Kế toán cần làm gì khi công ty mới thành lập

Dao Huu Linh Tác giả Dao Huu Linh 02/03/2018 14 phút đọc

Kế toán cần làm gì khi công ty mới thành lập năm 2018? Cần báo cáo với thuế những tờ khai nào để không bị phạt Đại lý thuế Công Minh xin cập nhật những thay đổi mới nhất về vấn đề này như sau:

Những việc mà kế toán cần làm khi công ty mới thành lập năm 2018, bao gồm:

1. KÊ KHAI VÀ NỘP LỆ PHÍ MÔN BÀI

Kế toán cần làm gì khi công ty mới thành lập
Kế toán cần làm gì khi công ty mới thành lập

Thời điểm Nộp hồ sơ khai lệ phí môn bài

Doanh nghiệp nộp Hồ sơ khai lệ phí môn bài theo các trường hợp sau đây:

♦ Công ty mới thành lập, chưa hoạt động sản xuất kinh doanh: Doanh nghiệp nộp Tờ khai Lệ phí môn bài trong thời hạn 30 ngày (bao gồm cả thứ 7, chủ nhật) kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

♦ Công ty mới thành lập, đã phát sinh hoạt động sản xuất kinh doanh: Doanh nghiệp nộp Tờ khai Lệ phí môn bài chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh.

♦ Công ty có đơn vị phụ thuộc (chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh) ở cùng địa phương cấp tỉnh: Doanh nghiệp đồng thời nộp Tờ khai lệ phí môn bài cho đơn vị phụ thuộc tại Cơ quan thuế quản lý trực tiếp của Công ty.

♦ Công ty có đơn vị phụ thuộc (chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh) ở địa phương cấp tỉnh khác: đơn vị phụ thuộc phải thực hiện nộp Tờ khai Lệ phí môn bài cho đơn vị phụ thuộc tại Cơ quan thuế quản lý trực tiếp của đơn vị.

Nộp Lệ phí môn bài

♦ Nộp tiền Lệ phí môn bài cùng lúc với Tờ khai Lệ phí môn bài. ♦ Thời hạn nộp Tờ khai Lệ phí môn bài cũng là thời hạn nộp Lệ phí môn bài. ***Chú ý:
  • Những Doanh nghiệp thành lập 06 tháng đầu năm: Phải nộp Lệ phí môn bài cả năm.
  • Những Doanh nghiệp thành lập 06 tháng cuối năm (từ 01/7 trở đi) : Chỉ nộp Lệ phí môn bài ½ năm.
Mời các bạn tham khảo bài viết: Hướng dẫn lập giấy nộp tiền phí môn bài năm 2017

2. LẬP HỒ SƠ THUẾ BAN ĐẦU

Trong vòng 10 ngày kể từ khi cấp MST, doanh nghiệp phải đăng ký hồ sơ thuế ban đầu tại cơ quan quản lý thuế trực tiếp. Hồ sơ bao gồm: ♦ Tờ khai thuế môn bài và giấy nộp tiền thuế môn bài ( Có thể nộp qua mạng ) ♦ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh công chứng ( 2 bản ) ♦ Giấy CMND người đại diện pháp luật công chứng ( 2 bản ) ♦ Đăng ký hình thức kế toán và sử dụng hóa đơn ( 2 bản ) ♦ Quyết định bổ nhiệm giám đốc ( 1 bản ) ♦ Quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng ( 1 bản ) ♦ Đăng ký phương pháp khấu hao TSCĐ ( 2 bản ) ♦ Giấy ủy quyền ( Nếu không phải là đại diện pháp luật) ( 1 bản ) Mời các bạn tham khảo bài viết: Dịch vụ Lập hồ sơ khai thuế ban đầu cho doanh nghiệp mới

3. KHAI THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG

Kỳ kê khai thuế GTGT

Điều 15, Thông tư 151/2014-TT-BTC ngày 10/10/2014 quy định:

Trường hợp người nộp thuế mới bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh thì việc kê khai thuế được thực hiện theo Quý. Sau khi sản xuất kinh doanh đủ 12 tháng thì từ năm dương lịch tiếp theo sẽ căn cứ theo mức doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ của năm dương lịch trước liền kề ( đủ 12 tháng) để thực hiện việc kê khai thuế theo quý hay tháng”.

Theo đó, Doanh nghiệp mới thành lập sẽ nộp Tờ khai thuế GTGT theo kỳ kê khai Quý ứng với tháng Doanh nghiệp được thành lập. (Ví dụ: Doanh nghiệp thành lập vào tháng 9/2017 sẽ bắt đầu nộp tờ khai thuế GTGT từ Quý 3/2017).

Phương pháp kê khai thuế GTGT

Trước đây, Doanh nghiệp mới thành lập phải gửi Mẫu 06/GTGT để đăng ký áp dụng thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, trường hợp không gửi mẫu 06/GTGT đến Cơ quan thuế thì kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp.

Tuy nhiên, từ ngày 05/11/2017, theo thông tư 93/2017/TT-BTC ngày 19/9/2017, Doanh nghiệp không phải nộp mẫu 06/GTGT cho Cơ quan Thuế mà tiến hành thực hiện như sau:

♦ Nếu Doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ: Gửi Tờ khai thuế GTGT mẫu số 01/GTGT, 02/GTGT đến Cơ quan thuế tại Kỳ tính thuế đầu tiên kể từ khi Công ty được thành lập. ♦ Nếu Doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp: Gửi Tờ khai thuế GTGT mẫu số 03/GTGT, 04/GTGT đến Cơ quan thuế tại Kỳ tính thuế đầu tiên kể từ khi Công ty được thành lập.

(Tờ khai thuế GTGT Mẫu số 01/GTGT, 02/GTGT, 03/GTGT và 04/GTGT ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài Chính – đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014 và Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/2/2015 của Bộ Tài chính).

Mời các bạn tham khảo bài viết: Cách khai thuế GTGT trực tiếp trên doanh thu và giá trị gia tăng

4. HÓA ĐƠN

Trường hợp DN kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ

♦ Tiến hành nộp hồ sơ đặt in hóa đơn (Mẫu 3.14 Phụ lục 03 ban hành kèm Thông tư 37/2017/TT-BTC) tại Cơ quan thuế quản lý trực tiếp. ♦ Sau khi Cơ quan thuế thông báo Doanh nghiệp đủ điều kiện đặt in hóa đơn, Doanh nghiệp nộp Thông báo phát hành hóa đơn kèm Hóa đơn mẫu.

***Chú ý: Thông báo phát hành hóa đơn và Hóa đơn mẫu phải nộp trước ít nhất 02 (hai) ngày kể từ ngày Doanh nghiệp bắt đầu sử dụng hóa đơn. (Ví dụ: Doanh nghiệp muốn sử dụng hóa đơn vào ngày 17/01/2018 thì phải nộp Thông báo phát hành hóa đơn kèm Hóa đơn mẫu chậm nhất vào ngày 15/01/2018).

  • Trường hợp Công ty có các đơn vị phụ thuộc sử dụng chung mẫu hóa đơn của Công ty nhưng khai thuế GTGT riêng thì từng đơn vị phụ thuộc phải gửi Thông báo phát hành cho Cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
  • Trường hợp Công ty có các đơn vị phụ thuộc sử dụng chung mẫu hóa đơn của Công ty và Doanh nghiệp khai thuế GTGT cho đơn vị phụ thuộc thì đơn vị phụ thuộc không phải Thông báo phát hành hóa đơn.

Trường hợp DN kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp

♦ Doanh nghiệp phải làm thủ tục mua hóa đơn bán hàng trực tiếp (không phải hóa đơn GTGT) tại Cơ quan thuế.

Những Doanh nghiệp mới thành lập phải lập Báo cáo tình hình sử dụng Hóa đơn theo Quý (Mẫu BC26/AC), thời hạn chậm nhất là ngày 30 của tháng đầu tiên Quý sau.

Mời các bạn tham khảo bài viết: Thủ tục về thông báo phát hành hóa đơn

5. TÀI KHOẢN NGÂN HÀNG

Những hóa đơn đầu vào có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (đã bao gồm thuế GTGT) thì phải thanh toán bằng cách chuyển khoản (Theo Thông tư 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài Chính).

Doanh nghiệp mở tài khoản ngân hàng để đăng ký hình thức nộp thuế điện tử.

Vì vậy, Doanh nghiệp phải mở tài khoản Ngân hàng và thông báo lên Sở Kế hoạch và Đầu tư số tài khoản ngân hàng đó theo Mẫu Phụ lục II-1.

Mời các bạn tham khảo bài viết: Hướng dẫn đăng ký số tài khoản ngân hàng nộp thuế điện tử

6. LAO ĐỘNG VÀ BHXH

♦ Khi ký hợp đồng với nhân viên, Doanh nghiệp phải đóng Bảo hiểm bắt buộc cho nhân viên. ♦ Doanh nghiệp phải làm thang bảng lương để nộp cho phòng Lao động Thương binh Xã hội. ♦ Sau đó làm thủ tục tham gia BHXH (nếu có).

*** Chú ý: Tùy từng cơ quan thuế, có nơi bắt buộc phải nộp, có nơi không bắt buộc.

Mời các bạn thảm khảo thêm bài viết:

Những điều cần chú ý khi thành lập công ty con Một số kinh nghiệm khi thành lập công ty cổ phần Quy định về vốn điều lệ khi thành lập công ty Dịch vụ Lập hồ sơ khai thuế ban đầu cho doanh nghiệp mới Nghị định số 44/2017 của Chính Phủ về mức đóng Bảo hiểm xã hội Thông tư 37/2017 của Bộ Tài Chính sửa đổi quy định về hóa đơn Kế toán cần làm gì khi công ty mới thành lập
Dao Huu Linh
Tác giả Dao Huu Linh Admin
Bài viết trước Cách tính thuế TNCN năm 2018 mới nhất

Cách tính thuế TNCN năm 2018 mới nhất

Bài viết tiếp theo

Tuyển dụng Trưởng phòng dịch vụ kế toán năm 2022

Tuyển dụng Trưởng phòng dịch vụ kế toán năm 2022
Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo