Hướng dẫn góp vốn bằng tài sản vào công ty

Thuế Công Minh Tác giả Thuế Công Minh 13/12/2016 7 phút đọc

Thông thường kế toán sẽ gặp phải việc góp vốn bằng tài sản vào doanh nghiệp bằng tiền mặt hoặc thông qua tài khoản ngân hàng, trường hơp doanh nghiệp nhận được góp vốn bằng tài sản mới hoặc tài sản đã qua sử dụng thì kế toán sẽ thực hiện ghi nhận và chuẩn bị những gì? Đại lý thuế Công Minh Hướng dẫn góp vốn bằng tài sản vào công ty

Hướng dẫn góp vốn bằng tài sản vào công ty.

Hướng dẫn góp vốn bằng tài sản vào công ty
Hướng dẫn góp vốn bằng tài sản vào công ty

1. Về hồ sơ góp

Tại Khoản 6(a) Điều 5 Thông tư số 06/2012/TT-BTC ngày 11/01/2012 của Bộ Tài chính quy định:

“ 6 (a) Cơ sở kinh doanh không phải kê khai, nộp thuế trong các trường hợp sau:

Góp vốn bằng tài sản để thành lập doanh nghiệp. Tài sản góp vốn vào doanh nghiệp phải có: biên bản góp vốn sản xuất kinh doanh, hợp đồng liên doanh, liên kết; biên bản định giá tài sản của Hội đồng giao nhận vốn góp của các bên góp vốn (hoặc văn bản định giá của tổ chức có chức năng định giá theo quy định của pháp luật), kèm theo bộ hồ sơ về nguồn gốc tài sản.

Theo đó, trường hợp với góp vốn bằng tài sản của csa nhân đã qua sử dụng thì Doanh nghiệp cần có những giấy tờ sau:

Biên bản góp vốn

Biên bản đánh giá tài sản của các bên góp vốn

Hồ sơ tài sản (giấy đăng ký, chứng từ mua bán, giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản của cá nhân góp vốn)

2. Về khấu hao TSCĐ

- Tại Khoản 1 (g) Điều 4 Chương III Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ quy định:

“1. Xác định nguyên giá tài sản cố định hữu hình:

g) Tài sản cố định hữu hình nhận góp vốn, nhận lại vốn góp:

TSCĐ nhận góp vốn, nhận lại vốn góp là giá trị do các thành viên, cổ đông sáng lập định giá nhất trí; hoặc doanh nghiệp và người góp vốn thoả thuận; hoặc do tổ chức chuyên nghiệp định giá theo quy định của pháp luật và được các thành viên, cổ đông sáng lập chấp thuận.”.

- Tại Khoản 7 Điều 9 Chương III Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ quy định:

Điều 9. Nguyên tắc trích khấu hao TSCĐ:

Trường hợp đánh giá lại giá trị TSCĐ đã hết khấu hao để góp vốn, điều chuyển khi chia tách, hợp nhất, sáp nhập thì các TSCĐ này phải được các tổ chức định giá chuyên nghiệp xác định giá trị nhưng không thấp hơn 20% nguyên giá tài sản đó. Thời điểm trích khấu hao đối với những tài sản này là thời điểm doanh nghiệp chính thức nhận bàn giao đưa tài sản vào sử dụng và thời gian trích khấu hao từ 3 đến 5 năm. Thời gian cụ thể do doanh nghiệp quyết định nhưng phải thông báo với cơ quan thuế trước khi thực hiện…”

Do đó, khi ghi nhận tài sản góp vốn, Kế toán cần có

  • Các giấy tờ ghi nhận lại giá trị của tài sản theo một biên bản đánh giá của hội đồng thanh viên, hôi đồng cổ đông chấp thuận về giá trị của tài sản.
  • Thời gian trích kháu hao cho các tài sản hết hạn sử dung từ 3 đến 5 năm
  • Thông báo với cơ quan thuế thời gian thực hiện và việc thực hiện trích khấu hao cho phần tài sản của doanh nhiệp.

Trên đây là một sô lưu ý cho phần tài sản góp vốn vào doanh nghiệp để kế toán có thể thực hiện trích khấu hao đúng theo quy định và tính thuế TNDN.

Mời các bạn xem thêm các bài viết:

Thuế Công Minh
Tác giả Thuế Công Minh Admin
Bài viết trước Chi phí tiền lương hợp lệ - Những hồ sơ cần chuẩn bị

Chi phí tiền lương hợp lệ - Những hồ sơ cần chuẩn bị

Bài viết tiếp theo

Tuyển dụng Trưởng phòng dịch vụ kế toán năm 2022

Tuyển dụng Trưởng phòng dịch vụ kế toán năm 2022
Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo