Đầu tư nâng cấp sửa chữa tài sản cố định

Thuế Công Minh Tác giả Thuế Công Minh 06/11/2014 5 phút đọc
Quản lý Đầu tư nâng cấp sửa chữa tài sản cố định và hạch toán đầu tư nâng cấp TSCĐ như thế nào? Bài viết này sẽ chia sẻ cùng các bạn

A/ Quản lý đầu tư nâng cấp TSCĐ

1. Các chi phí doanh nghiệp chi ra để đầu tư nâng cấp tài sản cố định được phản ánh tăng nguyên giá của TSCĐ đó, không được hạch toán các chi phí này vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.

2. Các chi phí sửa chữa tài sản cố định không được tính tăng nguyên giá TSCĐ mà được hạch toán trực tiếp hoặc phân bổ dần vào chi phí kinh doanh trong kỳ, nhưng tối đa không quá 3 năm.

Đối với những tài sản cố định mà việc sửa chữa có tính chu kỳ thì doanh nghiệp được trích trước chi phí sửa chữa theo dự toán vào chi phí hàng năm. Nếu số thực chi sửa chữa tài sản cố định lớn hơn số trích theo dự toán thì doanh nghiệp được tính thêm vào chi phí hợp lý số chênh lệch này. Nếu số thực chi sửa chữa tài sản cố định nhỏ hơn số đã trích thì phần chênh lệch được hạch toán giảm chi phí kinh doanh trong kỳ.

3. Các chi phí liên quan đến TSCĐ vô hình phát sinh sau ghi nhận ban đầu được đánh giá một cách chắc chắn, làm tăng lợi ích kinh tế của TSCĐ vô hình so với mức hoạt động ban đầu, thì được phản ánh tăng nguyên giá TSCĐ. Các chi phí khác liên quan đến TSCĐ vô hình phát sinh sau ghi nhận ban đầu được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh.

B/ Hạch toán chi phí đầu tư nâng cấp TSCĐ

a/ Nếu công ty thuê khoán toàn bộ

- Khi phát sinh chi phí sửa chữa, cải tạo, nâng cấp TSCĐ hữu hình sau khi ghi nhận ban đầu, ghi:

Nợ TK 241 - XDCB dở dang

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1332)

Có các TK 112, 152, 331, 334,...

- Khi công việc sửa chữa, cải tạo, nâng cấp TSCĐ hoàn thành đưa vào sử dụng:

+ Nếu thoả mãn các điều kiện được ghi tăng nguyên giá TSCĐ hữu hình, ghi:

Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình

Có TK 241 - Xây dựng cơ bản dở dang.

+ Nếu không thoả mãn các điều kiện được ghi tăng nguyên giá TSCĐ hữu hình, ghi:

Nợ các TK 623, 627, 641, 642 (Nếu giá trị nhỏ)

Nợ TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn (Nếu giá trị lớn phải phân bổ dần)

Có TK 241 - Xây dựng cơ bản dở dang.

b/ Nếu công ty tự làm

Nguyên vật liệu đưa vào công trình, kế toán hach toán

Nợ TK 241, 131/ Có TK 111,112,331

Trường hợp chuyển thẳng thiết bị lắp đặt đến địa điểm thi công : Nợ TK 241 - XDCB dỡ dang Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1332 ) Có TK 331 - Phải trả cho người bán

Khi xuất NVL ra sử dụng Nợ TK 241/ Có TK 152

+ Chi phí nhân công: bảng lương + chấm công + hợp đồng Nợ TK 241 / Có TK 334

Khi công trình hoàn thành nghiệm thu đưa vào sử dụng: Nợ TK 142 - Chi phí trả trước ngắn hạn Nợ TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn Nợ TK 335 - Chi phí phải trả

Nợ TK 211 : Nguyên giá TSCĐ ( nếu đủ điều kiện ghi tăng nguyên giá)

Có TK 241 - XDCB dỡ dang (2413).

Thuế Công Minh
Tác giả Thuế Công Minh Admin
Bài viết trước Phân loại và nguyên tắc quản lý tài sản cố định

Phân loại và nguyên tắc quản lý tài sản cố định

Bài viết tiếp theo

Tuyển dụng Trưởng phòng dịch vụ kế toán năm 2022

Tuyển dụng Trưởng phòng dịch vụ kế toán năm 2022
Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo