Những doanh nghiệp không đóng bảo hiểm xã hội có thể bị xử lý hình sự

Thuế Công Minh Tác giả Thuế Công Minh 03/03/2015 6 phút đọc
Theo những thống kê sợ bộ thì chỉ phân nữa số doanh nghiệp đóng bảo hiểm xã hội . Số còn lại thì nợ hoặc chếm dụng , đây là một con số thật sự đáng báo động . Chính nguyên nhân này sẽ làm cho quỹ bảo hiểm mất cân đối vào năm 2021. Tính toán của Tổ chức lao động thế giới (ILO) cho hay, nếu giữ nguyên mức thu chi như hiện hành thì tới năm 2021, Bảo hiểm xã hội Việt Nam sẽ thu bằng với chi và tới năm 2034 sẽ không còn nguồn để cân đối nữa. Tại buổi tọa đàm về vấn đề này vừa được Cổng thông tin điện tử Chính phủ tổ chức, bà Vũ Thị Minh – Thứ trưởng Bộ Tài chính – Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho rằng, đây là đánh giá đúng với tình trạng hiện nay. Theo các lãnh đạo của cơ quan bảo hiểm, có nhiều lý do dẫn đến nguy cơ trên, trong đó phải kể đến tình trạng trốn đóng, chiếm dụng vốn của doanh nghiệp, chế tài xử phạt còn nhẹ… Bà Minh cho biết, tính đến hết tháng 3/2014, tổng số nợ các loại tiền bảo hiểm là trên 11.000 tỷ đồng.
Tính đến cuối quý I, số nợ bảo hiểm xã hội là khoảng 11.000 tỷ đồng
Tính đến cuối quý I, số nợ bảo hiểm xã hội là khoảng 11.000 tỷ đồng
Ông Trần Đình Liệu – Trưởng ban Thu bảo hiểm xã hội cho biết thêm tình trạng thu nộp hiện nay khá phức tạp. Cả nước hiện có trên 500.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập. Tuy nhiên, trên thực tế chỉ có khoảng trên 300.000 doanh nghiệp đang hoạt động và có đến 50% trong số này chưa tham gia đóng bảo hiểm xã hội. Theo ông Liệu, số tiền mà doanh nghiệp trốn đóng mỗi năm khiến quỹ bảo hiểm mất khoảng 56.000 tỷ đồng. Ông cũng cho biết, các doanh nghiệp hiện nay chủ yếu đóng bảo hiểm theo mức thấp nhất, chứ không phải dựa trên lương thực tế. Khoản chênh lệch này vào khoảng một triệu đồng khiến số thu bảo hiểm xã hội và y tế mất tương ứng 24.000 tỷ đồng mỗi năm. Tuy nhiên, bà Minh cho rằng, nếu có giải pháp tốt trong thời gian tới, nhất là trong dự thảo luật mới đưa ra hàng loạt giải pháp thì tình trạng trốn đóng sẽ hạn chế tối đa và không đến mức báo động như hiện nay. 8 nhóm giải pháp dự thảo luật đưa ra như phát triển đối tượng, tăng thu nợ, tăng tuổi nghỉ hưu, tăng thầm quyền của cơ quan bảo hiểm… “Dự thảo này đang được Quốc hội xem xét. Chúng tôi có đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu nhưng phân biệt rõ theo nhóm. Nhóm suy giảm khả năng lao động thì vẫn giữ nguyên như Luật Lao động hiện hành“, bà Minh cho hay. Ông Liệu cũng cho rằng, với những doanh nghiệp thực sự khó khăn thì có thể đề ra chính sách được dừng đóng bảo hiểm từ 6 tháng tới một năm. Tuy nhiên, quỹ thai sản và bảo hiểm thì vẫn phải đóng thường xuyên. Tại buổi tọa đàm, lãnh đạo cơ quan Bảo hiểm xã hội một địa phương cũng đề xuất nên trao thêm quyền cho bảo hiểm xã hội như phát mại tài sản khi doanh nghiệp phá sản hoặc trốn, thanh tra chuyên ngành để có quyền xử phạt hành vi vi phạm, tăng phạt chậm đóng và lãi suất của ngân hàng… Ông Điều Bá Được, Trưởng ban thực hiện chính sách Bảo hiểm Xã hội thì đề xuất đưa chế tài trốn đóng vào tội danh hình sự, quy định lãi suất chậm nộp phải cao gấp 2 lần lãi suất tiền gửi liên ngân hàng… Bà Minh cũng cho rằng, thời gian tới, nên trao thêm chức năng thanh tra cho bảo hiểm xã hội vì đây là cơ quan trực tiếp tiếp cận việc thu– chi, nên nắm được tình hình doanh nghiệp. Hiện nay cả nước mới có 0,5% đơn vị tham gia bảo hiểm được thanh tra.
Thuế Công Minh
Tác giả Thuế Công Minh Admin
Bài viết trước Giá vàng lại tiếp tục lao dốc

Giá vàng lại tiếp tục lao dốc

Bài viết tiếp theo

Tuyển dụng Trưởng phòng dịch vụ kế toán năm 2022

Tuyển dụng Trưởng phòng dịch vụ kế toán năm 2022
Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo