt động và đã thực hiện khai thuế điện tử qua Cổng thông tin http://kekhaithue.gdt.gov.vn của Tổng cục Thuế. - Có mở tài khoản thanh toán tại một trong 05 Ngân hàng Đầu tư Phát triển BIDV, Ngoại thương VN Vietcombank, Quân đội MBbank, Nông nghiệp Agribank, Công thương Vietinbank. Cục Thuế Hà Nội và các Ngân hàng sẽ hỗ trợ Người nộp thuế hoàn thiện các thủ tục đăng ký tại các chi nhánh, phòng giao dịch của hệ thống Ngân hàng BIDV, VCB, MB, AGR, VTB hoặc ngay tại trụ sở Doanh nghiệp. Lợi ích đối với Người nộp thuế - Thực hiện thủ tục nộp thuế đơn giản, nhanh chóng, thuận tiện 24h x 7ngày tại mọi địa điểm có kết nối Internet. Được ngân hàng xác nhận kết quả giao dịch ngay sau khi gửi GNT điện tử qua mạng. - Tiết kiệm chi phí đi lại, thời gian giao dịch; đơn giản thủ tục giấy tờ khi thực hiện nghĩa vụ thuế. - Có thể truy cập Cổng thông tin điện tử của Cơ quan thuế để xem, in, tải về các thông báo, giấy nộp tiền điện tử đã nộp. Giám sát và quản lý giao dịch nộp thuế, theo dõi tình hình thực hiện nộp NSNN qua tài khoản. - Được sử dụng các dịch vụ giá trị gia tăng khác của NHTM.(Tập huấn thuế 2015) Thủ tục đăng ký và thời gian thực hiện: Bước 1: Đăng ký với cơ quan Thuế NNT đăng nhập Cổng thông tin http://kekhaithue.gdt.gov.vn bằng user khai thuế điện tử, chọn chức năng Nộp thuế - Đăng ký nộp thuế điện tử - nhập các thông tin về điện thoại, email, serial chứng thư số... (Có thể đăng ký thêm thiết bị chứng thư số dùng riêng cho nộp thuế điện tử; hoặc sử dụng chung thiết bị chứng thư số hiện đang dùng để khai thuế điện tử hàng tháng). Bước 2: Đăng ký với Ngân hàng - NNT tải bản đăng ký ủy quyền trích nợ tài khoản với NH tương ứng tại Cổng thông tin ngành Thuế http://kekhaithue.gdt.gov.vn hoặc tại website 05 NH nói trên. - NNT điền đầy đủ các thông tin, ký đóng dấu nộp tại Chi nhánh Ngân hàng nơi mở tài khoản, hoặc liên lạc để Chi nhánh Ngân hàng nơi NNT mở tài khoản cử cán bộ đến DN thu nhận và trực tiếp hỗ trợ hoàn thành thủ tục đăng ký ủy quyền trích nợ tài khoản cho dịch vụ Nộp thuế điện tử. - Sau khi Chi nhánh Ngân hàng xác nhận đăng ký, NNT sẽ nhận được thông báo hoàn thành đăng ký sử dụng dịch vụ Nộp thuế điện tử qua email đã đăng ký kèm với mật khẩu đăng nhập cho dịch vụ Nộp thuế điện tử. Thao tác nộp thuế điện tử - NNT đăng nhập Cổng thông tin http://kekhaithue.gdt.gov.vn bằng user khai thuế điện tử, chọn chức năng Nộp thuế - Lập giấy nộp tiền điện tử (GNT), ký số và gửi đến Cổng thông tin điện tử của Cơ quan thuế - NHTM sẽ kiểm tra các t.tin trên GNT của NNT và thực hiện trích nợ tài khoản NNT để chuyển tiền vào NSNN khi thông tin trên GNT của NNT là hợp lệ và tài khoản NNT đủ số dư. - Ngay sau khi NHTM hoàn thành việc trích nợ tài khoản NNT, NNT sẽ nhận được thông báo xác nhận hoàn thành giao dịch NTĐT và chứng từ nộp thuế điện tử có chữ ký số của NHTM.(Tập huấn thuế 2015) NNT có thể tham khảo tài liệu, slide, video clip hướng dẫn toàn bộ quy trình thao tác nộp thuế điện tử tại Cổng thông tin Cục Thuế Hà Nội - địa chỉ http://hanoi.gdt.gov.vn Bảo mật và an toàn thông tin Việc nộp thuế điện tử được các NH đảm bảo thuận tiện, miễn phí, hỗ trợ Doanh nghiệp tối đa từ khâu mở tài khoản, hoàn thiện các thủ tục đăng ký dịch vụ - quá trình thực hiện thao tác - xác nhận kết quả nộp ngân sách thành công,… cam kết đảm bảo tất cả các giao dịch trích nợ từ tài khoản của Doanh nghiệp để nộp thuế điện tử được thực hiện an toàn, bảo mật, đầy đủ, chính xác, đúng quy định của pháp luật. NNT có thể tìm hiểu thêm các thông tin liên quan tại Cổng thông tin điện tử của TCT http://kekhaithue.gdt.gov.vn, website của các Ngân hàng BIDV, VCB, MB, AGR, VTB; liên hệ với Phòng/ Chi cục Thuế quản lý trực tiếp hoặc Chi nhánh Ngân hàng BIDV, VCB, MB, AGR, VTB nơi NNT mở tài khoản để được hỗ trợ, hướng dẫn kịp thời.

haivtca
Tác giả haivtca Admin
Bài viết trước Điểm mới về thuế GTGT 2015

Điểm mới về thuế GTGT 2015

Bài viết tiếp theo

Tuyển dụng Trưởng phòng dịch vụ kế toán năm 2022

Tuyển dụng Trưởng phòng dịch vụ kế toán năm 2022
Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo