Hướng dẫn tính chi trả lãi tiền vay tương ứng với vốn điều lệ còn thiếu năm 2015 theo Thông tư 96/2015/TT-BTC

haivtca Tác giả haivtca 27/06/2015 10 phút đọc

Sự khác nhau giữa các thông tư hướng dẫn về Luật thuế TNDN từ năm 2008 đến nay đã trải qua những thông tư chính như Thông tư 130/2008/TT-BTC, tiếp đến Thông tư 123/2012/TT-BTC, sau nữa là Thông tư 78/2014/TT-BTC, và vừa qua ngày 22 tháng 06 năm 2015, Bộ tài chính ban hành Thông tư số 96/2015/TT-BTC đã làm thay đổi cách tính, và xác định chi phí lãi vay tương ứng với vốn điều lệ còn thiếu. Vậy cách tính chi trả lãi tiền vay tương ứng với vốn điều lệ còn thiếu hiện nay tính như thế nào? Và nó có những điểm khác nhau gì so với Luật thuế TNDN từ năm 2014 trở về trước.

Theo thông tư 96/2015/TT-BTC sửa đổi, bổ xung Thông tư 78/2014/TT-BTC về điểm này như sau:

"Chi trả lãi tiền vay tương ứng với phần vốn điều lệ (đối với doanh nghiệp tư nhân là vốn đầu tư) đã đăng ký còn thiếu theo tiến độ góp vốn ghi trong điều lệ của doanh nghiệp kể cả trường hợp doanh nghiệp đã đi vào sản xuất kinh doanh. Chi trả lãi tiền vay trong quá trình đầu tư đã được ghi nhận vào giá trị của tài sản, giá trị công trình đầu tư.

Trường hợp doanh nghiệp đã góp đủ vốn điều lệ, trong quá trình kinh doanh có khoản chi trả lãi tiền vay để đầu tư vào doanh nghiệp khác thì khoản chi này được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.

Chi trả lãi tiền vay tương ứng với vốn điều lệ còn thiếu theo tiến độ góp vốn ghi trong điều lệ của doanh nghiệp không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế được xác định như sau:

– Trường hợp số tiền vay nhỏ hơn hoặc bằng số vốn điều lệ còn thiếu thì toàn bộ lãi tiền vay là khoản chi không được trừ.

– Trường hợp số tiền vay lớn hơn số vốn điều lệ còn thiếu theo tiến độ góp vốn:

+ Nếu doanh nghiệp phát sinh nhiều khoản vay thì khoản chi trả lãi tiền vay không được trừ bằng tỷ lệ (%) giữa vốn điều lệ còn thiếu trên tổng số tiền vay nhân (x) tổng số lãi vay.

+ Nếu doanh nghiệp chỉ phát sinh một khoản vay thì khoản chi trả lãi tiền không được trừ bằng số vốn điều lệ còn thiếu nhân (x) lãi suất của khoản vay nhân (x) thời gian góp vốn điều lệ còn thiếu."

Được hiểu như sau:

Được phân thành 02 trường hợp:

i. Trường hợp 1: Nếu số tiền vay nhỏ hơn hoặc bằng số vốn điều lệ còn thiếu THÌ toàn bộ lãi tiền vay là khoản chi không được trừ.

ii. Trường hợp 2: Nếu số tiền vay lớn hơn số vốn điều lệ còn thiếu theo tiến độ góp vốn. chi-phi-lai-vay-tuong-ung-von-dieu-le

Từ hai công thức ở trên các bạn có có những suy nghĩ những cụm từ còn chưa hiểu rõ nghĩa như:

1. Vốn điều lệ còn thiếu: Được hiểu là đến thời điểm góp vốn theo tín độ góp vốn còn thiếu;

2. Tổng số tiền vay: Là tổng số tiền vay trong giai đoạn số vốn điều lệ góp thiếu.

3. Số tiền lãi vay: Là số tiền lãi vay trong giai đoạn số vốn góp thiếu;

Note: 03 chỉ tiêu trên gồm: Số vốn điều lệ còn thiếu, tổng số tiền vay, số tiền lãi vay được xem trong một giai đoạn ổn định của số tiền vaysố vốn điều lệ còn thiếu

Ví dụ 1: Tại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cấp ngày 02/01/2015, Công ty A đăng ký vốn điều lệ là 10 tỷ đồng và cam kết góp đủ vốn ngay khi thành lập. Thực tế ngày 02/01/2015, các thành viên mới góp được 6 tỷ đồng, số vốn điều lệ đã đăng ký còn thiếu là 4 tỷ đồng. Ngày 30/03/2015, các thành viên góp thêm 2 tỷ đồng, số vốn điều lệ đã đăng ký còn thiếu là 2 tỷ đồng. Từ 31/03/2015 đến 31/12/2015 các thành viên không góp thêm vốn.

Biết rằng:

- Tổng số tiền nhiều khoản vay từ ngày 02/01 đến ngày 30/03 là: 20 tỷ,

- Tổng số tiền nhiều khoản vay từ ngày 31/03 đến ngày 31/12 là: 4 tỷ,

- Số vốn vay của 02 giai đoạn trên lớn hơn số vốn góp điều lệ còn thiếu cho từng giai đoạn,

Tổng lãi tiền vay Công ty phải trả trong năm là 1 tỷ đồng, trong đó, lãi tiền vay phải trả giai đoạn từ ngày 02/01 đến ngày 30/03 là 600 triệu đồng, lãi tiền vay phải trả giai đoạn từ ngày 31/03 đến ngày 31/12 là 400 triệu đồng.

Như vậy,

- Chi phí lãi không được trừ cho giai đoạn từ 02/01 đến hết ngày 30/03 là:

= 4 tỷ / 20 tỷ * 0,6 tỷ = 0,12 tỷ = 120 triệu đồng

- Chi phí lãi không được trừ cho giai đoạn từ 31/03 đến hết ngày 31/12 là:

= 2 tỷ / 4 tỷ *0,4 tỷ = 0,2 tỷ = 200 triệu đồng

Tổng chi phí lãi vay không được trừ trong năm 2015 = 120 + 200 = 320 triệu đồng

Ví dụ 2: Tại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cấp ngày 02/01/2015, Công ty A đăng ký vốn điều lệ là 10 tỷ đồng và cam kết góp đủ vốn ngay khi thành lập. Thực tế ngày 02/01/2015, các thành viên mới góp được 6 tỷ đồng, số vốn điều lệ đã đăng ký còn thiếu là 4 tỷ đồng. Ngày 30/03/2015, các thành viên góp thêm 2 tỷ đồng, số vốn điều lệ đã đăng ký còn thiếu là 2 tỷ đồng. Từ 31/03/2015 đến 31/12/2015 các thành viên không góp thêm vốn.

Biết rằng:

Tổng số tiền một khoản vay từ ngày 02/01 đến ngày 30/03 là: 20 tỷ > 4 tỷ góp thiếu

Tổng số tiền một khoản vay từ ngày 31/03 đến ngày 31/12 là: 4 tỷ > 2 tỷ góp thiếu

(*) Lãi suất của khoản vay này cho từng giai đoạn như sau:

- Lãi suất khoản vay từ ngày 02/01 đến ngày 30/03 là: 12 %/năm.

- Lãi suất khoản vay từ ngày 31/03 đến ngày 31/12 là: 14 %/năm.

Như vậy:

- Chi phí lãi không được trừ cho giai đoạn từ 02/01 đến hết ngày 30/03 là: từ ngày 02/1 đến hết 30/03 gồm 88 ngày.

= 4.000 triệu đồng *12%/năm * 88 ngày /360 ngày = 117,33 triệu đồng

- Chi phí lãi không được trừ cho giai đoạn từ 31/03 đến hết ngày 31/12 là: từ 31/03 đến hết ngày 31/12 gồm 276 ngày

= 2.000 triệu đồng * 14 % *276 ngày / 360 ngày = 424,62 triệu đồng

Tổng chi phí lãi vay không được trừ trong năm 2015 = 117,33 + 424,62 = 541,95 triệu đồng

Mời các bạn xem tiếp: Chi phí lãi vay để góp vốn thành lập doanh nghiệp khác

haivtca
Tác giả haivtca Admin
Bài viết trước Hướng dẫn đăng ký nhận bản tin thuế hàng tuần

Hướng dẫn đăng ký nhận bản tin thuế hàng tuần

Bài viết tiếp theo

Tuyển dụng Trưởng phòng dịch vụ kế toán năm 2022

Tuyển dụng Trưởng phòng dịch vụ kế toán năm 2022
Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo